Kiều Quân

Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Để nông dân có được “đòn gánh vàng”

09-07-2020 14:33:54(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_A1107

Trong thời gian diễn ra Hai kỳ họp năm nay, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kể một câu chuyện về “đòn gánh vàng”. Trước kia, khi bà con nông dân nói về nguyện vọng cao hơn trên cơ sở có cơm no áo ấm, sau này lên núi làm việc có đòn gánh vàng. “Đòn gánh vàng này, tôi cho rằng là hiện đại hoá nông nghiệp”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói. Câu chuyện về “đòn gánh vàng” đã khiến mọi người suy nghĩ sâu sắc.

Hiện nay có ngày càng nhiều nông dân đang gánh “đòn gánh vàng”. Các địa phương không ngừng điều chỉnh và ưu hoá kết cấu hàng nông sản, nâng cao năng lực phòng chống rủi ro, tăng nhanh cơ giới hoá, khoa học-công nghệ hoá nông nghiệp, bức tranh hiện đại hóa nông nghiệp đang mở ra từ từ.

Ngắm trúng việc “ăn ngon”

Mấy năm trước, ông Thân Vân Cường, nông hộ thị trấn Trường An, thành phố Phú Cẩm, tỉnh Hắc Long Giang trồng lúa hạt tròn, một ki-lô-gam chỉ bán được 2,4 Nhân dân tệ. “Bên cạnh ông không ít người trồng lúa hạt dài, một ki-lô-gam bán được 3 Nhân dân tệ”. Ông Thân Vân Cường cho biết, lúa gạo chất lượng bình thường ngày càng không kiếm được tiền, năm nay đã đổi sang loại lúa hạt dài chất lượng cao bán chạy trên thị trường.

“Cả quá trình trồng lúa đều có thể truy nguồn, người tiêu dùng mua gạo của chúng tôi, có thể biết được quy trình sản xuất”. Ông Tôn Bân, nông hộ trồng lương thực thôn Lê Thụ huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang cho biết, nếu không điều chỉnh kết cấu sản phẩm, người tiêu dùng sẽ không chấp nhận.

Ông Tôn Bân năm nay trồng 560 ha ruộng nước, trong đó có 300 ha trồng lúa nước hữu cơ, đã ký hợp đồng bán hàng, thực hiện “chưa thu hoạch đã bán hết”.

“Hiện nay không thể chỉ có số lượng, còn phải có chất lượng”. Nhắc đến việc điều chỉnh kết cấu hàng nông sản, Chủ tịch Hội đồng Hợp tác xã máy móc nông nghiệp hiện đại Cách Mạng, thành phố Bắc An, tỉnh Hắc Long Giang Lý Phú Cường cho biết, năm nay hợp tác xã đã trồng 7300 ha đậu nành theo tiêu chuẩn sạch và chất lượng cao.

Tỉnh Hắc Long Giang là vùng sản xuất đậu nành lớn nhất Trung Quốc, diện tích trồng đậu nành chiếm hơn một nửa trong cả nước.

Tại huyện Thương Thủy, tỉnh Hà Nam, 140 ha lúa mì của nông hộ Khưu Thủ Tiên được mùa. Trước khi gieo hạt, ông Khưu Thủ Tiên đã ký hợp đồng với doanh nghiệp bột mì, trồng loại lúa mì chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường. Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp bột mì đã vận chuyển ngay lúa mì đến nhà máy chế biến.

Trưởng Phòng cây lương thực Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hà Nam Lý Quân cho biết, những năm gần đây, tỉnh Hà Nam không ngừng điều chỉnh và ưu hoá kết cấu lúa mì, năm nay toàn tỉnh trồng 900 nghìn ha lúa mì chất lượng cao, tỷ lệ đặt mua đã vượt 90%.

Tạm biệt việc thu hoạch chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên

Thao tác trên điện thoại di động thì có thể tưới tiêu, bón phân, trên cánh đồng chất lượng cao ở thị trấn Tân Thịnh Điếm, huyện Hạ Tân, tỉnh Sơn Đông, ông Lý Kỳ Hà - Bí thư chi bộ thôn Đông Phong đang học tập điều khiển các thiết bị bằng điện thoại di động.

“Có bộ thiết bị này, cho dù bị hạn hán cũng có thể thực hiện bội thu”. Ông Lý Kỳ Hà cho biết, trước kia làm ruộng chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, năng lực chống rủi ro thấp, hiện nay có sự nâng đỡ của khoa học công nghệ, đã cơ bản đảm bảo thu hoạch dù có hạn hán hay lũ lụt.

Đến cuối năm 2020, Trung Quốc sẽ đảm bảo xây dựng hoàn thành 53 triệu ha đồng ruộng chất lượng cao.

Nâng cao năng lực phòng chống rủi ro của nông nghiệp không thể tách rời với dịch vụ khí tượng. Tháng 4 năm nay, nhiều nơi ở tỉnh Hắc Long Giang có mưa tuyết lớn. Ông Tôn Bân, nông hộ trồng lương thực thôn Lệ Thụ huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang sau khi nhận được thông tin khí tượng trên điện thoại di động đã kịp thời tổ chức mọi người tăng cường quản lý về cây giống. Ông Tôn Bân cho biết, nếu không có dịch vụ khí tượng chính xác, cây giống bị lạnh, việc sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, năng lực phòng chống sâu bệnh cũng sẽ giảm rõ rệt”.

Hiện nay, tỷ lệ che phủ của hệ thống dịch vụ khí tượng nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang đã đạt trên 90%, toàn tỉnh có 172 nghìn chủ thể kinh doanh nông nghiệp kiểu mới có thể tiếp nhận kịp thời thông tin dịch vụ khí tượng chính xác.

Gánh tốt “đòn gánh vàng”

Nâng cao trình độ hiện đại hoá nông nghiệp không thể tách rời cơ giới hoá. Tại thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, nơi được tôn vinh là “Kho lương thực số 1 Trung Quốc”, máy móc nông nghiệp thông minh cỡ lớn đã cung cấp sự đảm bảo vững chắc cho việc sản xuất nông nghiệp.

Năm nay, Hợp tác xã trồng trọt cơ giới Thiên Vũ ở thành phố Du Thụ đã mua hai chiếc máy gieo hạt không cần cày ruộng, hiệu suất gieo hạt đã tăng gấp hơn hai lần so với trước kia. “Một chiếc máy gieo hạt cỡ lớn có thể thay thế khoảng 100 người”. Người phụ trách của Hợp tác xã Tùng Kiến cho biết, hai chiếc máy gieo hạt cỡ lớn này một ngày có thể gieo trồng 100 ha. Năm nay, tỷ lệ cơ giới hoá tổng hợp cày ruộng, gieo hạt và thu hoạch của tỉnh Cát Lâm vượt quá 90%.

Trình độ cơ giới hoá và thông minh hoá không ngừng nâng cao, khiến “đòn gánh vàng” của nông dân càng gánh càng tốt. Cách đây không lâu, trên đồng lúa của Nông trường Tân Hoa Hắc Long Giang, một chiếc máy cấy mạ thông minh không người lái có thể tự chủ rẽ, tự động điều chỉnh, không những tiết kiệm được một người lái, mà còn nâng cao hiệu suất cấy mạ với mức lớn, nông hộ địa phương Tôn Siêu đã đích thân cảm nhận được những tiện lợi, hiệu suất cao do trí tuệ nông nghiệp mang lại.

Mặt trời chói chang, thôn An Chúng, thị trấn Tiểu Dương Doanh thành phố Đặng Châu tỉnh Hà Nam đang “quyết chiến” bằng máy móc nông nghiệp. Trên cánh đồng lúa mạch vàng óng, máy gặt cỡ lớn đang gặt lúa mì, máy bó theo sau bó lại rơm. Trên cánh đồng hàng chục ha, “chỉ thấy máy móc nông nghiệp mà không thấy bóng người”.

Kỹ sư nông nghiệp cấp cao Trung tâm Phổ biến công nghệ nông nghiệp thành phố Đặng Châu Lý Phù cho biết, gặt lúa mì bằng sức người, một người lao động mạnh khoẻ tối đa chỉ gặt được khoảng 600 mét vuông một ngày, nhưng một máy gặt bình thường có thể gặt được 6 ha trong một ngày. Trình độ cơ giới hoá được nâng cao, cường độ lao động giảm rõ rệt, hiệu suất và hiệu quả sản xuất lại tăng với mức lớn.

Hiện đại hoá nông nghiệp, khoa học-công nghệ cực kỳ quan trọng. Tạm biệt phương pháp phun thuốc trừ sâu truyền thống, bà con nông dân thành phố Mịch La, tỉnh Hồ Nam đã tìm được con đường trồng trọt sinh thái thúc đẩy bằng khoa học-công nghệ. Tại cơ sở trồng lúa nước của thôn Phạm Gia Viên thị trấn Khuất Tử thành phố Mịch La, hơn 100 chiếc đèn diệt sâu năng lượng mặt trời như “vệ sĩ” đứng trên bờ ruộng, đây là “vũ khí bí mật” của thành phố Mịch La mới tăng thêm trong năm nay.

“Sau khi sử dụng đèn diệt sâu năng lượng mặt trời, thắp đèn không mất tiền, diệt sâu không cần thuốc”. Người phụ trách cơ sở trồng lúa nước Từ Đức Phi cho biết, đèn diệt sâu năng lượng mặt trời ban ngày sạc pin, ban đêm thắp sáng, sâu bọ có hại chịu sự hấp dẫn của ánh đèn sẽ “tự chui đầu vào rọ”, đạt được mục đích tiết kiệm giá thành và tăng sản lượng.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập