Kiều Quân

Đồng chí Tập Cận Bình - Thanh niên văn nghệ thâm niên

19-10-2020 10:06:15(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Đồng chí Tập Cận Bình - Thanh niên văn nghệ thâm niên_fororder_CCTV-0012544

Ngày 19/10/1943, tờ “Nhật báo Giải phóng” đăng bài “Bài phát biểu tại buổi tọa đàm văn nghệ Diên An”. Đồng chí Mao Trạch Đông đã giải thích chính xác lý luận và vấn đề thực tế đối với văn nghệ bằng lời lẽ dễ hiểu, khiến văn nghệ phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân. Trải qua hơn 70 năm phát triển, sự nghiệp văn nghệ xã hội chủ nghĩa đã bước lên nhiều tầm cao mới.

Chủ tịch Tập Cận Bình rất coi trọng công tác văn nghệ, văn nghệ rất có trọng lượng trong lòng của Chủ tịch Tập Cận Bình, Chủ tịch có thể nói là “thanh niên văn nghệ thâm niên”. Chủ tịch Tập Cận Bình rất am hiểu về tình hình văn nghệ trước mắt và tình hình phát triển văn hoá trong và ngoài nước; Trong các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình đều đề cập đến sách báo, điện ảnh - truyền hình, múa, hí khúc, âm nhạc, hội họa; Cũng có lời bình đối với các văn nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.

Đồng chí Tập Cận Bình - Thanh niên văn nghệ thâm niên_fororder_CCTV-0012545

Khi lên núi xuống nông thôn, đồng chí Tập Cận Bình mới 15 tuổi. Khi đó, tại nơi ở của giáo viên nông thôn, đồng chí đã phát hiện nhiều cuốn sách hay, như “Đỏ và đen”, “Chiến tranh và hoà bình”, còn có một số sách giáo khoa cổ từ đời nhà Thanh, nhà Minh ... Đồng chí Tập Cận Bình từng cho biết: “Nói thật, những sách văn học kinh điển khi đó, miễn là tìm thấy thì tôi đều đã đọc, đến nay những gì buột miệng nói ra đều là những thứ đã đọc khi đó”.

Tôi 14 tuổi đọc “Nỗi đau của chàng Werther”, sau đó đọc “Phau-xtơ” (Faust). Chủ tịch Tập Cận Bình nhớ lại: “Khi lên núi xuống nông thôn, tôi đã mượn cuốn ‘Phau-xtơ’ của Gớt (Goethe) từ một thanh niên trí thức cách xa 15km. Cuốn ‘Phau-xtơ’ không dễ hiểu, óc tưởng tượng rất phong phú. Tôi từng nói với Thủ tướng Đức Méc-ken, cũng nói với các nhà Hán học của Đức, khi đó đọc ‘Phau-xtơ’ không hiểu lắm. Họ trả lời, không kể các bạn, kể cả người Đức cũng không phải ai cũng hiểu được. Tôi trả lời, thế thì không phải là mình quá ngu dốt”.

Đồng chí Tập Cận Bình - Thanh niên văn nghệ thâm niên_fororder_CCTV-0012546

Đồng chí Tập Cận Bình còn hai lần đặt chân tới nơi sáng tác của nhà văn Hê-minh-uây (Hemingway), đồng chí từng hai lần đến Cu-ba, lần đầu tiên là trong khi làm việc tại Phúc Kiến, đồng chí từng đến cầu tàu là nơi mà nhà văn Hê-minh-uây sáng tác tác phẩm ‘Ông già và biển cả’, và ăn một bữa cơm ở đó. Khi lần thứ hai đến Cu-ba, đồng chí Tập Cận Bình đã là Phó Chủ tịch nước, người dân địa phương dẫn đồng chí đến một quán bar mà nhà văn Hê-minh-uây thường đến, nhà văn Hê-minh-uây từng sáng tác tại quán bar này. Đồng chí Tập Cận Bình nói: “Tinh thần được miêu tả trong tác phẩm ‘Ông già và biển cả’ quả thực là một tinh thần vĩnh hằng”.

Đồng chí Tập Cận Bình thời thanh niên có hứng thú sâu đậm đối với văn hoá Pháp, lịch sử, triết học, văn học, nghệ thuật của Pháp đều có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với đồng chí. Điều khiến đồng chí rung động nhất là những tác phẩm của nhà văn Víc-to Huy-gô (Victor Hugo) như “Những người khốn khổ”, “Chín mươi ba” đều với bối cảnh là cuộc Đại cách mạng Pháp. Đồng chí Tập Cận Bình cho biết: “Tôi đọc tác phẩm ‘Những người khốn khổ’, khi đọc đến đoạn giáo chủ Biêng-vơ-nuy (Bienvenu) cảm hoá Giăng Van-giăng (Jean Valjean), quả thật cảm thấy rung động. Tác phẩm vĩ đại chính là có sức mạnh rung động bùng nổ, đó chính là văn dĩ tải đạo, có nghĩa là văn dùng để chuyển tải đạo lý”.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập