Sảnh Hoa

Trung Quốc đẩy nhanh phát triển mạng 5G nhằm hỗ trợ chống dịch COVID-19

02-03-2020 14:50:06(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút cô-rô-na mới bùng phát tại Trung Quốc, cuộc sống người dân Trung Quốc như thế nào? Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp và công nghệ gì trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19? Trong chương trình Trung Quốc ngày nay kỳ này, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn nội dung chi tiết:

Các bạn thân mến, Trung Quốc đã mở rộng việc sử dụng công nghệ 5G trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, bao gồm áp dụng rộng rãi các ứng dụng phục vụ làm việc/học tập từ xa, chẩn đoán bệnh và kiểm tra nhiệt độ...

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã kêu gọi các đơn vị viễn thông lớn đánh giá kịp thời những tác động của dịch bệnh COVID-19 và đẩy nhanh việc xây dựng mạng di động không dây thế hệ mới 5G.

Theo tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ngày 24/2, các công ty viễn thông cần phải tối ưu hóa các kế hoạch xây dựng mạng 5G và tận dụng đầy đủ vai trò của nó trong việc ổn định đầu tư và thúc đẩy phát triển chuỗi ngành nghề liên quan.

图片默认标题_fororder_timg

Trung Quốc đã "bật đèn xanh" cho việc thương mại hóa công nghệ không dây siêu tốc 5G hồi tháng 6/2019, thu hút rộng rãi người tiêu dùng và gia tăng đầu tư công nghiệp.

Tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc China Unicom ngày 23/2 cho biết sẽ hợp tác với China Telecom để hoàn thành xây dựng 250.000 trạm thu phát mạng 5G trên cả nước vào cuối quý 3 năm 2020.

Theo Sảnh Hoa được biết, Chính quyền thành phố Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô ở miền Đông Trung Quốc đã triển khai một loại rô-bốt thông minh sử dụng công nghệ 5G và ảnh nhiệt để hỗ trợ kiểm soát sự lây lan chủng mới của virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bùng phát tại Trung Quốc.

Theo nhà phát triển người máy, rô-bốt di động này được trang bị các chức năng như nhận diện khuôn mặt và đo thân nhiệt, có thể theo dõi đồng thời 32 mục tiêu trong khi làm nhiệm vụ.

Được tích hợp các công nghệ bao gồm 5G, điện toán đám mây và tầm nhìn thông minh, rô-bốt hiện đại này được Viện nghiên cứu sáng tạo Tô Châu thuộc Đại học Nam Kinh cùng Công ty truyền thông Tô Châu Trung Quốc và Smart Origin Robotics phối hợp phát triển.

Một chuyên gia của viện nghiên cứu trên cho biết: "Ngoài việc đo thân nhiệt, rô-bốt có thể cho biết liệu một người có đeo khẩu trang trong khu vực có dịch bệnh hay không. Và nếu không, rô-bốt sẽ đưa ra khuyến cáo bằng lời nói"

Ngày 11/2, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin Neusoft của Trung Quốc đã phát triển một số loại rô-bốt mới hỗ trợ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút cô-rô-na mới gây ra, trong đó một số mẫu rô-bốt có thể đo thân nhiệt của những người đi ngang qua và phát hiện người không đeo khẩu trang y tế.

Sự phát triển công nghệ của Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng sáng tạo công nghệ nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống dịch bệnh tại quốc gia này, trong đó có các sản phẩm giúp nâng cấp bộ dụng cụ thử nghiệm vi-rút cô-rô-na mới nhanh và thiết bị kiểm tra thân nhiệt mới.

Đại diện công ty này khẳng định những rô-bốt kiểm tra thân nhiệt này có thể thay thế con người làm nhiệm vụ tại các ngân hàng, trường học, công ty và các nhà vệ sinh công cộng.

图片默认标题_fororder_timg (6)

Ưu điểm của việc sử dụng rô-bốt tại những nơi này là có thể nhanh chóng định vị trong đám đông những người bị sốt hay không.

Theo công ty Neusoft, một số loại rô-bốt khác có thể hỗ trợ việc chăm sóc y tế, khử trùng, giao hàng và thu thập thông tin cần thiết.

Các rô-bốt này đã được đưa vào sử dụng tại một số bệnh viện ở Thượng Hải và trong tương lai sẽ được triển khai rộng ra các thành phố khác.

----Nhạc cắt----

Nền kinh tế “tại nhà” thường bao gồm các dịch vụ theo yêu cầu, mua sắm trực tuyến, giao đồ ăn trực tuyến, giáo dục trực tuyến, làm việc tại nhà và các ứng dụng trò chơi...

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút cô-rô-na đang bùng phát tại Trung Quốc, nền kinh tế "tại nhà" lại đang phát triển ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Khi các giáo viên ở Trung Quốc đã chuyển từ việc đứng lớp truyền thống sang giảng bài trực tuyến thì những người dân “làm quen” với dịch vụ khám bệnh trực tuyến hay đặt hàng trực tuyến và nhận tại nhà.

图片默认标题_fororder_timg (16)

Ông Quý, người đến từ Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, cho biết khá bất ngờ về sự tiện lợi của việc mua hàng thông qua các ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh.

“Dạo này, tôi thường mua rau và thịt trên mạng JD, rất tiện lợi, để hưởng ứng lời kêu gọi ít ra ngoài phố ủng hộ phòng chống dịch bệnh”.

Cũng như nhiều người dân khác ở Trung Quốc, ông Quý đã thay đổi thói quen mua sắm ở các chợ truyền thống và hiện chọn dùng các ứng dụng giao thực phẩm tươi sống trực tuyến để tránh phải ra ngoài đường trong khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của JD Fresh, đơn vị kinh doanh thực phẩm tươi sống của doanh nghiệp thương mại điện tử JD Trung Quốc, số đơn đặt hàng của họ trong 9 ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán 2020 đã tăng 215% so với một năm trước đó.

Theo Giám đốc Tài chính Vương Quân của một ứng dụng giao thực phẩm tươi sống khác ở Trung Quốc là Missfresh, trong giai đoạn dịch bệnh, số đơn hàng mà họ tiếp nhận tăng 300% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Vương Quân, thị trường giao thực phẩm tươi sống trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển với nhiều cơ hội kinh doanh mới khi thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi.

Trong khi đó, các nền tảng trực tuyến của Trung Quốc như Alibaba và JD.com cũng đã triển khai các dịch vụ tư vấn miễn phí, với hàng nghìn bác sỹ trên toàn quốc sẵn sàng khám bệnh và tư vấn sức khỏe trực tuyến cho người dân trên toàn quốc.

Trang chủ dịch vụ của Alibaba tiếp nhận gần 400.000 “lượt ghé thăm” của người dùng trong mỗi 24 tiếng kể từ sau khi khai trương vào ngày 24/1.

Người dân Trung Quốc phổ biến cho rằng dịch vụ chẩn đoán bệnh trực tuyến rất thuận tiện và sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ này.

图片默认标题_fororder_timg (5)

Trong bối cảnh các trường học bị đóng cửa do sự bùng phát của dịch bệnh, Trung Quốc đã ra mắt một nền tảng học tập trực tuyến cấp quốc gia và bắt đầu phát sóng các lớp học tiểu học trên truyền hình công cộng để giúp 180 triệu học sinh tiếp tục việc học.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, từ thứ Hai 17/2, một nền tảng học tập quy mô quốc gia trên nền tảng đám mây sẽ cung cấp tài liệu học tập cho học sinh ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định nền tảng học tập điện tử là nơi cung cấp tài nguyên cho học sinh nhưng không thay thế việc học trên lớp, đồng thời kêu gọi các nhà giáo dục và phụ huynh tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập tại nhà.

图片默认标题_fororder_timg (18)

Cùng với nền tảng đám mây trên, các lớp học dành cho học sinh tiểu học sẽ được phát trên Kênh Truyền hình Giáo dục Trung Quốc. Việc phân chia nền tảng học tập cho các cấp học sinh khác nhau là để hạn chế thời gian học sinh tiểu học dành trực tuyến và bảo vệ đôi mắt của học sinh, cũng như ngăn chặn sự nghẽn mạng từ việc quá nhiều học sinh lên mạng cùng một lúc.

Việc học sinh chuyển sang học từ xa diễn ra trong bối cảnh các trường học ở Trung Quốc đã hoãn học kỳ hai cho đến khi có thông báo mới.

Trên nền tảng học tập điện toán đám mây quốc gia, 169 bài học được giới thiệu trong tuần đầu tiên, bao gồm 12 môn học cho cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dựa trên chương trình giảng dạy quốc gia. Các học liệu sẽ được bổ sung từ các giáo viên ở Bắc Kinh và các thành phố khác khi cần thiết.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập