Kiều Quân

Bí quyết dưỡng sinh của của ông Hàn Mỹ Lâm

06-01-2020 10:52:21(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_CCTV-0011576

Ngày 10/3/2018, “Cha đẻ linh vật Bé Phúc” của Thế vận hội Bắc Kinh 2008, bậc thầy nghệ thuật nổi tiếng Trung Quốc Hàn Mỹ Lâm tuyên bố tin vui mới sinh quý tử, và cho biết con trai đã được 53 ngày. Có lẽ các bạn cho rằng không có gì là lạ, nhưng nếu các bạn biết ông Hàn Mỹ Lâm đã 82 tuổi nhưng vẫn trông rất trẻ và tràn đầy sinh lực thì chắc chắn sẽ thấy kinh ngạc và cho rằng kinh nghiệm dưỡng sinh của ông đáng để học hỏi. Vậy ông có bí quyết dưỡng sinh gì? 

Năm nay ông Hàn Mỹ Lâm đã 83 tuổi, ngoài da mặt có chút không căng mọc, tóc ông vẫn đen nhánh dày dặn, dường như không có một sợi tóc bạc. Ông Hàn Mỹ Lâm cho biết, ông không hề nhuộm tóc mà là đen tự nhiên. Trong chương trình phỏng vấn “Tuần san nhân vật” của CCTV, ông Hàn Mỹ Lâm cho biết, hồi bé ông đến nhà bạn học, chờ các bạn cùng đi học, trên đường gặp một đạo sĩ già, gọi ông sang một bên và dạy cho ông vài chiêu dưỡng sinh, bài tập này có thể thực hiện ngay trên giường, hơn nữa không tốn sức, nên gọi là “bài tập dành cho người lười”. Bài tập này gồm 6 tiết, xem cung cách cũng không phải là bài tập khó, nếu bạn nào có hứng thú thì tập theo nhé.

Tiết đầu tiên: vươn mình

Buổi sáng tỉnh dậy, hai tay nắm ngược đầu giường, duỗi toàn thân, vươn mình vài lần. Làm như vậy vừa có thể làm giãn gân cốt, lại có thể thông kinh lạc, hoạt khí huyết.

Vươn mình căng bụng, dùng lực cơ bắp toàn thân, phối hợp với hít thở sâu, có tác dụng thở ra hơi đục, hít vào không khí mới, hành khí hoạt huyết, làm thông suốt kinh lạc, phấn chấn tinh thần. Sau khi vươn mình, tuần hoàn máu trở nên nhanh hơn, khớp, cơ bắp toàn thân đều được hoạt động, làm biến mất cảm giác buồn ngủ, như vậy cũng kích thích chức năng của gan, khiến gan được “rèn luyện”, từ đó đạt hiệu quả dưỡng gan.

Tiết thứ hai: bài khí đục

Bài này tức là thở ra khí đục, cúi đầu hít hơi đầy trương bụng, sau đó ngẩng đầu lên thở ra khí đục. Cách làm của ông Hàn Mỹ Lâm là: nằm nghiêng bên phải, cong đùi trái đến ngực, hai tay đỡ lấy đùi, hít thở sâu vài lần. Làm như vậy, có thể khiến khí đục cơ thể tích tụ trong cơ thể một đêm vừa có thể thở ra từ khoang miệng, vừa có thể bài ra ngoài từ cửa hậu môn, như vậy gọi là “bài khí ra hai đầu”.

Tiết thứ ba: chải đầu mạnh

Chải đầu mạnh bằng lược gỗ hoặc lược sừng trâu. Lúc đầu đừng mạnh quá, dần dần thích ứng rồi mới tăng sức. Cho dù có tóc bạc, tóc rụng, hàng ngày chải đầu hàng trăm lần cũng có lợi không hại.

Trung y cho rằng, đầu là nơi hội tụ tất cả dương khí, quán xuyến rất nhiều kinh lạc trên cơ thể. Các đường kinh lạc quan trọng và hơn 40 huyệt vị lớn nhỏ cũng như hơn 10 khu kích thích đặc thù của cơ thể đều hội tụ trên đầu. Thường xuyên chải đầu bằng lược, có thể làm thông suốt kinh lạc, hoạt huyết hóa ứ. Khi lao động trí óc quá mức cảm thấy mệt mỏi, chải đầu vài phút, có thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi.

Tiết thứ tư: xoa mặt

Xoa nóng hai bàn tay, rồi xoa tùy ý trên mặt, gọi là “xoa hỗn độn”. Ông Lâm đặc biệt nêu rõ, không cần làm theo thường lệ từ dưới lên trên, hoặc từ trong ra ngoài. Vì lặp lại các đường lối xoa bóp theo các động tác quy định, dễ khiến da mặt bị ép nén cùng hướng mà sinh ra nếp nhăn.

Xoa mặt có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu trên mặt, có thể khiến da mặt hồng hào căng bóng, giảm bớt mệt mỏi và các triệu chứng đau thần kinh mặt, sắc tố ứ động, tàn nhang v.v. Kiên trì lâu dài có thể làm trì hoãn già hóa da mặt, làm lùi thời gian sinh tan nhang tuổi già. Khi thời tiết khô ráo, có thể rửa mặt bằng nước nóng, lau khô rồi bôi kem dưỡng da, sau đó xoa mặt, có thể dưỡng da, phòng chống nứt nẻ. Nhưng những người có bệnh da mặt, hoặc mọc mụn, mủ, có vết sẹo, dị ứng v.v, không thích hợp sử dụng cách này.

Tiết thứ năm: xoa bóp tai

1 Xoa vành tai: xát hai bàn tay vào nhau cho thật ấm rồi dùng lòng bàn tay xoa nhẹ vành tai cả hai bên từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, cho đến khi đôi tai đỏ và nóng lên.

2 véo dái tai: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo hai dái tai, day đi day lại nhẹ nhàng, véo 50 lần từ trên xuống dưới, sau đó véo 50 lần từ trước ra sau.

3 đẩy mặt sau tai: bốn ngón tay của hai bàn tay khép lại, đặt ở sau tai, đẩy nhẹ nhàng về phía trước, sau đó bịt chặt lỗ tai rồi đột nhiên mở ra, làm liên tục bịt, mở như vậy 50 lần.

Có câu tục ngữ nói, “ăn thuốc bổ nhân sâm không bằng xoa bóp tai”. Trung y cho rằng, tai có rất nhiều huyệt vị liên quan đến thận, thường xuyên xoa bóp có tác dụng bảo vệ thính giác, kiện thận dưỡng thân, kéo dài tuổi thọ. Các huyệt vị trên tai gọi là tai huyệt, hình dáng như một bào thai nằm cuộn mình trong nôi tử cung, lại chứa đựng trên mình nó các điểm xuất chiếu của tất cả các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể và là nơi tụ hội của 12 kinh mạch chính, có thể nói là “động đến tai là động đến toàn thân”. Xoa bóp tai, có lợi cho làm thông suốt kinh lạc.

Tiết thứ sáu: vỗ huyệt Đại Chùy

Đại chùy là huyệt vị quan trọng, nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống khi đầu hơi cúi xuống, tức phần dưới gáy nổi lên u xương tròn gồ lên cao nhất là đốt sống cổ C7. Thường xuyên vỗ bằng nắm tay có thể làm thư giãn vai và cổ

Bài tập này mỗi tiết ít nhất làm 24 lần, kiên trì lâu dài mới có hiệu quả.

Bài tập này đơn giản, dễ học, dễ làm và không tốn kém. Nếu chúng ta mỗi ngày có thể thực hành đều đặn, kiên trì chắc chắn sẽ có hiệu quả.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập