Duy Hoa

Những bảo vật quốc gia Áp-ga-ni-xtan “lang thang” đến Hồng Công

07-12-2019 17:23:44(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_西布莉图案饰板

Sau 28 lần dừng chân ở bảo tàng của nhiều nước trên thế giới, 231 bảo vật quốc gia Áp-ga-ni-xtan trong đó có mảnh bát vàng có họa tiết bò đực khai quật từ khu vực Tepe Fullol, tượng khắc hình trụ vuông khai quật từ thành cổ Aikhanum, đai vàng khai quật từ khu vực Trilla Tepe, cốc thủy tinh hoa văn màu khai quật từ thành cổ Begram đã trưng bày tại Hồng Công.

图片默认标题_fororder_阿富汗展品1

Là một trong những triển lãm trọng điểm năm nay của Bảo tàng Lịch sử Hồng Công, triển lãm “Sự xán lạn rực rỡ bị phủ bụi—văn vật cổ đại Áp-ga-ni-xtan” do Cơ quan dịch vụ văn hóa và giải trí Chính quyền Đặc khu Hồng Công và Viện Bảo tàng Quốc gia Áp-ga-ni-xtan tổ chức đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Hồng Công. Triển lãm đã trưng bày những văn vật quý báu khai quật từ 4 địa điểm khảo cổ nổi tiếng gồm Tepe Fullol, Aikhanum, Trilla Tepe và Begram, bao gồm nhiều loại hình như đồ vàng, đồ thủy tinh, tượng đồng đen, điêu khắc ngà voi, v.v.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Hồng Công Hà Huệ Nghi cho biết: “Các hiện vật trưng bày này có niên đại từ thời đại đồng đen đến thế kỷ 1 công nguyên, thể hiện đầy đủ Áp-ga-ni-xtan và khu vực xung quanh chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn hóa ngoại lai như Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Ấn Độ cổ đại, cũng như bộ mặt văn hóa đa nguyên hòa hợp với văn hóa dân tộc thảo nguyên”.

图片默认标题_fororder_金牛纹金碗残片

Các hiện vật trưng bày trọng điểm của triển lãm lần này bao gồm mảnh bát vàng trên có hoạ tiết bò đực khai quật từ khu vực Tepe Fullol, tấm trang trí nữ thần Cybele hòa hợp nguyên tố phong cách của nhiều nền văn hóa, vương miện vàng lộng lẫy, đồ trang trí treo có hình ảnh vua chúa và rồng thể hiện phong cách của cả lưu vực Lưỡng Hà (hai con sông Tigris và Euphrates) lẫn cao nguyên I-ran...

Các văn vật quý báu được trưng bày la liệt trong phòng triển lãm rộng, chứng minh Áp-ga-ni-xtan cổ đại sắm vai trò ngã tư đường về văn hóa trên Con đường Tơ lụa, thúc đẩy các nền văn minh trên thế giới giao lưu và hòa hợp.

图片默认标题_fororder_彩绘玻璃杯

Bà Hà Huệ Nghi cho biết: “Về Áp-ga-ni-xtan, mọi người cảm thấy vừa quen thuộc vừa xa lạ”. Cảm thấy quen thuộc là vì mọi người thường xuyên nhìn thấy những thông tin về tình hình chính trị Áp-ga-ni-xtan, nhưng lại rất ít người biết được nền văn hóa xán lực rực rỡ của Áp-ga-ni-xtan. Triển lãm lần này có thể giúp người dân thành phố Hồng Công tìm hiểu đầy đủ nền văn hóa Áp-ga-ni-xtan cổ đại.

Kể từ thập niên 70 của thế kỷ 20, Áp-ga-ni-xtan rơi vào cảnh bấp bênh chính trị, các sự kiện đã gây mối đe dọa đến an toàn của các văn vật được cất giữ trong Viện Bảo tàng Quốc gia Áp-ga-ni-xtan.

图片默认标题_fororder_黄金王冠

Để bảo tồn những văn vật này, kể từ năm 1979, nhân viên của Viện Bảo tàng Quốc gia Áp-ga-ni-xtan triển khai công tác di dời văn vật. Những văn vật quý báu này từ đó đã trải qua cuộc sống trôi giạt đó đây, chúng được cất giữ tại các địa điểm khác nhau, để phân tán rủi ro.

Bà Hà Huệ Nghi cho biết, đa số hiện vật được trưng bày trong triển lãm lần này được cất giữ bí ẩn trong phòng bảo mật của Ngân hàng Trung ương nằm trong Phủ Tổng thống kể từ năm 1988, đến năm 2004 mới được trưng bày ở ngoài. Dưới những nỗ lực của nhân viên Viện Bảo tàng Quốc gia Áp-ga-ni-xtan, những bảo vật này được bảo tồn.

图片默认标题_fororder_君主与龙吊饰

Năm 2006, lô văn vật này lần đầu tiên được trưng bày công khai tại Viện Bảo tàng Guimet Pháp, từ đó bắt đầu hành trình lưu diễn tại khắp nơi trên thế giới như I-ta-li-a, Hà Lan, Mỹ, Ca-na-đa, Đức, Anh, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản... Năm 2017, những bảo vật này đến Trung Quốc, lần lượt trưng bày tại 8 thành phố trong đó có Bắc Kinh, Đôn Hoàng, Trịnh Châu, Thâm Quyến, Nam Kinh, v.v., nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của người tham quan địa phương.

Bà Hà Huệ Nghi trước đó từng đặc biệt đến Bắc Kinh xem triển lãm của lô bảo vật này, giữa năm 2018 bà nhờ Trung tâm Giao lưu văn vật Trung Quốc “bắc cầu”, Viện Bảo tàng Quốc gia Áp-ga-ni-xtan rất vui mừng đưa lô văn vật này đến Bảo tàng Lịch sử Hồng Công, giới thiệu với người tham quan Hồng Công.

图片默认标题_fororder_金腰带

Từ chuẩn bị tiền kỳ, thiết kế khái niệm, xét duyệt văn kiện, dày công bố trí triển lãm đến mở màn triển lãm, cả thảy mất 8 tháng. Triển lãm lần này còn có đặc điểm mới, thông qua hình thức đa phương tiện để thể hiện nội hàm văn hóa của văn vật. Một nội dung trong đó là “đối chiếu văn hóa”, ban tổ chức đặc biệt để 2 hiện vật có niên đại và xuất xứ khác nhau hiển thị chung trên một màn hình, để khán giả hiểu biết những nguyên tố chung và giá trị văn vật quan trọng của hai hiện vật này.

Bảo tàng Lịch sử Hồng Công còn đặc biệt làm một đoạn phim tài liệu ngắn với thời lượng 12 phút, giới thiệu những tâm huyết của người dân địa phương nhằm bảo tồn lô bảo vật này.

图片默认标题_fororder_阿富汗国家博物馆馆长

Văn hóa mãi mãi tồn tại, dân tộc trường tồn. Đúng như Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Áp-ga-ni-xtan Mohammad Fahim Rahimi nói: “Chúng tôi tin chắc rằng, di sản văn hóa mà chúng tôi bảo tồn đại diện cho tinh thần của nhân dân Áp-ga-ni-xtan, phản ánh lịch sử chung của nhân loại”.

Điều đáng vui mừng là lô văn vật quý báu này đã hình thành kinh nghiệm đóng gói, vận chuyển và bảo tồn hoàn chỉnh sau 13 năm lưu diễn, có thể cung cấp cho người dân càng nhiều nước tham quan, thưởng thức.

Điều đáng tiếc là, triển lãm “Sự xán lạn rực rỡ bị phủ bụi—Văn vật cổ đại Áp-ga-ni-xtan” dự định trưng bày tại Hồng Công từ ngày 6/11/2019 đến ngày 10/2/2020, nhưng do tình hình bạo lực và hỗn loạn ở Hồng Công thần gian gần đây, nên triển lãm này đã tạm ngừng mở cửa.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập