Duy Hoa

Các dự án khảo cổ chung giữa Trung Quốc và nước ngoài tiến triển thuận lợi, thu được nhiều thành quả phong phú

03-01-2020 09:55:22(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_联合考古会1

Ngày 23/12, Hội nghị công tác các dự án khảo cổ chung giữa Trung Quốc và nước ngoài năm 2019 đã diễn ra tại Bắc Kinh. Hội nghị cho biết, năm 2019, các dự án khảo cổ chung giữa Trung Quốc và nước ngoài tiến triển thuận lợi, thu được nhiều thành quả phong phú. Trung Quốc tích cực chủ động thúc đẩy hành động bảo tồn di sản văn hóa châu Á, tự giác gánh vác trách nhiệm quốc tế. Trong tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay, Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn về những dự án khảo cổ chung giữa Trung Quốc và nước ngoài. 

图片默认标题_fororder_撒马尔罕

Theo thống kê bước đầu, năm 2019, Trung Quốc đã triển khai 49 dự án khảo cổ chung với nước ngoài, bao gồm 38 dự án khảo cổ ở nước ngoài, 8 dự án hợp tác khảo cổ với nhóm khảo cổ nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc; 33 dự án là dự án được tiếp tục triển khai, 13 dự án là dự án mới được triển khai; liên quan đến hơn 20 nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, với sự tham gia của hơn 40 cơ quan nghiên cứu khoa học, viện bảo tàng, trường đại học của nước ngoài.

图片默认标题_fororder_卢克索孟图神庙

Trong đó, công tác Trung Quốc tham gia khảo cổ chung ở nước ngoài bám sát chủ đề giao lưu nhân văn “Một vành đai, một con đường”, tích cực triển khai điều tra khảo cổ, khai quật di chỉ và nghiên cứu chuyên đề với các nước hợp tác, thể hiện đầy đủ sự trao đổi hàng hóa, di dời sắc tộc, giao lưu, hòa hợp tư tưởng và tương tác giữa các nền văn minh trên Con đường Tơ lụa cổ đại. Cảng Al-Serrian là di chỉ cảng biển quan trọng ven bờ Biển Đỏ, cũng là cảng thương mại quan trọng trên Con đường Tơ lụa trên biển. Qua công tác khai quật khảo cổ chung giữa cơ quan Trung Quốc và A-rập Xê-út, tại di chỉ cảng Al-Serrian khai quật được rất nhiều cổ vật, bao gồm quả cân bằng đồng, đá Thanh Kim, đá mã não, chuỗi hạt, sản phẩm chế tác từ ngà voi, tiền kim loại, v.v., đồng thời còn phát hiện đồ đá đặc sắc A-rập, đồ gốm tráng men đặc sắc Ba Tư và đồ sứ Trung Quốc, cung cấp hiện vật khảo cổ hết sức quý báu cho nghiên cứu Con đường Tơ lụa trên biển. Ông Khương Ba, người phụ trách dự án khai quật chung đối với di chỉ cảng Al-Serrian do Trung Quốc và A-rập Xê-út hợp tác triển khai cho biết: 

图片默认标题_fororder_塞林港

“Các nhà khảo cổ A-rập Xê-út đã làm những công tác tiền kỳ, phát hiện một số ít đồ số thời kỳ Đường và Ngũ Đại, đồ sứ Thanh Bạch thời kỳ Tống và Nguyên, đồ sứ Thanh Hoa thời kỳ Minh và Thanh, từ đó có thể biết đồ sứ Trung Quốc từ lâu đã bán sang khu vực Trung Đông. Tại di chỉ cảng Al-Serrian cũng phát hiện có đồ sứ Thanh Bạch và đồ sứ màu xanh thời kỳ Tống và Nguyên”.

图片默认标题_fororder_博高利亚湖

Kê-ni-a nằm ở Đông Phi là một trong những cái nôi của nhân loại. Năm 2019, nhiều cơ quan của Trung Quốc và Kê-ni-a tổ chức đội khảo cổ chung đối với đồ đá cũ, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tìm tòi nguồn gốc của người hiện đại. Ông Triệu Thanh Pha, người tham gia dự án khai quật chung đối với di chỉ sông Bogoria do Trung Quốc và Kê-ni-a hợp tác triển khai cho biết: 

图片默认标题_fororder_博高利亚湖2

“Nhân loại bắt nguồn từ châu Phi, Kê-ni-a là một trong những cái nôi của nhân loại, đã khai quật được hóa thạch nhân loại cách đây hơn 2,5 triệu năm ở Kê-ni-a, còn có đồ đá cách đây 3,2 triệu năm, là đồ đá có niên đại sớm nhất thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khảo cổ, thời kỳ đồ đá cũ chiếm trên 99% lịch sử nhân loại, là giai đoạn quan trọng nhất nhân loại bắt nguồn và tản đi khắp nơi, nguồn gốc của nhân loại và nguồn gốc của người hiện đại là một trong những chương trình quốc tế đi trước đón đầu quan trọng nhất trong khảo cổ. Dự án điều tra khai quật đồ đá cũ do Trung Quốc và Viện Bảo tàng Quốc gia Kê-ni-a hợp tác triển khai vừa hưởng ứng sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’, cũng là nhằm tìm nhiều chứng cứ hơn liên quan đến nguồn gốc của người hiện đại ở Kê-ni-a”.

图片默认标题_fororder_中蒙合作考古

Năm 2019, dự án khảo cổ khu mộ Gol Mod 2 tại tỉnh Arkhangai, Mông Cổ do Trung Quốc và Mông Cổ hợp tác triển khai đã phát hiện đồ dùng sinh hoạt, xe ngựa và vũ khí, chủng loại đồ đạc, phong cách trang trí và công nghệ đã phản ánh sự giao lưu và hòa hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Trung Quốc cùng Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan hợp tác triển khai dự án nghiên cứu khảo cổ khu vực phía tây vùng núi Thiên Sơn, thu được một loạt tài liệu khảo cổ mới; đồng thời, cơ quan nghiên cứu khoa học của 4 nước đã hình thành cơ chế giao lưu và khung hợp tác tốt đẹp, sâu sắc thành quả Con đường Tơ lụa được công nhận là di sản thế giới dưới những nỗ lực chung của nhiều nước.

图片默认标题_fororder_柬埔寨吴哥王宫遗址2

Ngoài ra, dự án khảo cổ và bảo tồn di chỉ cung điện hoàng gia trong khu di tích Ăng-co Vát, Cam-pu-chia do Trung Quốc và Cam-pu-chia hợp tác triển khai, dự án khảo cổ thành cổ Mingtepa, U-dơ-bê-ki-xtan do Trung Quốc và U-dơ-bê-ki-xtan hợp tác triển khai tiến triển thuận lợi, cung cấp chứng cứ quan trọng cho công tác bảo tồn, phục chế, trưng bày và sử dụng văn vật tiếp theo. Dự án khảo cổ đền Montu ở Luxor, Ai Cập do Trung Quốc và Ai Cập hợp tác triển khai, dự án khảo cổ di tích người Maya ở Copan, Hôn-đu-rát do Trung Quốc và Hôn-đu-rát hợp tác triển khai, liên quan đến những vấn đề điểm nóng trong học thuật như nguồn gốc của nhân loại, nghiên cứu nền văn minh cổ đại trên thế giới, v.v.

图片默认标题_fororder_辽宁红山文化

Trong khi “đi ra nước ngoài”, Trung Quốc cũng tích cực hoan nghênh học giả các nước đến Trung Quốc triển khai hợp tác nghiên cứu. Các dự án như nghiên cứu nền văn hóa Hồng Sơn ở tỉnh Liêu Ninh, điều tra lưu vực sông Đào ở tỉnh Cam Túc, nghiên cứu khảo cổ khu vực Cửu Trại Câu ở tỉnh Tứ Xuyên, khai quật khảo cổ di chỉ thành Bàn Long ở tỉnh Hồ Bắc và lớp đào tạo khảo cổ di chỉ Dương Quan Trại ở tỉnh Thiểm Tây do Trung Quốc và Mỹ hợp tác triển khai, cũng như dự án điều tra lưu vực sông Di ở tỉnh Sơn Đông do Trung Quốc và I-xra-en hợp tác triển khai, dự án nghiên cứu gương đồng đời Hán, nghiên cứu các cổ vật của nền văn hóa Tam Yên do Trung Quốc và Nhật Bản hợp tác triển khai, đều tiến triển thuận lợi.

图片默认标题_fororder_洮河流域农作物

Trong đó, để hoàn thiện khung niên đại văn hóa khảo cổ ở lưu vực sông Đào, tỉnh Cam Túc từ thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồng đen, vạch rõ sự di dời nhóm người, diễn tiến của công nghệ và kết cấu xã hội trong từng giai đoạn văn hóa, Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Cam Túc, Học viện Khảo cổ học và Bảo tàng học trường Đại học Bắc Kinh và Khoa Nhân loại học trường Đại học Harvard, Mỹ đã phối hợp triển khai một loạt công tác điều tra và khai quật thử. Ông Chu Tĩnh, người tham gia dự án khảo cổ chung “Diễn tiến của văn hóa và xã hội ở lưu vực sông Đào, tỉnh Cam Túc từ thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồng đen” cho biết:

“Sông Đào nằm ở khu vực trung nam bộ tỉnh Cam Túc, phía đông giáp vùng Trung Nguyên, phía tây giáp Hành lang Hà Tây, phía nam giáp Con đường Tơ lụa, sông Đào là ‘ngã tư đường’. Trong tài liệu điều tra rộng khắp cổ vật cả nước Trung Quốc lần thứ ba, ở lưu vực sông Đại Bích, tức hạ du sông Đào không có di chỉ, nhưng cuộc điều tra lần này của chúng tôi đã phát hiện có 8 di chỉ ở lưu vực này. Chúng tôi có những suy nghĩ đối với kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn tiếp tục tiến hành điều tra và các công tác liên quan ở những di chỉ quan trọng trong lưu vực, tiếp tục quan tâm lưu vực sông Đại Bích”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập