Hải Vân

Sổ tay hướng dẫn Sức khỏe tâm lý trong thời gian phòng chống dịch viêm phổi do vi rút cô-rô-na chủng mới

28-02-2020 13:00:34(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_A0758

Trong thời gian phòng chống dịch viêm phổi do vi rút cô-rô-na chủng mới, ngoài phải quan tâm ảnh hưởng của vi rút đối với sức khỏe, mà còn phải coi trọng tác động của nó đối với tâm lý. Những tâm lý và tâm trạng tiêu cực không những quấy nhiễu cuộc sống bình thường của chúng ta, thậm chí còn sẽ gây những biến số khó lường đối với công tác phòng dịch, tăng thêm rủi ro lây nhiễm vi rút. Mới đây, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Nhà nước Trung Quốc ban hành cuốn sổ tay hướng dẫn sức khỏe tâm lý trong phòng chống dịch viêm phổi do vi rút cô-rô-na chủng mới, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Tâm trạng thường gặp trong dịch bệnh

Một, sốt ruột đa nghi

Sau khi xuất hiện dịch bệnh, quan tâm khác thường các thay đổi của cơ thể, gắn các triệu chứng khó chịu với viêm phổi do vi rút cô-rô-na chủng mới, nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh.

Hai, lo lắng không yên

Có thể xuất hiện tâm trạng hoặc hành vi “nghi nhiễm bệnh, không dám bấm nút cầu thang, không dám sờ vào tay nắm cửa”, “rửa tay, khử trùng nhiều lần vẫn không thôi”, “không ra khỏi nhà, càng không dám đi bệnh viện”.

Ba, dễ nổi cáu,

Trở nên cực kỳ nhạy cảm khi đứng trước sức ép, hơi một tý thì nổi nóng, cáu giận, thậm chí xuất hiện hành vi kích động v.v.

Bốn, trầm cảm, buồn bã

Ngày nào cũng thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, tư duy khó tập trung, còn có thể xuất hiện khó ngủ.

Năm, hoang mang sợ hãi

Do hoảng sợ bị mắc bệnh, cùng với các tin đồn trên mạng, xuất hiện tâm trạng hoang mang sợ hãi.

Sáu, lạc quan một cách mù quáng

Ôm cách nghĩ sai lầm “dịch bệnh rất xa vời, sẽ không có nguy hiểm”, “Tôi có sức đề kháng mạnh, không thể bị lây nhiễm”, thậm chí có người cho rằng việc phòng chống dịch bệnh không liên quan gì đến mình, không nghe lời khuyên của bạn bè và người thân, không làm phòng hộ.

Bảy, cô đơn lẻ loi

Một số người do dịch bệnh phải cách ly ở nơi đất khách quê người, cảm thấy cô đơn lẻ loi.

Tám, dễ bị kích động

Tâm trạng uất ức không thể trút bầu, có thể dẫn đến một số tâm trạng và hành vi kích động, không tỉnh táo.

Điều chỉnh tâm lý như thế nào? Học biết bốn cách

Một, hít thở sâu

Hít sâu, nín thở, thở ra, mỗi động tác 5 giây, hít từ từ để luồng không khí từ khoang mũi chạy sâu đến khắp cơ thể, rồi thở ra từ từ qua khoang mũi hoặc khoang miệng, sau khi hoàn toàn thở ra không khí có thể hít thở bình thường hai lần. Mỗi ngày có thể tập ba đến năm lần.

Hai, thả lỏng cơ bắp

Có thể áp dụng tư thế nằm hoặc ngồi thẳng, thả lỏng cơ bắp toàn thân từ trên xuống dưới, từ đầu đến chân, hoặc ngược lại cũng được.

Ba, đập kiểu bướm

Nhắm mắt hoặc nửa nhắm nửa mở, hai tay đặt chéo trước ngực, hai tay thay phiên đong đưa, vỗ nhẹ hai vai, đồng thời hít thở sâu. Lặp lại vài lần.

Bốn, kỹ thuật tủ két

Một kỹ thuật xử lý tâm lý tiêu cực thông qua biện pháp tưởng tượng. Tiến hành “đóng gói cất giữ” một cách có ý thức đối với tâm lý tiêu cực tích trữ trong nội tâm, từ đó khiến chúng ta giải thoát từ những tâm lý tiêu cực và quan điểm tiêu cực trong thời gian ngắn.

Phương pháp can thiệp tâm lý của bốn nhóm người

Y, bác sĩ tuyến đầu

Một, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, cân bằng ẩm thực, tự điều tiết tâm lý

Chẳng hạn như tập luyện thường xuyên, hít thở sâu, chơi một số trò chơi không cần suy nghĩ, tắm nước nóng.

Hai, tập luyện thả lỏng cơ bắp trong thời gian nghỉ ngơi

Lần lượt làm căng và thả lỏng các nhóm cơ bắp, để hệ thống cơ bắp trải nghiệm cảm giác căng thẳng và thư giãn.

Nhân viên phục vụ cộng đồng chung cư

Một, nắm nhiều kiến thức liên quan đến dịch bệnh

Có nhận thức cơ bản đối với dịch bệnh, nắm con đường và quy luật lây lan của dịch bệnh, làm tốt công tác phòng hộ trong quá trình triển khai công việc.

Hai, học biết thư giãn trong giờ nghỉ, ăn uống điều độ

Nhóm người bình thường

Một, học biết quản lý tâm trạng, biết cách di chuyển sức tập trung vào lúc thích hợp

Hai, tìm hiểu thông tin dịch bệnh từ kênh chính thức

Ba, tích cực điều chỉnh nhận biết, dành nhiều thời gian hơn cho người nhà, làm những gì mình thích.

Bốn, nghỉ ngơi đúng giờ, tăng cường thể chất, tăng cường rèn luyện thân thể.

Nhóm người đặc thù như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và sản phụ v.v

Một, sống theo nhịp sống như xưa, nghỉ ngơi đúng giờ giấc

Hai, ăn uống đủ chất, tránh ăn uống vô tội vạ

Ba, có người thân chăm sóc.

 

Vì sao những bệnh nhân nhiễm vi rút cô-rô-na chủng mới sau khi khỏi bệnh xuất viện còn phải cách ly 14 ngày?

Cùng với việc ngày càng nhiều bệnh nhân nhiễm vi rút cô-rô-na chủng mới được chữa khỏi, khiến chúng ta càng có lòng tin sớm chiến thắng dịch bệnh này. Tuy nhiên, chúng ta phát hiện một hiện tượng, đó chính là chuyên gia nói với những bệnh nhân sau khi khỏi bệnh cũng cần phải tự cách ly ở nhà 14 ngày, tại sao vậy? Những bệnh nhân mắc các loại bệnh khác sau khi khỏi bệnh không cần cách ly, tại sao bệnh nhân nhiễm vi rút cô-rô-na chủng mới sau khi khỏi bệnh phải cách ly? Nguyên nhân như sau:

Một, sức đề kháng và miễn dịch của những bệnh nhân vừa khỏi bệnh còn chưa mạnh. Tuy đã khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm âm tính, phim chụp X-quang cũng cho thấy khôi phục bình thường, nhưng dù sao cũng tiêu hao sức miễn dịch và đề kháng của cơ thể trong quá trình bị nhiễm vi rút và chiến thắng vi rút, do vậy, tuy đã khỏi bệnh, nhưng vẫn có thể khiến sức miễn dịch và đề kháng của bệnh nhân giảm sút, trong lúc này nếu lại gặp những người mang trong mình vi rút cô-rô-na chủng mới thì xác suất tái nhiễm sẽ gia tăng, bởi vì dịch bệnh còn chưa kết thúc, những bệnh nhân khỏi bệnh cũng tồn tại khả năng bị tái nhiễm. Do vậy, đề nghị bệnh nhân khỏi bệnh tự cách ly là nhằm tự bảo vệ tốt hơn, giảm nguy cơ tái nhiễm.

Hai, tồn tại nguy cơ nhiễm bệnh khác. Do vừa mới khỏi bệnh nên sức đề kháng giảm, do vậy cũng có nguy cơ nhiễm bệnh khác, chính vì vậy, cách ly ở nơi chỉ định, một là bảo vệ những bệnh nhân đã khỏi bệnh này, cũng giảm nguy cơ lây nhiễm cho người nhà. Trong khi đó, hễ nhiễm các bệnh khác, nhân viên y tế dễ tìm thấy họ và đưa vào viện điều trị.

Ba, 14 ngày chính là thời gian ủ bệnh. Do vậy, phải cách ly 14 ngày, nhất định phải hoàn toàn cách ly trong thời gian ủ bệnh mới có thể có hiệu quả phòng chống, kiểm soát toàn diện.

Nói tóm lại, với mục đích bảo vệ sức khỏe của những bệnh nhân nhiễm vi rút cô-rô-na chủng mới đã khỏi bệnh và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, chuyên gia yêu cầu những bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện vẫn phải tiến hành cách ly 14 ngày.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập