Duy Hoa

Thành Cát Tư Hãn với sự hình thành của Trung Quốc và thế giới ngày nay

28-09-2019 17:32:05(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mới đây, phóng viên Ban Việt ngữ Kiếm Phong, Kiều Quân và Lý Phong đã đến thành phố Hô Luân Bối Nhĩ (Hulun Buir), Khu tự trị Nội Mông phỏng vấn, chụp ảnh và quay phim phong cảnh thảo nguyên, đặc sắc dân tộc, và đã phỏng vấn Giáo sư Ô Nhật Đồ, Giám đốc Học viện Lịch sử và Văn hóa dân tộc thuộc Học viện Hô Luân Bối Nhĩ. Trong buổi phỏng vấn, Giáo sư Ô Nhật Đồ chuyên nghiên cứu lịch sử vă

n hóa Mông Cổ đã giới thiệu tầm ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn đối với sự hình thành của Trung Quốc và thế giới ngày nay. 

图片默认标题_fororder_呼伦贝尔1

Thành phố Hô Luân Bối Nhĩ nằm ở Khu tự trị Nội Mông, được đặt tên theo hai dòng sông Hô Luân và sông Bối Nhĩ ở địa phương, phía bắc và phía tây bắc giáp Nga với sông Ngạch Nhĩ Cổ Nạp (Honkirnaur) là ranh giới, phía tây và phía tây nam giáp Mông Cổ. Đây là khu vực ranh giới giáp Nga và Mông Cổ duy nhất ở Trung Quốc, cũng là một địa điểm quan trọng trong “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa”.

图片默认标题_fororder_乌日图6

Nói đến dân tộc Mông Cổ, mọi người nhớ ngay đến Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn là người tạo dựng dân tộc Mông Cổ, là anh hùng của dân tộc Mông Cổ. Hiện nay, nghiên cứu Thành Cát Tư Hãn, nghiên cứu dân tộc Mông Cổ đã trở thành lĩnh vực hấp dẫn trên trường quốc tế, thu hút nhiều người nghiên cứu. Giáo sư Ô Nhật Đồ nói: 

“Khi bước vào thiên niên kỷ mới, một số cơ quan truyền thông nổi tiếng ở Mỹ và một số nước khác như tờ ‘Nhật báo phố Uôn’ tổ chức hoạt động bình chọn 3 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong một nghìn năm qua, cuối cùng đã bình chọn Thành Cát Tư Hãn là nhân vật số 1 có tầm ảnh hưởng lớn trong một nghìn năm qua. Còn xuất bản một cuốn sách, trong sách ghi lại sự đánh giá của chính trị gia, chuyên gia sử học, chuyên gia nghiên cứu quân sự, thương gia, doanh nhân của các nước trên thế giới đối với Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn được bình chọn chắc chắn có nguyên do. Năm Thành Cát Tư Hãn 8-9 tuổi, bố mất, Thành Cát Tư Hãn trở thành mồ côi. Trong tình hình này, Thành Cát Tư Hãn khắc phục muôn vạn khó khăn và gian nan, cuối cùng giải quyết tình trạng các bộ tộc trên Cao nguyên Mông Cổ tranh giành liên tiếp, dựa vào trí tuệ, dũng khí và tầm nhìn, đoàn kết mọi nguồn sức mạnh có thể đoàn kết được, Thành Cát Tư Hãn từng bước từ sức mạnh nhỏ yếu trở thành lớn mạnh, cuối cùng thống nhất các bộ tộc phân tán trên Cao nguyên Mông Cổ dưới ngọn cờ mình, hình thành dân tộc Mông Cổ”.

图片默认标题_fororder_成吉思汗

Giáo sư Ô Nhật Đồ cho biết, Thành Cát Tư Hãn có sự đóng góp cho sự hình thành của lãnh thổ Trung Quốc ngày nay và sự hình thành của đại gia đình dân tộc Trung Hoa.

“Theo thành quả nghiên cứu của các nước, Thành Cát Tư Hãn có sự đóng góp to lớn cho Trung Quốc trong lịch sử. Vì sao nói như vậy? Trong thời nhà Nguyên, lãnh thổ rộng mênh mông, vì vậy, có thể nói nhà Nguyên đã đặt nền móng quan trọng cho sự hình thành của lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn đích thực cũng có sự đóng góp cho sự hình thành và phát triển của Trung Quốc, một đất nước thống nhất và có nhiều dân tộc. Một số chính sách, biện pháp mà triều đình nhà Nguyên áp dụng cũng có đóng góp lớn cho sự hình thành Trung Quốc gồm nhiều dân tộc. Chẳng hạn, dân tộc Hồi ngày nay, một thành viên trong 56 dân tộc Trung Hoa từng bước hình thành trên cơ sở dân tộc Hồi Hồi thời nhà Nguyên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng Thành Cát Tư Hãn đã đóng góp cho sự hình thành của đại gia đình dân tộc Trung Hoa. Ngoài ra, chế độ các tỉnh bắt đầu thực thi từ thời nhà Nguyên, triều đình nhà Nguyên hoạch định nhiều tỉnh, sau đó chế độ này đã được kế thừa, cho đến thời nhà Minh, Thanh”.

图片默认标题_fororder_乌日图3

Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn thành lập nhà Nguyên. Về sự đóng góp của nhà Nguyên đối với sự hình thành của lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, Giáo sư Ô Nhật Đồ nói: 

“Chúng ta hiện nay thường nói nơi nào từ xưa đã là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, vậy thì có một điều đáng nói là, Tây Tạng chính thức chịu sự cai quản của Chính phủ Trung ương kể từ thời nhà Nguyên. Còn nước Đại Lý nằm ở tỉnh Vân Nam, tỉnh Quý Châu hiện nay có quan hệ lúc gần lúc xa với Chính phủ Trung ương trong thời gian dài. Cũng kể từ thời nhà Nguyên, nước Đại Lý chính thức chịu sự cai quản của Chính phủ Trung ương. Ngoài ra còn có Đài Loan, Đài Loan trước kia không thực hiện mạnh mẽ biện pháp quản lý của Chính phủ Trung ương. Nhà Nguyên đã xây dựng chế độ quận, huyện ở khu vực Đài Loan, trực tiếp quản lý Đài Loan. Vì vậy, nhà Nguyên đích thực có sự đóng góp cho sự hình thành của lãnh thổ Trung Quốc ngày nay”.

图片默认标题_fororder_成吉思汗2

Ba cuộc viễn chinh của ba thế hệ ông cháu Thành Cát Tư Hãn có tầm ảnh hưởng to lớn đối với sự hình thành của thế giới ngày nay, giao lưu giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Giáo sư Ô Nhật Đồ nói:

“Các cuộc viễn chinh kéo dài vài chục năm quả thật có sự ảnh hưởng đối với sự hình thành và thay đổi của lịch sử thế giới. Chẳng hạn, lấy Nga làm ví dụ, năm xưa, ở Nga là hàng chục công quốc không quen biết, giao lưu với nhau, ở tình trạng chia tách, rút cuộc chịu sự ảnh hưởng của đội quân viễn chinh Mông Cổ, đất nước Nga cuối cùng thực hiện sự thống nhất. Ngoài ra, đội quân viễn chinh Mông Cổ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu, hòa hợp giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Vì năm xưa ở Tây Á, Trung Á, Đông Âu vốn có nhiều quốc gia, như vậy có sự hạn chế nhất định đối với con đường thương mại, Con đường Tơ lụa. Đội quân viễn chinh Mông Cổ đã khơi thông con đường thương mại đi tới Trung Á, Tây Á, thậm chí châu Âu. Vì vậy, từ đó về sau, Con đường Tơ lụa trở nên thông suốt hơn. Một số sử sách đã ghi lại tình hình thương mại phát triển năm xưa, có thể nói là gia đình nào cũng không cần đóng cửa trong ban đêm. Ngoài ra, chế độ dịch trạm năm xưa rất phát triển, dịch trạm tương đương đường cao tốc hiện nay. Trước kia, cứ vài chục dặm thì có một dịch trạm, cung cấp dịch vụ ăn uống, xe cộ cho thương gia, còn phụ trách công vụ khẩn cấp truyền văn thư. Dịch trạm có thể nói là đường giao thông nhanh nhất năm xưa”.

图片默认标题_fororder_乌日图1

Ở thành phố Hô Luân Bối Nhĩ tập trung cư trú 42 dân tộc gồm các dân tộc Mông Cổ, Ơ-luân-xuân, Ơ-uôn-khơ, Ta-hua, Nga, v.v. Trong 70 năm thành lập nước Trung Quốc mới, các dân tộc chung sống hài hòa ở đây. Giáo sư Ô Nhật Đồ nói:  

“70 năm qua, đồng bào các dân tộc đoàn kết chặt chẽ. Tôi được biết, trong vài chục năm qua, ở khu vực Hô Luân Bối Nhĩ không hề xảy ra vấn đề dân tộc, chẳng bao giờ có mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc. Vì sao có tình trạng an ninh, đoàn kết như vậy? Sự giao lưu, hòa hợp giữa các dân tộc trong lịch sử đã đặt nền móng vững chắc cho cục diện ổn định ngày nay. Chẳng hạn, khi đường ranh giới Trung-Nga vừa mới hoạch định, tức thập niên 20 của thế kỷ 18, triều đình nhà Thanh điều động các bộ tộc Ơ-luân-xuân, Ta-hua, Ơ-uôn-khơ, Ba Nhĩ Hổ từ Tề Tề Cáp Nhĩ đến Hô Luân Bối Nhĩ canh giữ, rồi đến đường biên giới. Do vậy, nhiều năm qua các dân tộc này đã đóng góp lớn cho sự an ninh, ổn định của khu vực biên giới. Ngày nay, nông dân chăn nuôi ở biên giới vẫn hợp tác chặt chẽ với bộ đội biên phòng, cảnh sát biên phòng, làm nhân viên tự nguyện canh giữ biên giới”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập