Mẫn Linh

Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc có thách thức càng có triển vọng

12-08-2020 16:42:38(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Theo ước tính, đến năm 2040, nhu cầu đối với năng lượng của Đông Nam Á sẽ tăng 2/3, làm thế nào để thúc đẩy hệ thống năng lượng phát triển bền vững là vấn đề quan trọng đặt ra cho các nước Đông Nam Á. Là nền kinh tế mới nổi tích cực thúc đẩy đầu tư xanh và chuyển đổi mô hình năng lượng, Việt Nam có thể cung cấp một số giải pháp có thể phục chế cho các nước Đông Nam Á khác. Mới đây, một báo cáo do Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) và Viện Nghiên cứu GREENOVATION:HUB, một cơ quan công ích về môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh cùng hoàn thành cho thấy, Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp mở cửa và thúc đẩy tư hữu hóa thị trường điện, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và thực hiện mục tiêu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Tuy nhiên, mặc dù đầu tư trong nước và nước ngoài vào năng lượng tái tạo đều đang gia tăng, thị trường điện cũng từng bước mở cửa và tự do hóa, nhưng các nhà đầu tư vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Báo cáo đề nghị, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách ngành nghề như chi tiết hóa quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo, kết hợp đầy đủ quy hoạch năng lượng với mục tiêu NDC, nâng cao cường độ thực thi chính sách, xây dựng pháp luật, pháp quy về môi trường trong ngành điện lực, v.v.. Báo cáo đồng thời đề nghị, các doanh nghiệp đầu tư Trung Quốc cần tích cực triển khai điều tra về tình hình và xu hướng phát triển ngành nghề của nước sở tại, tìm kiếm nhiều kênh huy động vốn để có sự hỗ trợ vốn đầy đủ và ổn định, triển khai nghiệm chứng đầu tư và nghiên cứu tính khả thi của mô hình vận hành dự án thí điểm....

Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc có thách thức càng có triển vọng_fororder_VCG41N1145648925

Sau đây là những cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam.

Từ trước đến nay, Việt Nam thúc đẩy đầu tư thông qua cải cách thể chế, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nước, nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu. Được biết, “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” đề xuất ba nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ đầu tiên chính là giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo mục tiêu liên quan; “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh Việt Nam giai đoạn 2014-2020” gồm có 4 nhóm nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ thứ 2 chính là “giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”.

Năm 2016, Việt Nam đã phê chuẩn “Hiệp định Pa-ri” về biến đổi khí hậu, cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, lượng phát thải các-bon trên một đơn vị GDP giảm 20% so với năm 2010. Nếu có sự ủng hộ về vốn và công nghệ từ nước ngoài thì mục tiêu sẽ nâng lên đến 25%, lượng phát thải các-bon trên một đơn vị GDP giảm 30% so với năm 2010, mục tiêu NDC của Việt Nam cũng xác định rõ các biện pháp và hành động nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải, bao gồm tăng cường định hướng của chính phủ, cải thiện hiệu quả và hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm tổng lượng tiêu thụ năng lượng, thúc đẩy phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo cũng như tăng cường hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, mặc dù đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam đều đang tăng, thị trường điện cũng dần được mở cửa và tự do hóa, nhưng các nhà đầu tư vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như, về mặt kinh tế, trong tình hình không cân nhắc tới giá thành từ bên ngoài, đại đa số dự án năng lượng tái tạo vẫn không thể cạnh tranh với các dự án phát điện truyền thống; về mặt kỹ thuật, thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng về năng lượng tái tạo, chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng kỹ thuật trên tổng thể còn chờ phát triển, các hãng sản xuất thiết bị phát điện bằng nguồn năng lượng tái tạo tương đối ít....

Được biết, Việt Nam đã quy hoạch và phê chuẩn nhiều dự án năng lượng tái tạo, nhưng do thiếu vốn, tỷ lệ chuyển hóa rất thấp. Đa số dự án nhận được vốn từ các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng địa phương chỉ tham gia đầu tư dự án qua hình thức bảo lãnh. Báo cáo cho thấy, số dự án phát điện bằng năng lượng tái tạo do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện khá ít, số dự án năng lượng tái tạo mà cơ quan tài chính-ngân hàng vốn Trung Quốc tham gia đầu tư cũng tương đối ít.

Theo báo cáo, đến năm 2030, nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam là khoảng 59 tỷ USD, trong đó nhu cầu đầu tư vào dự án năng lượng mặt trời là 31 tỷ USD. Do ngành năng lượng tái tạo Việt Nam có nhu cầu rất lớn đối với vốn đầu tư nước ngoài cũng như môi trường đầu tư và tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư năng lượng tái tạo dần được cải thiện, các nhà đầu tư Trung Quốc cần căn cứ theo tình hình thực tế, kết hợp sách lược đầu tư của mình, hoàn thiện tổ hợp đầu tư vào năng lượng tái tạo Việt Nam, góp phần cho sự phát triển năng lượng tái tạo toàn cầu trong khuôn khổ sáng kiến "Một vành đai, một con đường".

Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc có thách thức càng có triển vọng_fororder_VCG41N1222142664

Vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào năng lượng tái tạo Việt Nam có tiềm năng và triển vọng như thế nào?

Báo cáo cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã ký văn kiện hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, điện lực, môi trường sinh thái và ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ "Một vành đai, một con đường", nhưng quy hoạch và kim chỉ nam hợp tác cụ thể vẫn chờ hoàn thiện. Nghiệp vụ và hoạt động đầu tư của các cơ quan tài chính-ngân hàng Trung Quốc tại Việt Nam tương đối ít, hiểu rất ít và thiếu kinh nghiệm về hiện trạng phát triển cũng như rủi ro và cơ hội tiềm tàng của ngành năng lượng và điện lực Việt Nam. Các cơ quan tài chính-ngân hàng vẫn chưa xây dựng chính sách đầu tư ngành nghề công khai chi tiết, vừa không phù hợp yêu cầu cơ bản của Việt Nam về việc triển khai nghiệp vụ tài chính-ngân hàng tại Việt Nam, cũng không thể hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, có thể lỡ mất cơ hội đi trước đón đầu trong cạnh tranh đầu tư tại Việt Nam với cơ quan tài chính-ngân hàng các nước khác.

Vì vậy, báo cáo đề nghị các cơ quan tài chính-ngân hàng Trung Quốc xây dựng và công khai sách lược đầu tư trong ngành trên cơ sở phù hợp chính sách liên quan của Trung Quốc và nước sở tại cũng như tham khảo kinh nghiệm tiên tiến quốc tế; xây dựng chính sách quản lý rủi ro xã hội, môi trường và đầu tư khí hậu cụ thể trên cơ sở tìm hiểu sâu sắc hệ thống pháp lý của nước sở tại, mục tiêu NDC và mục tiêu phát triển bền vững, cung cấp căn cứ và tham khảo cho việc hoạch định chính sách và quản lý rủi ro dự án; nghiên cứu và phát triển tổ hợp công cụ đầu tư, hỗ trợ vốn đầy đủ cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, báo cáo đề nghị Chính phủ Trung Quốc cần hoàn thiện quy hoạch đầu tư năng lượng với Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác sáng kiến "Một vành đai, một con đường"; hoàn thiện danh sách ngành nghề khuyến khích đầu tư ra nước ngoài; hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong hoàn thiện quy hoạch năng lượng điện và chính sách phát triển xanh các-bon thấp; triển khai các hoạt động như xây dựng năng lực và giao lưu nhân tài, hỗ trợ nâng cấp nguồn nhân lực của các cơ quan Việt Nam liên quan năng lượng tái tạo; triển khai giao lưu và đối thoại, cung cấp kinh nghiệm của Trung Quốc trong ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình năng lượng, tài chính xanh và xây dựng thị trường các-bon cho Chính phủ Việt Nam tham khảo và học hỏi.

Trước những thách thức đặt ra cho sự phát triển xanh của Việt Nam, báo cáo đề xuất, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả và độ minh bạch quản lý và trình tự phê duyệt, du nhập cơ chế mời thầu để tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng và chế độ khích lệ hợp lý cho các nhà đầu tư, xây dựng quy tắc thực thi chi tiết và hiệu quả cho nguồn năng lượng tái tạo cũng như nâng cao độ minh bạch của các quy tắc này, cung cấp kim chỉ nam cho các cơ quan tài chính-ngân hàng xây dựng chế độ bảo đảm môi trường và xã hội phù hợp chính sách nhà nước. Đồng thời thúc đẩy thu thập và công khai thông tin nghiên cứu và dữ liệu, cải tiến dữ liệu và chất lượng của các cơ quan chức năng, tăng cường xây dựng năng lực, xây dựng nền tảng dữ liệu và thông tin công khai để các nhà đầu tư tìm hiểu kịp thời các chính sách liên quan và tình hình phát triển ngành nghề.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập