Mẫn Linh

“Hòa” mới có thể “hợp”

18-09-2019 08:52:39(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Trung Quốc và Việt Nam đều có thành ngữ “cùng hội cùng thuyền”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng ví làm việc trong một ê-kíp như cùng ngồi trên một con thuyền để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong ban lãnh đạo. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quan điểm liên quan của Tổng Bí thư.

Trong cuốn “Chi Giang Tân ngữ”, tác phẩm lý luận chính trị của đồng chí Tập Cận Bình có đoạn:

“Làm việc trong một ê-kíp như cùng ngồi trên một con thuyền, làm việc như chèo thuyền. Mọi người cùng hội cùng thuyền, có chung mục tiêu, đoàn kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực, hình thành hợp lực, con thuyền mới có thể tiến lên nhanh chóng theo mục tiêu dự định. Nếu có chủ trương riêng, chèo lái theo phương hướng khác nhau, con thuyền chỉ sẽ quay vòng tại chỗ, không tiến lên được nửa bước. Hơn thế nữa, nếu phá đám nhau còn có nguy cơ lật thuyền. Trăm năm tu dưỡng mới cùng ngồi một con thuyền. Các đồng chí trong một ê-kíp có thể làm việc cùng nhau là duyên số, cần trân trọng thời gian cộng sự, đồng tâm hiệp lực, làm nên sự nghiệp”.

图片默认标题_fororder_9

Tôn Tử” là một cuốn binh thư do nhà quân sự nổi tiếng thời Xuân Thu Tôn Vũ sáng tác, được các nhà binh pháp đời sau tôn sùng, được tôn vinh là “Sách thánh binh học”, đứng đầu bộ “Vũ Kinh Thất Thư” (Bộ sách giáo khoa đầu tiên của thời cổ Trung Quốc). Binh pháp truyền thống của Trung Quốc này đã được dịch sang nhiều thứ tiếng nước ngoài như Anh, Pháp, Đức, Nhật, là tác phẩm binh pháp mẫu mực nổi tiếng quốc tế.

Trong “Tôn Tử · Cửu Địa” đã kể câu chuyện “cùng hội cùng thuyền”: “Phu Ngô Nhân dữ Việt nhân tương ố dã, đương kỳ đồng châu cùng tế, ngộ phong, kỳ tương cứu dã như tả hữu thủ” (Người Ngô và người Việt ghét nhau, khi cùng hội cùng thuyền, gặp sóng gió, cứu giúp nhau như tay trái và tay phải). Có người hỏi Tôn Vũ, dùng binh thế nào mới không thua? Tôn Vũ trả lời, bày binh bố trận cần đánh lại thợ săn như con rắn, trận hình rắn có thể chiếu cố cả đầu lẫn đuôi, trở thành một chỉnh thể. Tôn Vũ nói rằng, người nước Ngô và người nước Việt là kẻ thù không đội trời chung, nhưng nếu cùng ngồi trên một thuyền qua sông, gặp phải sóng gió lại có thể phối hợp với nhau như tay trái và tay phải, huống hồ là binh sĩ bình thường?

Đích thực, cùng hội cùng thuyền, phối hợp với nhau thì thuyền đi trên nước, rẽ sóng lướt gió; chiến đấu theo ý mình, phá đám nhau thì quay vòng tại chỗ, khó đi nửa bước. “Một ê-kíp như cùng ngồi trên một con thuyền, làm việc như chèo thuyền”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh, “cần tập trung khéo léo trí tuệ của ban lãnh đạo Đảng ủy, một vài ê-kíp và cán bộ các cấp”, thực hiện thống lĩnh nhưng không ôm đồm, phân công nhưng không phân chia, buông lỏng nhưng không buông tay”. Đầu năm 2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình bút phê quan trọng về học tập “Phương pháp làm việc của Đảng ủy”, yêu cầu ban lãnh đạo các cấp ủy Đảng (ban cán sự) ôn lại bài viết kinh điển này. Ban Tổ chức Trung ương ra thông báo, yêu cầu đưa “Phương pháp làm việc của Đảng ủy” vào nội dung giáo dục và học tập “Hai học một làm” (học tập Điều lệ và Quy định của Đảng, làm đảng viên xuất sắc). Sau 67 năm, một bài viết kinh điển một lần nữa lọt vào tầm nhìn của mọi người, không những vì bài viết này do vĩ nhân viết, mà điều quan trọng hơn là phương pháp luận được vạch ra trong bài viết. Trong phần mở đầu, bài viết này nêu rõ, “Bí thư Đảng ủy cần có năng lực làm ‘lớp trưởng’, cần ‘xử lý khéo quan hệ giữa mình và các ủy viên”, sau đó nêu rõ “nếu ‘cả lớp’ động tác không nhất trí thì đừng mong dẫn dắt hàng nghìn hàng vạn người đi tác chiến, đi xây dựng”, “giữa các ủy viên trong Đảng ủy cần thông báo và trao đổi tình hình mà mình nắm được”. Bài viết kinh điển chưa đến 3.000 từ này nhấn mạnh đoàn kết có thể nói là chủ đề xuyên suốt trong ê-kíp, đây cũng là ý nghĩa sâu sắc mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình yêu cầu các cấp ủy Đảng ôn lại bài viết kinh điển.

图片默认标题_fororder_6

Trình bày lý lẽ trừu tượng bằng sự vật cụ thể, lấy cùng hội cùng thuyền khi chèo lái con thuyền để ví ban lãnh đạo cần đoàn kết, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nêu rõ phương pháp quan trọng làm tốt công tác cho ban lãnh đạo Đảng ủy, đó là do ‘hòa’ mới ‘hợp’, cần đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hợp tác.

Ban lãnh đạo liệu có đoàn kết hay không quyết định ban lãnh đạo này liệu có sức gắn bó, sức sáng tạo và sức chiến đấu hay không. “Là Bí thư Đảng ủy, cần thống lĩnh nhưng không ôm đồm, cần biết ‘chơi đàn pianô’”. “một ban lãnh đạo có năng lực cần giỏi về đoàn kết và hợp tác”, “đoàn kết là vấn đề quan trọng trong xây dựng ê-kíp, coi trọng đoàn kết là sự biểu hiện coi trọng chính trị và chiếu cố đến đại cục”...Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh sự đoàn kết trong ban lãnh đạo chính là nhằm phòng ngừa ban lãnh đạo Đảng ủy lục đục, mỗi người làm một ý, tránh tổ chức Đảng rời rạc, lỏng lẻo, bảo đảm ban lãnh đạo Đảng ủy trở thành “ê-kíp nòng cốt” của tổ chức Đảng cấp 1 (tổ chức Đảng ở cơ sở), phân công rõ ràng nhưng lại biết phối hợp, việc ai nấy lo nhưng lại hợp tác, phóng thích “năng lực lãnh đạo” lớn nhất, khiến Đảng ta luôn trở thành lực lượng lãnh đạo kiên cường sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập