Duy Hoa

Kỷ niệm 90 năm phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi: Hình thành nhận thức chung về nền văn minh Trung Hoa có cội nguồn đa nguyên và nhất thể

28-12-2019 18:18:00(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_金面具

Ngày 20/12, Hội nghị kỷ niệm 90 năm phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi đã diễn ra tại thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. 90 năm qua, Trung Quốc không ngừng thu được nhiều thành quả về khai quật và nghiên cứu di chỉ Tam Tinh Đôi, giới học thuật ngày càng hình thành nhận thức chung về nền văn minh Trung Hoa có cội nguồn đa nguyên và nhất thể.

Thành phố Quảng Hán thời xưa được gọi là Lạc Thành. Các sách địa phương chí đời nhà Thanh cho biết, phía tây Lạc Thành có một khu phong cảnh tên là Tam Tinh Bạn Nguyệt Đôi (gò đất với hình dáng 3 ngôi sao bên cạnh Mặt Trăng).

图片默认标题_fororder_燕道诚

Mùa Xuân năm 1929, nông dân Yến Đạo Thành cùng con trai Yến Thanh Bảo ở Nguyệt Lượng Loan, thôn Chân Vũ, thành phố Quảng Hán bất ngờ phát hiện hơn 400 miếng đá ngọc khi đào hố lắp đặt guồng nước tại sân nhà. Sau đó, những đá ngọc này xuất hiện trên thị trường, “đồ ngọc Quảng Hán” đã nổi tiếng một thời.

图片默认标题_fororder_葛维汉发掘图1

Kể từ ngày 16/3/1934, Bảo tàng cổ vật thuộc trường Đại học Hoa Tây Hiệp Hợp (tiền thân của Bảo tàng trường Đại học Tứ Xuyên) khởi động công tác khai quật khoa học lần đầu tiên đối với di chỉ Tam Tinh Đôi. Giám đốc Bảo tàng cổ vật thuộc trường Đại học Hoa Tây Hiệp Hợp khi đó là ông Cát Duy Hán cùng trợ lý Lâm Danh Quân tìm được hầm chứa các đồ ngọc mà hai bố con họ Yến phát hiện, khai quật được hơn 600 đồ cổ và mảnh vụn, thu hút sự quan tâm rất lớn của giới học thuật. Trong báo cáo tình hình khai quật lần này, ông Cát Duy Hán lần đầu tiên đưa ra khái niệm “văn hóa Quảng Hán”, nói lên lúc đó đã quan tâm đến sự khác biệt và tương đồng giữa văn hóa địa phương với văn hóa Trung Nguyên.

Nhà văn, nhà sử học nổi tiếng Quách Mạt Nhược cho rằng, những đồ ngọc như ngọc bích, ngọc chương, ngọc khuê, v.v. được phát hiện tại Quảng Hán, nói chung tương tự với những đồ ngọc được phát hiện ở khu vực Hoa Bắc, Hoa Trung. Những đồ ngọc này minh chứng khu vực Tây Thục (Tứ Xuyên) thời cổ đại từng giao lưu văn hóa với khu vực Hoa Bắc, Hoa Trung.

Người phụ trách đội công tác ở di chỉ Tam Tinh Đôi thuộc Viện nghiên cứu khảo cổ và văn vật tỉnh Tứ Xuyên Lôi Vũ cho biết, thập niên 80 của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ phát hiện 3 gò đất liền nhau có hình dáng “ba ngôi sao bên cạnh Mặt Trăng” như sự ghi chép trong sử sách, đó chính là tường thành của thành cổ Tam Tinh Đôi. Sự phát hiện và khai quật hầm chứa đựng đồ ngọc Tam Tinh Đôi khiến vương quốc Tam Tinh Đôi thần bí mới hé lộ manh mối.

图片默认标题_fororder_祭祀坑发掘1

Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, cùng với sự khai quật và nghiên cứu khảo cổ không ngừng đi vào chiều sâu, “thành cổ Tam Tinh Đôi”, “nền văn hóa Tam Tinh Đôi”, “nền văn hóa Thập Nhị Kiều” lần lượt được đề ra, Tam Tinh Đôi được cho là di chỉ trung tâm quan trọng nhất của nước Thục cổ đại đã được phát hiện.

图片默认标题_fororder_纵目面具2

Niềm vui bất ngờ to lớn xuất hiện vào năm 1986, hố chứa các đồ dùng trong lễ tế số 1, số 2 của Tam Tinh Đôi lần lượt ra mắt mọi người: tượng người với tư thế đứng làm bằng đồng đen, cây bằng đồng đen, mặt nạ với hai con mắt hình trụ và lồi ra, tượng thần bằng đồng đen, mặt nạ vàng, gậy vàng, một lượng lớn đồ ngọc và ngà voi không ngừng được khai quật, đã làm chấn động trong và ngoài nước.

Nhà khảo cổ nổi tiếng Đồng Ân Chính cho rằng; “Sự phát hiện của Tam Tinh Đôi đã đặt ra một vấn đề lý luận rất quan trọng, đó là liệu nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa có bị hạn chế ở lưu vực sông Hoàng Hà hay không”?

图片默认标题_fororder_三星堆12

Trước thập niên 80 của thế kỷ 20, tư tưởng chiếm vị thế chủ đạo trong giới học thuật là nơi bắt nguồn nền văn minh Trung Hoa là lưu vực Hoàng Hà, nhưng cùng với những di chỉ quan trọng ở lưu vực sông Trường Giang như Lương Chử, Thạch Gia Hà, Tam Tinh Đôi, v.v. được phát hiện, giới học thuật đã có nhận thức mới đối với nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa.

Nhà khảo cổ nổi tiếng Tô Bỉnh Kỳ cho rằng, nền văn minh nước Thục cổ đại với di chỉ Tam Tinh Đôi là đại diện đã bước vào giai đoạn “thành cổ, nước cổ, nền văn minh cổ” trong thời kỳ đời Hạ và Thương cách đây 3000-4000 năm, “là một phần quan trọng nói lên nền văn minh Trung Hoa có cội nguồn đa nguyên và nhất thể”. Sau này, quan điểm này đã trở thành nhận thức chung của giới học thuật.

图片默认标题_fororder_神树2

Giám đốc Viện nghiên cứu khảo cổ và văn vật tỉnh Tứ Xuyên Đường Phi cho biết, trong số các văn vật được khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi, ly rượu bằng đồng đen, hũ rượu bằng đồng đen cũng như ngọc chương, ngọc tông, giáo (vũ khí thời xưa) bằng ngọc, v.v. giống như các thứ được phát hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà, nói lên Tam Tinh Đôi có thuộc tính chung của nền văn hóa Trung Hoa. Những kiệt tác có tạo hình kỳ lạ, khí thế hoành tráng, nội hàm phong phú của nước Thục cổ đại như cây bằng đồng đen có niên đại sớm nhất, chiều cao nhất trên thế giới được phát hiện từ trước đến nay, tượng người với tư thế đứng bằng đồng đen có niên đại sớm nhất, kích thước lớn nhất, bảo tồn hoàn chỉnh nhất Trung Quốc, mặt nạ đồng đen với hai con mắt hình trụ và lồi ra chỉ phát hiện ở di chỉ Tam Tinh Đôi, v.v., vừa nói lên sự xán lạn rực rỡ của nền văn minh Thục cổ đại, cũng thể hiện tính phong phú và đa dạng của nền văn hóa Trung Hoa.

Sau khi bước vào thế kỷ mới, những người làm công tác khảo cổ đã triển khai công tác thăm dò khảo cổ và khai quật thử với quy mô lớn ở di chỉ Tam Tinh Đôi, có thu hoạch phong phú trong các mặt nghiên cứu các giai đoạn của di chỉ, bộ mặt di chỉ, nội hàm văn vật, tình hình sơ lược về văn hóa, tầm ảnh hưởng văn hóa, v.v. Nghiên cứu về quan hệ giữa nền văn hóa Ba Thục với di chỉ Tam Tinh Đôi là đại diện và các bộ phận khác của nền văn minh Trung Hoa đang được tăng cường.

图片默认标题_fororder_神鸟2

Cùng với sự phát hiện của hố chứa các đồ dùng trong lễ tế và nghiên cứu học thuật không ngừng đi vào chiều sâu, tầm ảnh hưởng của di chỉ Tam Tinh Đôi trên thế giới ngày càng được mở rộng. Tính đến nay, các văn vật được khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi đã triển lãm hơn 70 lần tại nhiều nước và vùng lãnh thổ, dấu chân đi khắp hơn 100 thành phố ở Mỹ, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nhật Bản, Xin-ga-po, cũng như khu vực Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan của Trung Quốc, số người tham quan vượt 10 triệu lượt người.

Ông Đường Phi nói: “Thông qua di chỉ Tam Tinh Đôi, người dân các nước trên thế giới đã hiểu biết hơn nữa văn hóa Trung Quốc phong phú đa dạng”.

图片默认标题_fororder_玉璋

Tại Hội thảo học thuật kỷ niệm 90 năm phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi lần này đã đạt được “Nhận thức chung Tam Tinh Đôi”.

Các chuyên gia cho rằng, nền văn minh khu vực thượng du sông Trường Giang với di chỉ Tam Tinh Đôi là đại diện đã phát triển lớn mạnh trong quá trình giao lưu, hòa hợp với nền văn minh cổ đại ở lưu vực sông Hoàng Hà, khu vực trung và hạ du sông Trường Giang, là minh chứng quan trọng cho mô hình phát triển đa nguyên và nhất thể của nền văn minh Trung Hoa, đề nghị tiếp tục tăng cường nghiên cứu khảo cổ, bảo tồn và sử dụng di chỉ Tam Tinh Đôi.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập