Mẫn Linh

“Địa phủ” đến rồi

Chia sẻ:

Chương trình hôm nay, mời các bạn cùng nghe câu chuyện “’Địa phủ đến rồi’” mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng kể tại Hội nghị mở rộng Ủy ban thường vụ Huyện ủy Lan Khảo tỉnh Hà Nam năm 2014.

图片默认标题_fororder_4

Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nói, làm Bí thư Huyện ủy phải đi khắp các thôn làng trong huyện, làm Bí thư Khu ủy, Thành ủy phải đi khắp các xã, thị trấn, làm Bí thư Tỉnh ủy phải đi khắp các huyện, thành phố. Đồng chí đã thực hiện điều này. Đồng chí đã đến tất cả các thôn làng khi làm Bí thư Huyện ủy, có lúc đạp xe xuống nông thôn. Đồng chí đã đi khắp các xã, thị trấn của Phúc Châu, Ninh Đức trong thời gian làm Bí thư Thành ủy, Khu ủy. Lúc đó, Ninh Đức có 4 thị trấn không thông xe, tôi đã đến ba thị trấn, về sau do chuyển công tác, có một thị trấn chưa đến. Có một xã Hạ Đảng, lúc tôi đi đúng là vượt mọi chông gai, lội suối trèo đèo, Bí thư đảng ủy xã cầm dao dựa phát cỏ dại ở đằng trước, ông nói:

“Con đường này gần hơn một chút, đi men theo bờ sông”.

Trên đường, bà con nói:

“Địa phủ” đến rồi.

Họ gọi Bí thư đảng ủy địa phương là “địa phủ”, có nghĩa là tri phủ. Bà con bưng cơm, bưng rượu, tự phát kê các đòn gánh bên đường, mỗi đòn đều đựng nước uống mát mẻ, làm bằng thảo dược địa phương, còn có nước đậu xanh, nói:

“Các đồng chí uống nhé, đi đường vật vả”.

 Nơi đó gọi là huyện Thọ Ninh, Phùng Mộng Long, tác giả của “Cảnh Thế Thông Ngôn”, một trong bộ sách “Tam ngôn” đời nhà Minh từng làm tri huyện ở đó. Phùng Mộng Long đến đó nhậm chức phải đi quãng đường mất nửa năm. Lúc đó, đồng chí Tập Cận Bình có một cảm xúc

“Một tri huyện thời phong kiến tài cao bát đẩu, dù gian khổ thế nào cũng đi, cớ sao người Cộng sản chúng ta lại không bằng một viên quan của thời phong kiến hay sao”?

Sau khi đến nơi, thấy văn phòng đảng ủy xã đặt trong một chuồng bò qua cải tạo, rất chật hẹp. Cầu phương Nam là cầu hành lang, đồng chí Tập Cận Bình và các cán bộ làm việc trên một cây cầu, kê vài chiếc ghế tre, ngăn cách bằng một tấm bình phong giản dị, hội họp, ăn cơm, nghỉ ngơi, tắm rửa đều trên cầu. Hiện nay, bộ mặt xã Hạ Đảng đã thay đổi hoàn toàn. Lúc đó, đồng chí thấy vài ngôi nhà thờ ở đó, do ai xây nhỉ?

“Giáo sĩ truyền đạo phương Tây thế kỷ 18. Bất kể họ xuất phát từ mục đích gì, nhưng sứ mệnh truyền đạo không thua kém gì Đảng Cộng sản chúng ta”!

 Sau khi đến Chiết Giang làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí đến hết các huyện, thành phố và quận, sau đó đề xuất “chiến lược Tám-Tám” về sự phát triển của Chiết Giang, tức phát huy ưu thế về 8 mặt, áp dụng biện pháp 8 mặt. Đây là gì? Đây chính là phải đích thân làm rõ tình hình thực tế, nắm bắt tài liệu đầu tay.

“Đừng ăn bánh do người khác nhai, chúng ta không phải trẻ con, còn để người ta bón? Hiện nay, biện pháp tìm hiểu thực tế nhiều hơn, điện thoại, tiểu blog, wechat đều rất nhanh, biện pháp làm công tác quần chúng của chúng ta tốt hơn”.

图片默认标题_fororder_5

Trên đây là câu chuyện “ ‘Địa phủ’ đến rồi” mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng kể.

Phùng Mộng Long là nhà văn, nhà ký khúc xuất sắc đời nhà Minh, thu thập sáng tác “Dụ thế minh ngôn”, “Cảnh thế thông ngôn”, “Tỉnh thế hằng ngôn” được gọi chung là “Tam ngôn”, trở thành đại diện kinh điển của truyện ngắn bạch thoại cổ đại Trung Quốc. Điều ít người biết đến là, Phùng Mộng Long còn là một quan chức liêm khiết cần mẫn thương dân. Năm 1634, Phùng Mộng Long, 60 tuổi, đến Thọ Ninh, Phúc Kiến làm tri huyện, trong nhiệm kỳ 4 năm của ông, đã để lại tiếng thơm “chính giản hình thanh, thủ thượng văn học, ngụ dân dĩ ơn, đãi sĩ hữu lễ”.

Sau khi giữ chức tri huyện, Phùng Mộng Long bắt đầu điều tra sâu toàn phương diện đối với Thọ Ninh, tìm hiểu tình hình thực tế. Ông quan tâm sản xuất nông nghiệp, phát hiện rất nhiều đồng ruộng của Thọ Ninh đều do đục đá mà hình thành, chỉ cần có chút đất cát là có thể trồng lúa. Ông thừa biết lý lẽ “đồng ruộng phải dựa vào nước”, đường nước thống suốt, ruộng đất sẽ phì nhiêu; đường nước ùn tắc, ruộng đất sẽ cằn cỗi. Qua điều tra, ông còn phát hiện, bón phân hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, nhưng mùa đông đốt rừng lấy tro, đâu đâu cũng có xưởng tro, lại do sợ đốt mất cây cối, cho nên tập trung lá rụng và cỏ khô trên đất trống để đốt, thường gây hỏa hoạn, cần phải cấm. Những tình hình này đều là tài liệu đầu tay do ông điều tra thực tế mới có được.

图片默认标题_fororder_7

Tổng Bí thư Tập Cận bình từng công tác hai năm tại khu vực Ninh Đức mà Thọ Ninh sở tại, có đan xen về địa lý với Phùng Mộng Long. Cũng như Phùng Mộng Long vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đi khắp 9 huyện trong 3 tháng giữ chức ở Ninh Đức, sau đó lại đi khắp tuyệt đại đa số xã và thị trấn toàn khu. Trong đó có xã Hạ Đảng của huyện Thọ Ninh. Ngày 19/7/1989, khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình lần đầu tiên đến xã Hạ Đảng, đây là “xã 5 không” không có đường ô-tô, không có nước máy, không có đèn điện, không có thu nhập ngân sách, không có trụ sở chính quyền, đến các xã và thị trấn láng giềng phải lội suối trèo đèo, đi bộ hơn chục cây, làm buôn bán chỉ có thể dựa vào vai gánh lưng thồ. Đi trên đường núi khúc khuỷu, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đi bộ mấy tiếng đồng hồ mới đến xã Hạ Đảng. Ngày 26/7/1989, đồng chí một lần nữa đội mưa đi bộ 3 cây đến thôn Hạ Bình Phong, xã Hạ Đảng khảo sát tình hình thiên tai lũ lụt, thăm hỏi quần chúng ở khu vực thiên tai. Những cuộc điều tra như vậy, thể hiện sống động tác phong cầu thực “ăn bánh người khác đã nhai không ngon” mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình tuân thủ.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể câu chuyện của Phùng Mộng Long về “giữ chức đi khảo sát nửa năm”, kết hợp từng trải “vượt mọi chông gai, lội suối trèo đèo” xuống cơ sở của mình, chính là muốn tái khẳng định tầm quan trọng của điều tra nghiên cứu, khích lệ cán bộ lãnh đạo phải hướng tầm mắt xuống cơ sở, liên hệ quần chúng.

图片默认标题_fororder_3

Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, “điều tra nghiên cứu là nền tảng mưu cầu phát triển, là con đường hướng tới thành công. Không có điều tra thì không có quyền phát ngôn, càng không có quyền quyết sách”. Đồng chí nói “tai nghe không bằng mắt thấy, mắt thấy không bằng thực tiễn bằng chân”, khích lệ đông đảo cán bộ xuống cơ sở “bén rễ”, “đồ ăn ngọt hay đắng, thử rồi mới biết, đường đi bằng phẳng hay hiểm trở, đi rồi mới biết”, khuyến cáo đông đảo cán bộ lấy thực tiễn làm thước đo, “biết chút lý lẽ trên giấy không ăn thua, nắm rõ tình hình phải dựa vào thực tiễn nghiêm chỉnh”, hiệu triệu đông đảo cán bộ không chấp nhận lời nói suông, không làm việc giả dối.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập