Kiều Quân

Chức năng quan trọng của gan và những hành vi gây tổn thương gan

21-12-2019 13:18:42(GMT+08:00) Sức khỏe và đời sống
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_CCTV-0011495

 

Gan là một cơ quan nội tạng hết sức quan trọng trong cơ thể. Gan thường được ví như một “nhà máy năng lượng hoá học”. Vì nó có khả năng chế biến mọi thứ mà chúng ta ăn vào, hít vào hoặc những chất được hấp thụ qua da. Gan còn biến đổi một số chất do chính cơ thể tiết ra ví dụ như các nội tiết tố. Chức năng biến đổi của chất gan còn được gọi là chức năng chuyển hoá.

 

Chất đường (glucid)

Chất đường có nhiều trong cơm, gạo, bánh mì… Tế bào gan sẽ tiếp nhận glucose và biến chúng thành một dạng đường dự trữ ở gan. Khi lượng đường trong máu bị giảm, thì lượng đường dự trữ này sẽ được đưa vào máu, giúp cho lượng đường trong máu không bị lên quá cao hay xuống quá thấp.

Trong y học, người ta gọi đây là chức năng điều hoà đường huyết của gan. Khi gan bị hư hại, bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu bị giảm thấp) và có thể dẫn đến bị tử vong.

 

Chất đạm (protein) 

Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được men tiêu hoá ở dạ dày và ruột biến chúng thành những chất đơn giản hơn. Gọi là các acid amin để dễ dàng được hấp thu vào máu. Khi các acid amin này đến gan, chúng sẽ được gan sử dụng để tổng hợp thành nhiều loại chất đạm quan trọng khác nhau cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

 

Chức năng của gan khi chuyển hoá chất mỡ

Cholesterol là một chất mỡ khi tăng cao có thể gây xơ cứng mạch máu. Gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết chất cholesterol.

 

Gan còn là nơi sản xuất những chất gọi là enzyme để xúc tác cho các phản ứng này xảy ra dễ dàng và hoàn chỉnh.

 

khử độc

Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu. Bằng cách biến đổi và khử độc chúng ra khỏi cơ thể qua đường mật hay đường tiểu.

 

Gan còn lọc ra khỏi máu các chất độc như rượu, thuốc men và các hoá chất khác khi đưa vào cơ thể bằng đường uống, hoặc hít vào, hoặc ngấm qua da.

 

Chức năng bài tiết

Tế bào gan liên tục bài tiết ra dịch mật. Dịch mật có nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng là muối mật là sắc tố mật G.

Khi gan bị hư hại do viêm gan, xơ gan hoặc khi đường mật bị tắt nghẽn. Chất mật không xuống được ruột, ứ lại trong gan và tràn vào trong máu gây ra vàng da vàng mắt.

 

Các chức năng khác của gan

1. Chức năng chuyển hoá thuốc men

Các thuốc men dù dùng qua đường uống hay tiêm chích hoặc bôi qua da. Cuối cùng cũng sẽ đến gan để được biến đổi và được đào thải một phần qua đường mật.

 

Khi gan bị hư hại, chức năng này cũng bị ảnh hưởng. Cho nên một số thuốc sẽ bị tích tụ nhiều hơn và lâu hơn. Có thể gây độc cho cơ thể.

 

2. Tích trữ vitamin

Gan có khả năng tích trữ nhiều loại vitamin, nhiều nhất là vitamin A. Đó là loại vitamin giúp cho mắt có thể nhìn rõ vào ban đêm. Lượng vitamin A dự trữ ở gan có thể dùng trong 1 – 2 năm. Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin D, B12…

 

Nói tóm lại, gan là một cơ quan đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng và phức tạp trong cơ thể. Khi chức năng của gan có vấn đề sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như mẩn ngứa, mề đay, vàng mắt, vàng da, chảy máu, sưng phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Do đó, việc giải độc gan và tăng cường chức năng gan là điều cần quan tâm thường xuyên.

 

Những hành vi được coi là "sát thủ" hại gan

1. Ngủ không đủ giấc

2. Không đi tiểu đúng giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng

3. Ăn quá nhiều

4. Không ăn sáng

5. Dùng quá nhiều thuốc

6. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến

7. Thích ăn thực phẩm chiên

8. Ăn thực phẩm tái (chín 1 nửa hoặc vẫn còn sống) nướng quá cháy

9. Uống quá nhiều rượu bia

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập