Vũ Minh

Cuộc phỏng vấn riêng với Giám đốc Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Vương Diên Dật

24-05-2020 20:37:29(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, bên ngoài có tiếng nói cho rằng vi-rút nCoV rò rỉ từ Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán, đã gây nên dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu. Bà nhìn nhận ra sao về tiếng nói này?

Cách nói này là hoàn toàn bịa đặt. Ngày 30/12 năm ngoái, Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán lần đầu tiên tiếp xúc mẫu bệnh phẩm viêm phổi không rõ nguyên nhân, sau đó qua xét nghiệm tác nhân gây bệnh, chúng tôi mới phát hiện trong mẫu bệnh phẩm có vi-rút cô-rô-na chủng mới mà trước đây hoàn toàn không biết đến, tức là vi-rút nCoV. Trước đó, chúng tôi hoàn toàn không hề tiếp xúc, nghiên cứu hoặc bảo tồn vi-rút này. Trên thực tế, chúng tôi giống các bạn đều không biết sự tồn tại của chủng vi-rút này. Vì vậy, đồ mà bạn không có, làm thế nào rò rỉ ra bên ngoài?
Một bài viết đăng trên tạp chí “Tự nhiên” số tháng 4/2018 cho biết phát hiện vi-rút cô-rô-na chủng mới có nguồn gốc từ dơi, vi-rút này được bảo tồn tại Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán. Vậy, có phải do vi-rút này dẫn đến dịch COVID-19 lần này?
Trên thực tế, ban đầu phát hiện, nhiều vi-rút cô-rô-na đều được gọi là vi-rút cô-rô-na chủng mới, chẳng hạn, vi-rút cô-rô-na gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS), vi-rút được đề cập trong luận văn năm 2018 và vi-rút nCoV năm 2019 đều được gọi vi-rút cô-rô-na chủng mới trong ban đầu phát hiện, có lẽ vì vậy mà dẫn đến sự lẫn lộn. Trên thực tế, vi-rút được đề cập trong luận văn năm 2018 không phải là vi-rút nCoV gây nên dịch Covid-19, vi-rút đó chủ yếu gây bệnh tả và tử vong ở lợn con, sau đó chúng tôi đặt tên SADS cho vi-rút này. Vi-rút SADS chỉ tương đồng 50% mã gen so với vi-rút nCoV, có thể nói hai chủng vi-rút có sự khác biệt rất lớn.


Nhưng, tháng 2 năm nay, Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán lại đăng bài viết trên tạp chí “Tự nhiên” , cho biết lại phát hiện vi-rút cô-rô-na chủng mới có nguồn gốc từ dơi, vi-rút này tương đồng 96,2% mã gen so với vi-rút nCoV, có thể nói hai vi-rút rất giống nhau. Vậy, vi-rút có nguồn gốc từ dơi này có phải là tác nhân gây dịch COVID-19 không?
Vi-rút cô-rô-na có nguồn gốc từ dơi tương đồng 96,2% mã gen so với vi-rút nCoV này có tên là RaTG-13. Theo người bình thường, tương đồng 96,2% mã gen nói lên rất giống nhau, nhưng vi-rút cô-rô-na có hệ gen ARN có bản đồ giải mã gen lớn nhất.
Lấy vi-rút nCoV làm ví dụ, bản đồ giải mã gen của vi-rút nCoV có khoảng 30.000 cặp cơ sở, khác biệt 3,8% mã gen có nghĩa là có sự sai khác ở hơn 1.100 vị trí nucleotide. Trong giới tự nhiên, vi-rút đòi hỏi một thời gian rất dài mới có thể biến thành vi-rút nCoV thông qua sự tích lũy tiến hóa.
 

Thời gian gần đây, học giả hàng đầu nghiên cứu sự tiến hóa của vi-rút, ông Edward Holmes ra tuyên bố, cho rằng trong giới tự nhiên vi-rút RaTG-13 phải mất khoảng 50 năm mới có thể tiến hóa thành vi-rút nCoV. Bản thân sự sai khác ở hơn 1.100 vị trí nucleotide đã rất lớn, hơn nữa, đúng các vị trí nucleotide này phải tiến hoá, và hoàn toàn tương đồng với vi-rút nCoV. Có thể nói xác suất này rất thấp.
Có lẽ nhiều người hiểu nhầm rằng, Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán đã phát hiện sự tương đồng giữa vi-rút RaTG-13 và vi-rút nCoV, thì Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán chắc chắn có vi-rút RaTG-13. Nhưng tình hình thực tế không phải như vậy. Trong quá trình giải mã bộ gen mẫu lấy từ dơi, chúng tôi biết được thông tin về mã gien này, nhưng chúng tôi không phân lập được vi-rút RaTG-13, cho nên không tồn tại tính khả năng vi-rút RaTG-13 rò rỉ ra bên ngoài.
 

Bà vừa rồi đề cập Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán không có vi-rút nCoV, cũng không có vi-rút RaTG-13. Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán luôn dốc sức nghiên cứu vi-rút cô-rô-na, vậy trong kho vi-rút không có vi-rút sống hay không? Đây là một kho vi-rút như thế nào?
Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán có những ê-kíp nghiên cứu, chẳng hạn, ê-kíp của Giáo sư Thạch Chính Lệ bắt đầu nghiên cứu vi-rút cô-rô-na có nguồn gốc từ dơi kể từ năm 2004, nhưng công tác nghiên cứu của họ đều xoay quanh chủ đề tìm nguồn gốc vi-rút SARS. Trong quá trình nghiên cứu, vi-rút mà họ quan tâm hơn, đi sâu nghiên cứu hơn và càng mong phân lập ra là vi-rút cô-rô-na có nguồn gốc từ dơi, rất tương đồng với vi-rút SARS.
Vi-rút nCoV chỉ tương đồng 80% mã gen so với vi-rút SARS, có thể nói có sự khác biệt rõ rệt. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu trước đó, Giáo sư Thạch Chính Lệ không quan tâm vi-rút tương đồng thấp so với vi-rút SARS. Điều này cũng đúng là nguyên nhân vì sao họ không thử phân lập vi-rút RaTG-13, vì vi-rút này chỉ tương đồng hơn 79% mã gen so với vi-rút SARS.

Sau nhiều năm nghiên cứu, ê-kíp của Giáo sư Thạch Chính Lệ đích thực đã phân lập được một số vi-rút cô-rô-na có nguồn gốc từ dơi. Chúng tôi hiện có 3 vi-rút. Trong số 3 vi-rút này, tỷ lệ cao nhất tương đồng mã gen với vi-rút SARS đạt 96%; trong khi đó, tỷ lệ cao nhất tương đồng mã gen với vi-rút nCoV không vượt quá 79.8%.


Sau dịch SARS, Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán lâu nay dốc sức nghiên cứu vi-rút cô-rô-na, đến nhiều nơi tìm vi-rút này. Vậy, sau khi bùng phát dịch COVID-19 lần này, về nguồn gốc của vi-rút nCoV hoàn toàn mới này, Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán đã làm những công tác gì?
Về nguồn gốc của vi-rút nCoV, nhận thức chung của giới học thuật quốc tế là nó có nguồn gốc từ một động vật hoang dã nào đó. Nhưng, hiện nay, chúng ta chưa có đáp án rõ ràng về các động vật hoang dã ở khắp nơi trên thế giới mang theo những vi-rút gì? Ở đâu có vi-rút tương đồng cao mã gen với vi-rút nCoV? Đây là nguyên nhân vấn đề này đòi hỏi nhà khoa học trên toàn cầu hợp tác để trả lời. Vì vậy, vấn đề nguồn gốc vi-rút rút cuộc là vấn đề khoa học, nhà khoa học phải đưa ra phán đoán dựa trên số liệu khoa học và sự thật.

 

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập