Duy Hoa

Nguồn gốc của Tết Trung Thu là sự sùng bái đối với mặt Trăng trong thời cổ đại

12-09-2019 17:45:20(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_月的崇拜2

Ngày 13/9 năm nay là Tết Trung Thu, đây là ngày lễ cổ truyền của Trung Quốc, và cũng là ngày lễ cổ truyền quan trọng thứ hai chỉ sau Tết Nguyên đán. Theo lịch pháp Trung Quốc, tháng Tám Âm lịch ở giữa mùa Thu, là tháng thứ hai trong mùa Thu, nên được gọi là “Trọng Thu”, còn ngày rằm tháng Tám ở giữa “Trọng Thu”, do vậy còn được gọi là “Trung Thu”. Về nguồn gốc Tết Trung Thu, có thể có ba giả thuyết: một là sự sùng bái đối với mặt Trăng trong thời cổ đại; hai là phong tục múa hát, tìm kiếm người yêu dưới Trăng; ba là phong tục cúng Thổ công khi mùa Thu được mùa. Theo sự ghi chép trong sách sử, cụm từ “Trung Thu” đầu tiên xuất hiện trong cuốn “Chu Lễ”.

图片默认标题_fororder_日神与月神

Tết Trung Thu đến từ sự sùng bái đối với mặt Trăng của người dân. Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp có lịch sử lâu đời, qua quan sát lâu dài, người cổ đại cho rằng, sự vận động của mặt Trăng liên quan rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sự thay đổi của các mùa trong năm, vì vậy, tế mặt Trăng đã trở thành một hoạt động lễ tế quan trọng cầu mong đất nước yên bình lâu dài. Cuốn “Chu Lễ” ghi rằng, ngay từ đời nhà Chu, ở Trung Quốc đã có hoạt động đánh trống, làm thơ để “đón chào thời tiết lạnh giá” trong đêm Tết Trung Thu, mùa Thu hằng năm, vua các đời nhà Chu đều tổ chức nghi lễ “Tịch Nguyệt”. Trong thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc, thần mặt Trời được tôn vinh là Đông Hoàng Công, thần mặt Trăng được tôn vinh là Tây Vương Mẫu. Thần mặt Trăng Hằng Nga được biết đến trong các thời kỳ sau đó là diễn biến từ Tây Vương Mẫu, vốn có tên Thường Hy. Kể từ thời Bắc Ngụy, Tùy-Đường, các triều đại đều có nghi lễ tế mặt Trăng vào Tiết Thu Phân. Người dân cầu mong thần mặt Trăng phù hộ nông nghiệp, hoặc mừng mùa bội thu, cảm ơn sự phù hộ của thần mặt Trăng, vì vậy càng coi trọng phong tục cúng tế mặt Trăng. Công viên Nguyệt Đàn ở Bắc Kinh chính là nơi tổ chức lễ tế mặt Trăng của triều đình nhà Minh và Thanh. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, trong khi cúng tế mặt Trăng, lại xuất hiện phong tục ngắm Trăng. Trong sử liệu đời nhà Tấn đã có nội dung về ngắm Trăng vào đêm Trung Thu.

图片默认标题_fororder_团圆吃月饼

Đến thời nhà Đường, Tết Trung Thu trở thành ngày lễ cố định. Đến thời Bắc Tống, Tết Trung Thu đã trở thành ngày lễ phổ biến. Đến đời nhà Minh và Thanh, các ngày lễ mang đậm đặc sắc dân gian hơn, lễ tế và cầu mong thể hiện tình cảm, nguyện vọng của người dân bình thường là hình thái chủ yếu của phong tục Tết Trung Thu, Tết Trung Thu đã nâng tầm, trở thành ngày lễ quan trọng ngang như Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, phong tục chào mừng phong phú đa dạng.

Trung Quốc có câu thơ “Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thì” (Vầng trăng mọc ở bể khơi, cùng trong một lúc, góc trời soi chung). Ngày trăng tròn cũng là thời gian gia đình sum họp, đoàn tụ. Từ xưa, đoàn kết, đoàn viên, mừng mùa bội thu đã là chủ đề của Tết Trung Thu. Vì vậy, Tết Trung Thu còn có tên là “Tết đoàn viên”, từ gia đình đoàn tụ, đoàn viên, chung sống hài hòa, đến xã hội hài hòa, các dân tộc đoàn kết, quốc gia thống nhất.

图片默认标题_fororder_祭月仕女图

Tết Trung Thu là ngày lễ cổ truyền, hoạt động cúng tế mặt Trăng, ngắm Trăng là phong tục quan trọng của ngày lễ này. Vua chúa thời cổ đại đặt quy định tế mặt Trời vào mùa Xuân, tế mặt Trăng vào mùa Thu, dân gian cũng có phong tục tế mặt Trăng vào Tết Trung Thu. Sau đó, ngắm Trăng quan trọng hơn cúng tế, lễ tế nghiêm túc biến thành nội dung vui chơi giải trí nhẹ nhàng. Phong tục ngắm Trăng vào Tết Trung Thu rất thịnh hành trong thời gian Đường, nhiều nhà thơ đều có những câu thơ nổi tiếng về Trăng trong thơ của mình, hoạt động tế mặt Trăng, ngắm Trăng ở cả cung đình và dân gian trong các đời nhà Tống, Minh và Thanh có quy mô lớn hơn. Đến nay, các địa phương Trung Quốc vẫn giữ lại nhiều di tích như “đàn tế mặt Trăng”, “đình tế mặt Trăng”, “lầu ngắm Trăng”, v.v. Nguyệt Đàn ở Bắc Kinh xây dựng vào những năm vua Gia Tịnh đời nhà Minh dùng để tổ chức lễ tế mặt Trăng. Mỗi khi Trăng đêm Trung Thu hiện lên, người dân bố trí bàn thờ ở ngoài trời, đặt bánh Trung Thu, hạt lựu, táo đỏ, v.v. lên bàn thờ, sau khi tế mặt Trăng, cả nhà ngồi quanh bàn thờ, vừa ăn uống vừa trò chuyện, cùng ngắm Trăng.

图片默认标题_fororder_月饼

Ăn bánh Trung Thu là một phong tục khác của ngày lễ, bánh Trung Thu tượng trưng cho đoàn viên. Chế biến bánh Trung Thu ngày càng cầu kỳ kể từ thời nhà Đường. Sau khi tế mặt Trăng, người lớn tuổi trong nhà cắt bánh Trung Thu thành nhiều phần theo số người gia đình, mỗi người một miếng, nếu có người vắng mắt, thì để dành lại một miếng, nói lên cả gia đình đoàn tụ. Ngoài bánh Trung Thu ra, các loại trái cây và quả hạch cũng là món ngon trong đêm Trung Thu.

图片默认标题_fororder_海上生明月

Đêm Trung Thu, ánh trăng vằng vặc, người thời cổ đại coi trăng tròn là biểu tượng cho đoàn tụ, vì vậy gọi ngày rằm tháng Tám là “Ngày lễ đoàn viên”. Từ xưa đến nay, người ta thường dùng “trăng tròn”, “trăng khuyết” để hình dung “bi hoan ly hợp”; những người sống ở đất khách quê người gửi gắm tình cảm qua Trăng. Câu thơ “Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương” (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương) của nhà thơ Lý Bạch đời Đường, câu thơ “Lộ tòng kim dạ bạch, nguyệt thị cố hương minh” (Sương sa trắng xóa đêm nay, Trăng kia vằng vặc soi ngay quê nhà) của nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường, câu thơ “Xuân phong hựu lục giang nam ngạn, minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn” (Bờ Nam cỏ biếc hơi xuân, Đường về còn đợi đến tuần trăng nao) của nhà thơ Vương An Thạch đời Tống, đều là câu thơ lưu danh thiên cổ.

图片默认标题_fororder_嫦娥奔月

Về truyền thuyết Tết Trung Thu, nhiều người Trung Quốc nói Tết Trung Thu có nguồn gốc từ câu chuyện Hằng Nga bôn nguyệt. Sử sách ghi lại rằng, thời xưa, Hằng Nga uống thuốc bất tử của Tây Vương Mẫu, rồi lên mặt Trăng trở thành thần tiên sống trên Nguyệt Cung. Cái giá mà Hằng Nga phải gánh chịu là bị phạt làm khổ dịch, và cả đời không được trở về trần gian. Nhà thơ Lý Bạch rất đa cảm trước điều này, đã viết câu thơ sau: “Bạch thố đảo dược thu phục xuân, nữ Hằng Nga cô thê dữ thùy lân”(Thỏ trắng trải xuân thu giã thuốc, Thường Nga đơn chiếc bạn cùng ai)? Tuy cho rằng Nguyệt Cung tốt, nhưng Hằng Nga cũng không chịu được nỗi cô đơn một mình, mỗi khi đến trăng tròn ngày rằm tháng Tám hằng năm, Hằng Nga trở về trần gian đoàn tụ với phu quân, nhưng cần phải quay trở lại Nguyệt Cung trước khi trời sáng. Cứ đến Tết Trung Thu, người đời sau vừa muốn lên cung Trăng gặp Hằng Nga, cũng mong Hằng Nga xuống trần gian để được chứng kiến vẻ đẹp của nàng. Vì vậy, khi đốt nến cúng tế mặt Trăng, đàn ông cầu mong sớm được thi đỗ khoa cử, phong chức quan; phụ nữ cầu mong xinh như Hằng Nga. Về sau, người ta thì coi ngày rằm tháng Tám là ngày lễ để chúc mừng.

图片默认标题_fororder_唐明皇中秋览月

Cũng có người cho rằng, Tết Trung Thu có nguồn gốc từ câu chuyện vua Đường Minh Hoàng ngắm Trăng. Cuốn “Khai Nguyên di sự” đời Đường ghi lại rằng: đêm Trung Thu, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi du ngoạn dưới Trăng, đến giờ cao hứng nhất, hai người bước lên Nguyệt Cung, vua Đường Minh Hoàng đã học một nửa khúc nhạc “Nghê Thường Vũ Y Khúc” tại Nguyệt Cung, sau đó bổ sung hoàn chỉnh, trở thành khúc nhạc truyền lại cho thế hệ sau. Vua Đường Minh Hoàng luôn nghĩ đến chuyến thăm Nguyệt Cung này, hàng năm cứ đến dịp này đều muốn ngắm Trăng. Người dân cũng bắt chước, cả nhà đoàn tụ nhân dịp trăng tròn, tận hưởng cảnh đẹp trần gian. Cứ thế, phong tục này đã trở thành truyền thống.

Cũng có người cho rằng Tết Trung Thu có nguồn gốc từ ngày kỷ niệm một cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên. Trong những năm cuối nhà Nguyên, người dân không chịu nổi ách thống trị của triều đình, đến thời gian giữa mùa Thu, giấu mảnh giấy có dòng chữ “giết bọn thống trị, lật đổ triều đình nhà Nguyên; mọi người cùng hành động vào ngày rằm tháng Tám” trong chiếc bánh tròn nhỏ và truyền từ người này sang người khác. Đến buổi tối ngày rằm tháng Tám, mọi người cùng hành động, đã lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên. Sau đó, cứ đến Tết Trung Thu, người dân ăn bánh Trung Thu để kỷ niệm thắng lợi mang tính lịch sử này.

Về nguồn gốc Tết Trung Thu, còn có người cho biết, ngày rằm tháng Tám là thời gian lúa thóc chín vàng, các gia đình đều tế Thổ công. Tết Trung Thu có lẽ đến từ phong tục chào mừng mùa bội thu.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập