Mẫn Linh

Cảnh sát tại ngũ và giải ngũ của các nước phương Tây giới thiệu cách xử lý hoạt động biểu tình quá khích – cho rằng cảnh sát Hồng Công giữ bình tĩnh và kiềm chế

14-08-2019 14:34:16(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_2019080719252311982

Một số cảnh sát tại ngũ và giải ngũ của các nước Mỹ, Pháp và Anh cho biết, cảnh sát các nước phương Tây thường áp dụng phương thức thi hành pháp luật cứng rắn và quả quyết khi xử lý các hoạt động biểu tình quá khích tương tự như ở Hồng Công mới đây để sớm kiểm soát tình hình. 

Trợ lý Cảnh sát trưởng Cảnh sát Hiu-xtơn, Mỹ Hen-ri Gô-oen (Henry Gowen) cho biết, tại các hoạt động biểu tình, một khi phát hiện bất cứ hành vi nào đe dọa tới an toàn tính mạng của người dân hoặc cảnh sát, cảnh sát sẽ lập tức áp dụng hành động, đây là sự khác biệt giữa hoạt động biểu tình hòa bình và bạo loạn. Nếu phát hiện kẻ phạm pháp, hơn nữa tình hình cam go, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cảnh sát là tách kẻ phạm pháp ra khỏi người dân, đồng thời bắt giữ chúng.

Cựu Cảnh sát trưởng bang Con-nếch-ti-cớt, Mỹ, thám tử lừng danh Hên-ri Li (Henry Lee) cho biết, ở Mỹ, đối với các cuộc biểu tình bạo lực quy mô lớn sẽ huy động cảnh sát bang để xử lý, xe cứu hỏa phun nước xua đuổi, chia tách người biểu tình với quần chúng bằng ô tô phòng chống bạo động, bắt giữ tại chỗ kẻ cầm đầu hoặc người tấn công cảnh sát; nếu quy mô lớn hơn và tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ huy động Lực lượng Cảnh vệ Quốc gia, sử dụng lưu đạn khói, lưu đạn cay, v.v., tuyên bố lệnh khẩn cấp và lệnh giới nghiêm ban đêm. Ông Hen-ri Li cho biết, cảnh sát Hồng Công đã làm rất khá, nhưng có thể tăng cường huấn luyện trong các mặt như thu thập thông tin tình báo, đánh giá tình hình và đưa ra quyết sách, cách ly và xua đuổi bọn côn đồ.

Cựu Phó Cảnh sát trưởng Niu Oóc Hu Mô (Hugh H.Mo) cho rằng, hoạt động biểu tình ở Hồng Công đã hoàn toàn đi ngược quỹ đạo hòa bình, cảnh sát Hồng Công có sự biểu hiện cực kỳ kiềm chế. Ông cho rằng cảnh sát cần phải cứng rắn hơn, sử dụng nhiều biện pháp đa dạng hơn, không thể để tình hình mất kiểm soát. Nếu cảnh sát bắt giữ 1.000 người thì 9.000 người khác sẽ lập tức biến mất.

Kể từ lần đầu bùng phát phong trào biểu tình “áo vàng” ngày 17/11/2018 đến nay, Pháp nhiều lần xảy ra các vụ bạo lực và đập phá nghiêm trọng cũng như các cuộc xung độ quyết liệt giữa cảnh sát và người biểu tình. Chính phủ Pháp giữ lập trường cứng rắn trước các hoạt động biểu tình bạo lực “áo vàng”, trước tiên tăng cường lập pháp, ban hành “Luật Chống tuần hành bạo lực”, cấm che mặt tuần hành, tăng cường khám xét người tuần hành, hoạch định khu vực cấm tuần hành, v.v.. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, cảnh sát đã bắt giữ hàng chục nghìn người từ khi xảy ra phong trào biểu tình “áo vàng”.

Ngày 4/8/2011, cảnh sát quận Tốt-ten-ham (Tottenham), Luân Đôn bắn chết một nam thanh niên, dẫn đến một số người dân địa phương biểu tình phản đối và rất nhanh diễn biến thành cuộc bạo loạn lan rộng đến nhiều thành phố. Nhằm nhanh chóng ổn định tình hình, Chính phủ Anh đã tăng cường triển khai một số đông cảnh sát phòng chống bạo động tại khu vực liên quan, riêng cảnh sát được triển khai tại Luân Đôn đã vượt quá 16 nghìn. Công tác điều tra và bắt giữ liên quan kéo dài tới vài tháng.

Ông An-đi Cu-đơ-rếch, người Anh từng nhậm chức tại lực lượng cảnh sát Hồng Công từ năm 1976 đến năm 1991 cho biết, nếu cảnh sát không sử dụng luật pháp thì có nghĩa là nơi xảy ra bạo loạn sẽ lâm vào tình trạng vô chính phủ. Những kẻ bạo lực ném gạch và bom xăng vào cảnh sát cần phải bị bắt giữ, đưa ra vành móng ngựa.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập