Duy Hoa

“Mất quyền con người” so với “mất người” – Nhà ngoại giao Trung Quốc giới thiệu hai bài báo

07-02-2021 12:38:25(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: “Nhân quyền là gì”? Mới đây, trang web tạp chí “Nhà kinh tế học” (Economist) của Anh và Đài Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN) đăng hai bài báo có thể thức tiêu đề tương tự, nhưng đưa ra giải đáp hoàn toàn khác hẳn, độc giả rất dễ phán đoán bài báo nào hay hơn.

Đúng như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trước đó từng nói nhiều lần rằng: Nhân quyền tuyệt đối không phải là khẩu hiệu rỗng tuếch, mà là cụ thể, thực tế. Nhân quyền lớn nhất chẳng khác gì là quyền sống. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhân quyền lớn nhất là các quyền, lợi ích và tự do được sống khỏe mạnh, bình yên.

Chiều ngày 5/2, Trưởng Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Li-băng Tào Nghị đăng ảnh về tiêu đề của hai bài báo này trên tài khoản Twitter.

“Mất quyền con người” so với  “mất người” – Nhà ngoại giao Trung Quốc giới thiệu hai bài báo_fororder_人全没了1

Ngày 16/1, chuyên mục về Trung Quốc mang tên “Quán trà” (Cahguan) trên trang web tạp chí “Nhà kinh tế học” đăng bài báo nhan đề “Nhiều người Trung Quốc giữ thái độ chấp nhận khác thường đối với biện pháp phòng, chống dịch nghiêm khắc”.

Bài báo viết, người Trung Quốc lắc đầu trước tình trạng hỗn loạn ở nước ngoài, thắc mắc liệu có người phương Tây từ chối đeo khẩu trang hay không. Bên cạnh đó, biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt ở Trung Quốc rất ít bị phê bình, thậm chí nhiều người phàn nàn việc quy định phòng, chống dịch chưa được thực thi nghiêm ngặt.

Bài báo bất chấp sự thật, cho rằng “phương tiện truyền thông của Chính phủ Trung Quốc phóng đại khả năng dẫn đến tử vong của dịch COVID-19, Trung Quốc muốn chứng minh tính ưu việt của chế độ Trung Quốc”.

“Mất quyền con người” so với  “mất người” – Nhà ngoại giao Trung Quốc giới thiệu hai bài báo_fororder_人全没了2

Ngày 4/2, Đài CGTN đăng bài báo nhan đề “Nhiều người Mỹ giữ thái độ khoan dung khác thường trước việc dịch COVID-19 gây một lượng lớn người thiệt mạng”.

Bình luận viên người Ấn Độ Maitreya Bhakal cho biết, người Mỹ thích thử thách thẩm quyền, không thích nghe lệnh chỉ huy. Nếu mình làm những việc gì không thích, dù có lợi cho bản thân, cũng cho rằng đó là “sự thắng lợi của phần tử khủng bố”.

Ngoài ra, bình luận viên này suy đoán, nguyên nhân của người Mỹ giữ thái độ lạnh nhạt trước các ca tử vong có lẽ liên quan đến chủng tộc của những ca tử vong. Dù người da trắng chiếm 73% tổng dân số Mỹ, nhưng tỷ lệ tử vong do COVID-19 của người da đen và thổ dân lại cao hơn nhiều.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập