Duy Hoa

“Một năm kỳ diệu”: Năm 2019 những cổ vật trở về Trung Quốc sau nhiều năm lưu lạc ở nước ngoài

09-01-2020 11:40:20(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_意大利返还文物1

Điểm lại tình hình sự nghiệp văn vật Trung Quốc năm 2019, “trở về quê hương” chắc chắn là cụm từ bắt mắt nhất. Tháng 2, Mỹ trả lại cho Trung Quốc 361 cổ vật lưu lạc ở nước ngoài; tháng 4, hơn 700 cổ vật do I-ta-li-a trả lại cho Trung Quốc ra mắt mọi người tại Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc; tháng 8, Trung Quốc thành công truy đòi bộ đồ đồng đen Tăng Bá Khắc Phụ bị lưu lạc ở Nhật Bản; tháng 11, tượng đầu ngựa bằng đồng vốn đặt tại Viên Minh Viên đã được trở về Bắc Kinh...

Khi nói đến công tác truy đòi cổ vật lưu lạc ở nước ngoài, một người làm công tác bảo tồn văn vật đã cảm thán rằng: “Năm 2019 là một năm kỳ diệu, chúng tôi muốn gì được nấy”.

图片默认标题_fororder_郑振铎1

Dường như muốn vẽ dấu chấm tròn trĩnh cho “một năm kỳ diệu” này, cuối tháng 12, những bức thư do ông Trịnh Chấn Đạc, nguyên Cục trưởng nhiệm kỳ đầu tiên Cục Văn vật Bộ Văn hóa Trung Quốc viết vào hơn 60 năm trước đã từ Hồng Công trở về Bắc Kinh, được cất giữ tại Thư viện Quốc gia. Các trang giấy bị ố vàng đã chứng kiến trang sử kỳ diệu do người đặt nền móng chính cho sự nghiệp văn vật và bảo tàng của nước Trung Quốc mới này và những người có tầm nhìn viết nên.

Từ cuối đời nhà Thanh đến thập niên 40 của thế kỷ 20, non nước Trung Quốc tan nát, cục diện bấp bênh, một lượng lớn bảo vật quốc gia lưu lạc đến Hồng Công. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, để đất nước tránh mất hẳn bảo vật, dưới sự quan tâm của Thủ tướng Chu Ân Lai và những nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác, những người làm công tác bảo tồn văn vật tiền bối như ông Trịnh Chấn Đạc suy tính kỹ càng, thông qua thành lập “Nhóm bí mật thu mua cổ vật tại Hồng Công”, đã truy đòi về một loạt văn vật quý báu trong khi đất nước vẫn còn rất nhiều khó khăn.

图片默认标题_fororder_郑振铎3

Những thư từ qua lại về thu mua văn vật lưu lạc ở Hồng Công do ông Trịnh Chấn Đạc viết này là từ năm 1952 đến năm 1958, cả thảy có 166 trang giấy bao gồm những thư từ qua lại, cuống điện tín giữa ông Trịnh Chấn Đạc và các thành viên của “Nhóm bí mật thu mua cổ vật ở Hồng Công”, liên quan tới nhiều nội dung như thành lập nhóm thu mua cổ vật, nguyên tắc thu mua cổ vật, giám định cổ vật, huy động tiền vốn, v.v.

Những thư từ trông bình thường, có nét chữ ngoáy này đã liên quan đến vận mệnh của nhiều văn vật hết sức nổi tiếng trong đó có tác phẩm thư pháp “Trung Thu thiếp” của Vương Hiến Chi, tác phẩm thư pháp “Bá Viễn thiếp” của Vương Tuần, bức tranh “Tiêu Tương đồ”, bức tranh “Ngũ Ngưu đồ” (năm con bò), bức tranh “Hàn Hi Tái dạ yến đồ”, bức tranh “Tường Long Thạch đồ”, bản nháp “Tư Trị Thông Giám” của Tư Mã Quang. Chính nhờ vào nhóm thu mua cổ vật, những bảo vật quốc gia này đã được trở về quê hương.

图片默认标题_fororder_中秋帖1

Kể từ cuối đời Thanh, nhiều văn vật quý báu bị lưu lạc ở nước ngoài. Cung đình đời Thanh kế thừa một lượng lớn đồ sưu tầm hoàng gia kể từ đời Tống. Sau khi tuyên bố thoái vị, vị vua cuối cùng của nhà Thanh Phổ Nghi đã đưa một lượng lớn văn vật ra khỏi Tử Cấm Thành thông qua các phương thức ban thưởng, cầm cố, trộm cắp, v.v. Năm 1924, Phổ Nghi bị trục xuất Tử Cấm Thành, những văn vật này đi cùng Phổ Nghi lần lượt đến Thiên Tân, Trường Xuân. Trong thời gian ở Trường Xuân, nhiều văn vật bị thất lạc, sau đó bị gọi là “hàng đông-bắc” nổi tiếng trên thị trường đồ cổ.

Do nguyên nhân lịch sử, thập niên 50 của thế kỷ 20, Hồng Công trở thành một trong những trung tâm giao dịch cổ vật Trung Quốc, một lượng lớn cổ vật quý báu do cá nhân sưu tầm từ Trung Quốc đại lục vận chuyển đến Hồng Công, trong đó có những văn vật từng sưu tầm trong cung đình nhà Thanh bị thất lạc. Sau khi được tin những cổ vật xuất hiện trên thị trường Hồng Công, nhiều nhà mua bán cổ vật từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đến Hồng Công, muốn thu mua cổ vật. Tình cảnh cổ vật “lưu lạc ở nước ngoài, không còn hy vọng trở về quê hương” rất có khả năng xuất hiện lần nữa.

图片默认标题_fororder_伯远帖

Hồi đó, để thu mua tác phẩm thư pháp “Trung Thu thiếp” và “Bá Viễn thiếp”, Thủ tướng Chu Ân Lai đặc biệt cho phép cấp khoản tiền 500 nghìn đô-la Hồng Công, tương đương 87.500 đô-la Mỹ. Năm đó đúng vào dịp cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều”, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chỉ có 45 triệu đô-la Mỹ, mức thấp nhất trong thập niên 50. Kinh phí thu mua “Trung Thu thiếp” và “Bá Viễn thiếp” chiếm khoảng 0,2% dự trữ ngoại hối của năm đó. Nếu tính theo vật giá Trung Quốc đại lục hồi đó, khoản kinh phí này có thể mua 1.150 tấn gạo.

Trong số những bức thư được cất giữ tại Thư viện Quốc gia này, một phần là do ông Trịnh Chấn Đạc gửi cho ông Từ Bá Giao, người phụ trách “Nhóm bí mật thu mua cổ vật ở Hồng Công”. Những sự minh chứng về các bậc tiền bối ngày xưa dốc hết sức lực, bôn ba khắp nơi để truy đòi văn vật quý báu cho quốc gia, hiện đã được trở về Bắc Kinh dưới những nỗ lực của thế hệ sau.

图片默认标题_fororder_郑振铎2

“Phàm là bảo vật quốc gia, đều phải tranh thủ mua về”. Khi xem những bức thư viết vào những năm đầu mới thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sự quý trọng văn vật quý báu của dân tộc và tấm lòng trung thành với đất nước và nhân dân của những người viết và nhận thư từ khiến người đọc rất cảm động; những chữ viết vẫn rõ nét này giống như tấm gương, phản ánh rõ chặng đường đầy sóng gió của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

70 năm thời gian thấm thoắt thoi đưa, trải qua bao bể nương dâu:

Hiện nay, người Trung Quốc có thể mạnh dạn lên tiếng truy đòi văn vật bị lưu lạc ở nước ngoài, mà không cần rất cẩn thận lưu ý đồng nghiệp rằng “cần phải hết sức giữ bí mật, hết sức thận trọng, để tránh bị người xấu lợi dụng sơ hở”; công tác truy đòi văn vật lưu lạc ở nước ngoài từ chỉ dựa vào những người có tầm nhìn tay trong tay cùng nỗ lực, trở thành các ban ngành chung sức hợp tác, thậm chí toàn xã hội chung lưng đấu cật; trên vũ đài thế giới, những người làm công tác bảo tồn văn vật của Trung Quốc từ lẻ loi không ai giúp, đến tích cực mở rộng “nhóm bạn bè” trả lại văn vật cho nước mình, thể hiện sự đảm đương lịch sử của một nước có nền văn minh lâu đời...

70 năm có thành quả sáng chói rực rỡ, đáng ghi nhận:

图片默认标题_fororder_莫高精神

Đó là “tinh thần hang Mạc Cao” của nhiều thế hệ người làm công tác bảo tồn Đôn Hoàng: bắt rễ ở vùng sâu sa mạc, chăm chỉ nghiên cứu ở các hang động có lịch sử nghìn năm, cuối cùng đã khiến Đôn Hoàng chan chứa “lịch sử đau đớn về học thuật nước Trung Quốc” trở thành di sản văn hóa toát lên sáng chói rực rỡ;

图片默认标题_fororder_在故宫修文物1

Đó là tinh thần không bao giờ nản chí của nhiều thế hệ người làm công tác bảo tồn Tử Cấm Thành cùng cổ vật cất giữ ở Tử Cấm Thành: trong khói lửa chiến tranh, bất chấp hy sinh tính mạng, bảo vệ các bảo vật quốc gia “di dời xuống miền Nam”; cam tâm làm việc tại chỗ ít người quan tâm, một lòng một dạ phục chế cổ vật trong hàng chục năm qua; mạnh dạn sáng tạo đổi mới để văn hóa Tử Cấm Thành đi vào gia đình người dân bình thường;

Đó là tấm lòng trung thành ngay từ ban đầu của nhiều thế hệ người làm công tác truy đòi văn vật lưu lạc ở nước ngoài: từ những năm đầu mới thành lập nước Trung Quốc mới, vì thiếu tiền vốn mà phải so bì, tính toán từng ly từng tý, đến nay, cơ quan chuyên trách truy đòi văn vật lưu lạc ở nước ngoài gặp phải khó khăn thiếu nhân viên, mặc dù đối mặt với khó khăn khác nhau, nhưng những người làm công tác truy đòi văn vật lưu lạc ở nước ngoài vẫn giữ thái độ “càng khó khăn, càng tăng thêm cơ hội khắc phục thách thức, càng tăng cường niềm tin”, những người truy đòi văn vật lưu lạc ở nước ngoài trong thời đại mới kiên trì bền bỉ, tiếp tục viết nên trang sử đầy kỳ diệu.

图片默认标题_fororder_韩熙载夜宴图1

Chính vì tinh thần kiên trì bền bỉ, không bao giờ nản chí này, đã tạo nên các sự kiện kỳ diệu về những văn vật lưu lạc ở nước ngoài được trở về quê hương vào năm 2019. Nếu trên thế giới đúng thật có hai chữ “kỳ diệu”, thì đó chắc chắn là tình thần cống hiến, hoài bão phấn đấu.

Trăm núi ngàn sông, trải qua biết bao gian nan, các thế hệ người làm công tác bảo tồn văn vật, vô số người Trung Quốc quý trọng văn hóa nước mình, trên đường đi theo đuổi và thực hiện ước mơ, ra sức chạy lên phía trước, củng cố nền tảng cho sự tự tin vào văn hóa Trung Quốc.

Không ngại sóng gió, luôn giữ bình tĩnh và điềm đạm. Dân tộc Trung Hoa luôn luôn kiên định bảo vệ văn hóa quý báu nước mình, kế thừa văn hóa và kể lại câu chuyện của mình.

图片默认标题_fororder_郑振铎6

Văn hóa được bảo tồn, thì quốc gia tồn tại; văn hóa hưng thịnh, thì quốc gia hưng thịnh.

“Trở về quê hương” không phải là điểm đích cuối cùng, chặng đường không có hồi kết. Đúng như ông Trịnh Chấn Đạc nói: “Nhận được cổ vật là chuyện không dễ dàng, bảo tồn cổ vật nên cẩn thận”. Bảo tồn văn vật luôn trên đường đi; người Trung Quốc chắc chắn sẽ viết nên trang sử hấp dẫn hơn về sự tự tin vào văn hóa.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập