Mẫn Linh

Công bố Báo cáo “Trung Quốc sáng tạo: Động năng mới cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc” tại Bắc Kinh – bày mưu hiến kế cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

18-09-2019 14:11:24(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sau khi tăng trưởng cao tốc trong hàng chục năm qua, kinh tế Trung Quốc đã bước sang giai đoạn tăng trưởng trung cao tốc. Thúc đẩy ưu hóa kết cấu kinh tế, vun đắp động năng mới cho tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi động năng từ cũ sang mới là những vấn đề mà Trung Quốc đang tập trung giải quyết. Ngày 17/9, tại Bắc Kinh, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ Tài chính và Tập đoàn Ngân hàng thế giới đã phối hợp ra báo cáo, nêu rõ muốn vun đắp động năng mới cho tăng trưởng, Trung Quốc cần tăng cường cải cách trong ba lĩnh vực lớn. 

Báo cáo nghiên cứu mang tên “Trung Quốc sáng tạo, Đông năng mới cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc” này nêu rõ, Trung Quốc tăng bậc vững chắc trong bảng xếp hạng “Chỉ số sáng tạo toàn cầu”, từ vị trí 29 trong năm 2011 tăng lên đến 17 trong năm 2018, hiện xếp hạng cao nhất trong các nước đang phát triển. Năng lực sáng tạo của Trung Quốc đang được tăng cường nhanh chóng, thúc đẩy sáng tạo và cạnh tranh thị trường là điểm mấu chốt cho tăng trưởng của Trung Quốc sau này. Báo cáo nêu rõ, Trung Quốc muốn vun đắp động năng mới cho tăng trưởng cần cải cách từ ba lĩnh vực. Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Vích-tô-ri-a Qua-qua (Victoria Kwakwa) cho biết:

“Trước hết là cần loại bỏ sự vặn vẹo trong phân bổ nguồn lực, giảm trở ngại cho cạnh tranh thị trường. Hai là, đẩy nhanh phổ biến công nghệ tiên tiến và thành quả sáng tạo, như vậy càng có thể tận dụng tốt tiềm năng phát triển của Trung Quốc. Ba là thúc đẩy sáng tạo, phát minh công nghệ, sản phẩm và kỹ thuật mới để mở rộng biên giới sức sản xuất của Trung Quốc. Tôi mong đợi bản báo cáo này có thể giúp Trung Quốc hướng tới tương lai một cách tốt hơn”.

Các kiến nghị được đưa ra trong báo cáo lần này bao gồm: Tăng cường cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các nhà đầu tư, hoàn thiện hệ thống sáng tạo quốc gia, tăng cường xây dựng nguồn nhân lực, phân bổ hiệu quả hơn nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế cũng như cải tiến phương thức giám sát, quản lý và trị lý để xử lý tốt hơn quan hệ giữa chính phủ và thị trường.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn then chốt chuyển đổi động năng từ cũ sang mới, tồn tại không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi tiếp tục vun đắp động năng mới cho tăng trưởng kinh tế để khơi dậy sức sống của các chủ thể thị trường, tăng cường động lực phát triển nội sinh. Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quân Khuyếch cho biết, xét về góc độ so sánh quốc tế, Trung Quốc vẫn có ưu thế và tiềm năng to lớn trong vun đắp động năng mới cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng lâu dài và ổn định.

“Chẳng hạn như Trung Quốc không những có nguồn lao động với số lượng kếch xù, mà lao động tố chất cao cũng dồi dào, hiệu quả đầu vào tương đối cao, đây là ưu thế mới đối với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới và loại hình mới. Ngành chế tạo Trung Quốc không những có nền tảng hùng mạnh, mà loại hình đầy đủ và hệ thống hoàn chỉnh, đây là ưu thế rõ rệt đối với việc chuyển hóa và công nghiệp hóa nhiều thành quả khoa học-công nghệ. Trung Quốc đất rộng, trình độ phát triển và kết cấu kinh tế giữa các vùng miền có sự khác biệt rõ rệt, có ưu thế trong các mặt lần lượt thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, chu ký sống và phát triển của các ngành công nghiệp dài, dư địa cho chuyển đổi mô hình của các ngành công nghiệp lớn, sự vận hành kinh tế có tính ổn định mạnh, v.v..

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập