Duy Hoa

70 truyện dài trong 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: thể hiện chặng đường vĩ đại bằng hình thức văn học

14-10-2019 09:55:41(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_70年70部长篇小说-1

Truyện dài được coi là sự phản ánh tập trung thành tựu văn học của một thời đại hoặc một quốc gia. Trong 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, văn học đã thu được thành tựu huy hoàng, nhiều thành quả trong sáng tác truyện dài, đã xuất hiện một lượng lớn tác phẩm xuất sắc ai ai cũng biết. Mới đây, 10 nhà xuất bản Trung Quốc trong đó có Nhà xuất bản Văn học Nhân dân phối hợp phát hành bộ sách “70 truyện dài trong 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Bộ sách này gồm 70 truyện dài nguyên tác xuất sắc do Trung Quốc xuất bản từ năm 1949 đến nay.

Trong bộ sách này vừa có các truyện dài “Bảo vệ Diên An”, “Rừng thẳm tuyết dày”, “Hồng Nham” và “Lịch sử lập nghiệp” miêu tả lịch sử chiến tranh giải phóng; có các truyện dài “Những đổi thay to lớn của nông thôn vùng núi”, “Tam Lý Loan” và “Tuổi thanh xuân muôn năm” phản ánh đông đảo quần chúng nhân dân xây dựng đất nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; có các truyện dài “Đôi cánh trách nhiệm”, “Bạch Lộ Nguyên”, “Thế giới bình thường” và “Bụi trần lắng đọng” kể về câu chuyện tìm kiếm và tái thiết niềm tin vào văn hóa dân tộc; có các truyện dài “Phá vỡ vòng vây”, “Thiên Hành Giả” phản ánh hiện trạng xã hội Trung Quốc, tìm tòi con đường Trung Quốc sau khi thực thi chính sách cải cách mở cửa. Ngoài ra, tác phẩm tiêu biểu của nhà văn khoa học viễn tưởng Lưu Từ Hân “Tam Thể” cũng được đưa vào bộ sách này.

图片默认标题_fororder_70年70部长篇小说-3

Bộ sách “70 truyện dài trong 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” phản ánh toàn bộ quá trình phấn đấu, xây dựng trong từng giai đoạn lịch sử của nước Trung Quốc mới. Trong 70 truyện dài Trung Quốc phong phú đa dạng này, hình ảnh của rất nhiều nhân vật đã đi sâu vào lòng người. Chẳng hạn, Dương Tử Vinh trong cuốn “Rừng thẳm tuyết dày”, Lý Vân Long trong cuốn “Lượng Kiếm”, A Bính trong cuốn “Ám Toán”, v.v.

Trong quá trình xuất bản bộ sách này, Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, Nhà xuất bản Học Tập đã thành lập Hội đồng thẩm duyệt gồm nhiều nhà phê bình văn học kỳ cựu, do Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, nhà phê bình văn học nổi tiếng Lý Kính Trạch làm Chủ tịch Hội đồng. Các chuyên gia, học giả lâu nay theo dõi chặt chẽ và hiểu biết sâu sắc động thái sáng tác truyện dài Trung Quốc này đã tiến hành đánh giá tổng hợp đối với rất nhiều truyện dài xuất sắc trong 70 năm qua từ các mặt sự đánh giá trong giai đoạn lịch sử, ý kiến của chuyên gia, sở thích của bạn đọc, v.v. Những tác phẩm được tuyển chọn cuối cùng đã đại diện thành tựu cao nhất về sáng tác truyện dài của làng văn Trung Quốc trong 70 năm qua.

图片默认标题_fororder_70年70部长篇小说-2

Tại Lễ bộ sách ra mắt bạn đọc, ông Lý Kính Trạch nói: “70 truyện dài này có thể nói là một phần của ký ức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhiều tác phẩm trong số đó đồng hành với sự trưởng thành của nhiều thế hệ người Trung Quốc. Những tác phẩm này từng phát huy vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trưởng thành của chúng ta, trong quá trình phát triển và mở rộng thế giới tinh thần của chúng ta”.

Trong toàn bộ 70 truyện dài này, Duy Hoa đã đọc qua một số, đó đều là câu chuyện Trung Quốc hết sức hấp dẫn, là dấu ấn tinh thần trong quá trình trưởng thành của nhiều thế hệ người Trung Quốc. Sau đây, Duy Hoa xin giới thiệu một số tác phẩm trong số đó.

图片默认标题_fororder_平凡的世界

Truyện dài “Thế giới bình thường” của nhà văn Lộ Dao có cốt truyện xảy ra trong 10 năm từ giữa thập niên 70 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, kể lại những mâu thuẫn, xích mích phức tạp, lấy hai anh em Tôn Thiếu An và Tôn Thiếu Bình làm nhân vật trung tâm, xây dựng hình ảnh của nhiều người bình thường thuộc các tầng lớp xã hội thời đó; lao động với tình yêu, trắc trở với theo đuổi, đau khổ với vui mừng, cuộc sống thường ngày với xung đột xã hội to lớn, những thứ này đan xen chặt chẽ với nhau, thể hiện sâu sắc con đường gian nan khúc khuỷu mà người bình thường đi qua trong thời đại lớn. Truyện dài này giành giải thưởng Văn học Mao Thuẫn lần thứ 3, một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_穆斯林的葬礼

Truyện dài “Tang lễ đạo Hồi” của nhà văn Hoắc Đạt kể lại câu chuyện thịnh suy trong 60 năm của một gia tộc theo đạo Hồi, sự trôi nổi của vận mệnh 3 thế hệ người, kể về hai bi kịch tình yêu xảy ra trong hai thời đại khác nhau, có nội dung khác nhau, nhưng đan xen với nhau. Truyện dài này cũng giành giải thưởng Văn học Mao Thuẫn lần thứ 3.

图片默认标题_fororder_马桥词典

Truyện dài “Từ điển Mã Kiều” của nhà văn Hàn Thiếu Công thu thập 115 cụm từ thường dùng của người dân Mã Kiều, huyện Mịch La, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Với các cụm từ này là manh mối, nhà văn kể nhiều câu chuyện phong phú, sinh động từ xưa đến nay, kết hợp khéo léo các lối viết tác phẩm các môn học văn hóa-nhân loại, ngôn ngữ-xã hội, tùy bút tư tưởng, tiểu thuyết kinh điển, v.v., tạo nên nền văn hóa và lịch sử của Mã Kiều bằng từ điển.

图片默认标题_fororder_尘埃落定

Truyện dài “Bụi trần lắng đọng” của nhà văn dân tộc Tạng A Lai kể lại câu chuyện một Thổ Ty người dân tộc Tạng lừng danh ở vùng Kham sau khi uống rượu, cùng phu nhân người dân tộc Hán sinh một con trai ngốc. Anh chàng bị mọi người đánh giá ngốc này không thể hòa hợp vào cuộc sống thực tế, nhưng lại có dự cảm và cử chỉ vượt thời đại, trở thành nhân chứng của sự thịnh suy của chế độ Thổ Ty.

图片默认标题_fororder_白鹿原

Truyện dài “Bạch Lộ Nguyên” của nhà văn Trần Trung Thực lấy thôn Bạch Lộ trên đồng bằng Bạch Lộ, khu vực Quan Trung ở tỉnh Thiểm Tây làm hình ảnh thu nhỏ, thông qua kể lại câu chuyện ân oán, tranh chấp giữa ba thế hệ ông cháu của hai gia tộc họ Bạch và họ Lộ, thể hiện những đổi thay lịch sử trong hơn nửa thế kỷ từ cuối đời Thanh đến thập niên 70, 80 của thế kỷ 20.

图片默认标题_fororder_长恨歌

Truyện dài “Trường Hận Ca” của nhà văn Vương An Ức kể lại câu chuyện suốt cuộc đời của một phụ nữ Thượng Hải tên Vương Kỳ Dao, sự biến thiên của thành phố Thượng Hải luôn đồng hành với sự thay đổi của vận mệnh của Vương Kỳ Dao.

图片默认标题_fororder_秦腔

Truyện dài “Tần Xoang” của nhà văn Giả Bình Ao kể lại câu chuyện xảy ra tại một thôn làng ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, kể về quan hệ giữa nông dân và đất đai, tình trạng sinh tồn của nông dân, thông qua con mắt của một nhân vật điên tên là Dẫn Sinh, gửi gắm mối lo ngại và đồng cảm sâu sắc đối với gánh nặng to lớn của nông dân và sự thất lạc của văn hóa nông thôn.

图片默认标题_fororder_天行者

Truyện dài “Thiên Hành Giả” của nhà văn Lưu Tỉnh Long có bối cảnh giáo dục nông thôn Trung Quốc yếu kém trong thập niên 90 của thế kỷ 20, kể lại câu chuyện chua chát về những giáo viên ngoài biên chế tuy sống trong cảnh nghèo khó, nhưng vẫn đóng góp vô tư cho sự nghiệp giáo dục nông thôn, muốn trở thành giáo viên nằm trong biên chế, phản ánh chặng đường gian nan của những giáo viên ngoài biên chế ở nông thôn trước kia bị người ta lãng quên từ lâu.

图片默认标题_fororder_三体

Điều đáng nói là, trong bộ sách 70 truyện dài này còn có tác phẩm khoa học viễn tưởng tiêu biểu “Tam Thể” của nhà văn nổi tiếng Lưu Từ Hân. Tuy tác phẩm này đã xuất bản gần 10 năm, nhưng vinh dự giành giải Hugo, giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực nghệ thuật khoa học viễn tưởng, khiến “Tam Thể” luôn thu hút được sự quan tâm. Mùa Hè năm nay, truyện dài “Tam Thể” gây sốt ở Nhật Bản: sau khi xuất bản phiên bản tiếng Nhật Bản tại Nhật Bản từ ngày 4/7, “Tam Thể” đã in thêm 10 lần chỉ sau một tuần, số lượng in vượt quá 80.000 cuốn. Sau khi phát hành ba tuần, tổng lượng tiêu thụ phiên bản tiếng Nhật Bản “Tam Thể” cả sách giấy lẫn sách điện tử đã đột phá 100.000 cuốn. 

 

Danh sách “70 truyện dài trong 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”:

“Phong Vân Sơ Ký”, nhà văn Tôn Lê

“Đội du kích đường sắt”, nhà văn Tri Hiệp

“Bảo vệ Diên An”, nhà văn Đỗ Bằng Trình

“Tam Lý Loan”, nhà văn Triệu Thụ Lý

“Hồng Nhật”, nhà văn Ngô Cường

“Hồng Kỳ Phổ”, nhà văn Lương Bân

“Chúng ta gieo trồng tình yêu”, nhà văn Từ Hoài Trung

“Những đổi thay to lớn ở nông thôn vùng núi”, nhà văn Chu Lập Ba

“Rừng thẳm tuyết dày”, nhà văn Khúc Ba

“Bài ca tuổi trẻ”, nhà văn Dương Mạt

“Khổ Thái Hoa”, nhà văn Phùng Đức Anh

“Dã Hỏa Xuân Phong Đấu Cổ Thành”, nhà văn Lý Anh Nho

“Buổi sáng ở Thượng Hải”, nhà văn Chu Nhi Phục

“Tam Gia Hạng”, nhà văn Âu Dương Sơn

“Lịch sử lập nghiệp”, nhà văn Liễu Thanh

“Hồng Nham”, nhà văn La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn

“Diễm Dương Thiên”, nhà văn Hạo Nhiên

“Đại Đao Ký”, nhà văn Quách Trình Thanh

“Vạn Sơn Hồng Biến”, nhà văn Lê Nhữ Thanh

“Phương Đông”, nhà văn Ngụy Nguy

“Tuổi thanh xuân muôn năm”, nhà văn Vương Mông

“Hứa Mậu cùng các con gái”, nhà văn Chu Khắc Cần

“Mùa Xuân trong mùa Đông”, nhà văn Lý Quốc Văn

“Đôi cánh bay nặng nề”, nhà văn Trương Khiết

“Sông Hoàng hà chảy theo phía đông”, nhà văn Lý Chuẩn

“Năm tháng trôi qua”, nhà văn Diệp Tân

“Ngôi sao mới”, nhà văn Kha Vân Lộ

“Chung Cổ Lâu”, nhà văn Lưu Tâm Vũ

“Thế giới bình thường”, nhà văn Lộ Dao

“Mặt Trời thứ hai”, nhà văn Lưu Bạch Vũ

“Gia tộc cao lương đỏ”, nhà văn Mạc Ngôn

“Tuyết Thành”, nhà văn Lương Hiểu Thanh

“La Tiêu đẫm máu”, nhà văn Tiêu Khắc

“Tang lễ đạo Hồi”, nhà văn Hoắc Đạt

“Ngụ ngôn tháng 9”, nhà văn Trương Vĩ

“Bạch Lộ Nguyên”, nhà văn Trần Trung Thực

“Trường Hận Ca”, nhà văn Vương An Ức

“Từ điển Mã Kiều”, nhà văn Hàn Thiếu Công

“Lựa chọn”, nhà văn Trương Bình

“Ngôi nhà tranh”, nhà văn Tào Văn Hiên

“Trung Quốc sản xuất”, nhà văn Chu Mai Sâm

“Bụi bậm lắng xuống”, nhà văn A Lai

“Phá vỡ vòng vây”, nhà văn Liễu Kiến Vĩ

“Lý Tự Thành”, nhà văn Diêu Tuyết Ngần

“Bầu trời lịch sử”, nhà văn Từ Quý Tường

“Lượng Kiếm”, nhà văn Đô Lương

“Trà Nhân Tam Bộ Khúc”, nhà văn Vương Húc Phong

“Đông Tạng Ký”, nhà văn Tông Phác

“Ung Chính Hoàng đế”, nhà văn Nhị Nguyệt Hà

“Mặt Trời mọc lên từ phương Đông”, nhà văn Hoàng Á Châu

“Bí thư tỉnh ủy”, nhà văn Lục Thiên Minh

“Thủy Nhũ Đại Địa”, nhà văn Phạm Ổn

“Tô tem sói”, nhà văn Khương Nhung

“Tần Xoang”, nhà văn Giả Bình Ao

“Bờ phải sông Ngạch Nhĩ Cổ Nạp”, nhà văn Trì Tử Kiến

“Chó ngao Tây Tạng”, nhà văn Dương Chí Quân

“Ám Toán”, nhà văn Mạch Gia

“Bát Hoa”, nhà văn Thiết Ngưng

“Cuộc lữ hành Đinh Nhất của tôi”, nhà văn Sử Thiết Sinh

“Tôi là thần của tôi”, nhà văn Đặng Nhất Quang

“Tam Thể”, nhà văn Lưu Từ Hân

“Tẩm quất”, nhà văn Tất Phi Vũ

“Hồ Quang Sơn Sắc”, nhà văn Chu Đại Tân

“Đại Giang Đông Khứ”, nhà văn A Nại

“Thiên Hành Giả”, nhà văn Lưu Tỉnh Long

“Tiêu Dụ Lộc”, nhà văn Hà Hương Cửu

“Sổ tay sinh mệnh”, nhà văn Lý Bội Phủ

“Phồn Hoa”, nhà văn Kim Vũ Trình

“Hoàng Tước Ký”, nhà văn Tô Đồng

“Trang Đài”, nhà văn Trần Ngạn

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập