Hải Vân

Nhà lãnh đạo Pháp-Nga tổ chức hội đàm về quan hệ song phương và tình hình quốc tế

21-08-2019 15:16:28(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Ngày 19/8, tại dinh nghỉ mát Tổng thống ở Fortde Bregancon, thẳng cảnh nghỉ mát miền Nam Pháp, Tổng thống Pháp Ma-crông đã hội đàm với Tổng thống Nga Pu-tin. Nhìn từ thái độ song phương, hai nước có nhận thức chung nhất định trong vấn đề I-ran, U-crai-na, nhưng vẫn tồn tại bất đồng rõ rệt về vấn đề Xy-ri. 

Là nước chủ nhà, Tổng thống Ma-crông đã thể hiện nguyện vọng mạnh mẽ về thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Pháp-Nga, Liên minh châu Âu-Nga.

Tổng thống Ma-crông cho biết, “Nga thuộc châu Âu”, châu Âu và Nga nên tái thiết sự tin cậy về an ninh, trở nên “gần gũi hơn”, cần phải kiến tạo một châu Âu “từ Li-xbon đến Vladivostok”, Pháp sẵn sàng phát huy vai trò đầy đủ về việc này. Ông còn tuyên bố sẽ đến Nga tham dự hoạt động kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát-xít Đức vào tháng 5 sang năm.

Theo ông Ma-crông, khủng hoảng quốc tế sẽ là nội dung cốt lõi trong hội đàm. Ông nhấn mạnh, Nga phát huy vai trò không thể coi nhẹ trong việc giải quyết khủng hoảng quốc tế, và cho biết Pháp và Nga sẽ triển khai hợp tác trên các vấn đề quốc tế quan trọng trong đó có kiểm soát quân bị và biến đổi khí hậu. Về vấn đề hạt nhân I-ran, ông Ma-crông cho biết, Pháp và Nga dốc sức làm dịu khủng hoảng hạt nhân I-ran, ủng hộ thỏa thuận hạt nhân I-ran, đồng thời dốc sức gìn giữ ổn định khu vực. Về vấn đề U-crai-na, ông Ma-crông cho biết, mong tổ chức cuộc gặp cấp cao bốn nước Nga, U-crai-na, Đức, Pháp theo “mô hình Normandy” trong vài tuần tới để thay đổi thực sự quan hệ Nga-U-crai-na.

Tổng thống Pu-tin cũng đưa ra phản hồi tương đối tích cực về một số vấn đề. Ông đánh giá cao “vai trò then chốt” của Pháp trong việc khôi phục quyền biểu quyết của Nga tại Đại Hội đồng Nghị viện châu Âu diễn ra tháng 6 năm nay. Về biến đổi khí hậu, Tổng thống Pu-tin cho biết, Nga đã hưởng ứng sáng kiến của Pháp, và đã đưa ra cam kết quan trọng về giảm thiểu phát thải CO2. Về vấn đề U-crai-na, Tổng thống Pu-tin cho biết, Nga ủng hộ “mô hình Normandy”, ông giữ thái độ “lạc quan dè dặt” đối với quan hệ Nga-U-crai-na.

Các nhà phân tích nêu rõ, Hội nghị cấp cao G7 năm nay sẽ diễn ra ngày 24/8 tại Biarritz, thành phố miền Nam Pháp, Liên minh châu Âu và Nga có nhu cầu chiến lược “xích lại gần nhau” trước thềm Hội nghị cấp cao G7. Hai bên cần phải cùng gây sức ép cho Mỹ trong các vấn đề I-ran, U-crai-na, biến đổi khí hậu.

Giám đốc Trung tâm thông tin chính trị Nga Mukhin cho biết, vì Thủ tướng Đức Méc-ken sắp mãn nhiệm, ông Ma-crông cần phải phát huy vai trò quan trọng trong công việc châu Âu, để kế thừa vị thế “chủ nhà châu Âu” của bà Méc-ken. Xét từ góc độ của Tổng thống Ma-crông, Tổng thống Pu-tin có thể dành sự hỗ trợ đầy đủ cho mặt này.

Phương tiện truyền thông Pháp phổ biến cho rằng, Tổng thống Ma-crông và Tổng thống Pu-tin tổ chức hội đàm song phương trước thềm Hội nghị cấp cao G7, là “biến hội nghị cấp cao G7 thành Hội nghị cấp cao G8 dưới hình thức khác”. Tuy nhiên, Tổng thống Pu-tin xem ra không mấy cảm kích đối với phiên bản “G7+1” của ông Ma-crông. Tổng thống Pu-tin cho biết, ông càng coi trọng G20, một số tổ chức mang tính khu vực khác cũng hết sức quan trọng, chẳng hạn như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và nhóm BRICS. Ngoài ra, thái độ của hai người về vấn đề Xy-ri cũng tồn tại bất đồng rõ rệt. 

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập