Hải Vân

Cùng xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á-Thái Bình, mở ra giai đoạn mới hợp tác châu Á-Thái Bình Dương

21-11-2020 19:36:27(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:
Ngày 20/11, tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 diễn ra theo hình thực trực tuyến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa đề xuất sáng kiến xây dựng “Cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á-Thái Bình Dương” mở cửa, bao trùm, tăng trưởng dựa vào sáng tạo, kết nối, hợp tác cùng thắng, đóng góp trí tuệ và sức mạnh thúc đẩy phát triển của châu Á-Thái Bình Dương.
 
Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương từ trước đến nay không phải là trò chơi chính trị cạnh tranh có tổng bằng không, người thua ta thắng, mà là mặt bằng phát triển giúp đỡ lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng.

Cùng xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á-Thái Bình, mở ra giai đoạn mới hợp tác châu Á-Thái Bình Dương

Sáng kiến Trung Quốc và Quy hoạch mới APEC thực hiện “cộng hưởng” tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, mà là vì mọi người có sự theo đuổi mạnh mẽ đối với đoàn kết hợp tác và chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh đặc thù này. Theo dự kiến của Phòng hỗ trợ chính sách cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc APEC, chịu sự tác động của dịch Covid-19, kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ lần đầu tiên xuất hiện tăng trưởng âm trong 30 năm qua.
 
Con đường tương lai của hợp tác châu Á-Thái Bình Dương cần có một bản quy hoạch mới. Vào thời khắc then chốt, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, “khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải tiếp tục làm người đi đầu, kiên quyết gìn giữ hòa bình và ổn định, kiên định bảo vệ chủ nghĩa đa phương, kiên trì xây dựng nền kinh tế thế giới mở”, dĩ nhiên đã cung cấp hướng dẫn cho phát triển tương lai của châu Á-Thái Bình Dương từ lớp hạt nhân.
 
Là một trọng điểm lớn của hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do thu hút sự quan tâm rộng rãi. Cùng với việc ký kết của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực gần đây, tiến trình Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương đã cất một bước đi lớn. Trong bài phát biểu lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ rõ cần phải sớm thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc “sẽ tích cực xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”.
 
Bà Rachel Maidment, Chủ tịch Hội đồng điều hành Ủy ban Xúc tiến quan hệ Niu Di lân-Trung Quốc mới đây đánh giá, Trung Quốc luôn nỗ lực thắt chặt hợp tác với nước khác, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu vận hành bình thường, thương mại và đầu tư lưu thông tự do.

Cùng xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á-Thái Bình, mở ra giai đoạn mới hợp tác châu Á-Thái Bình Dương

“Gặp núi cùng trèo, gặp sông cùng lội”, tinh thần đại gia đình châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn sẽ khích lệ các thành viên cùng hướng tới tầm nhìn 2040. Trung Quốc sắp bước vào giai đoạn phát triển mới chắc chắn sẽ tạo động năng mới cho thực hiện mục tiêu này, để thế giới ghi nhận, hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là mặt bằng giúp đỡ lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng.
Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập