Mẫn Linh

Nhà văn Liễu Thanh đi thực tế tại thôn Hoàng Phủ

24-07-2019 10:38:22(GMT+08:00) Theo tin Đài chúng tôi
Chia sẻ:

Tuần trước, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập 70 năm thành lập Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc và Hội Nhà văn Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư mừng tới hai hội, gửi lời hỏi thăm chân thành tới đông đảo người làm công tác văn học nghệ thuật. Về công tác văn học nghệ thuật, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh “văn học nghệ thuật phục vụ nhân dân”, quan điểm giá trị cơ bản nhất này. Một tác phẩm xuất sắc phản ánh năng lực và trình độ sáng tác và sáng tạo văn hóa của một dân tộc và một quốc gia. Một số sáng tác văn học nghệ thuật có giá trị và ý nghĩa đều cần phản ánh hiện thực, đều cần có lợi cho giải quyết vấn đề hiện thực. Sáng tác văn học nghệ thuật có 100 lối, 1000 lối, nhưng lối căn bản nhất, cốt lõi nhất và vững chắc nhất là bén rễ vào nhân dân, vào cuộc sống.  Phát biểu tại cuộc tọa đàm về công tác văn học nghệ thuật năm 2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng kể câu chuyện của nhà văn Trung Quốc Liễu Thanh để nhấn mạnh quan điểm “văn học nghệ thuật phục vụ nhân dân”. Sau đây, mời các bạn tìm hiểu câu chuyện “Nhà văn Liễu Thanh đi thực tế tại thôn Hoàng Phủ” qua lời kể của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

图片默认标题_fororder_4

“Năm 1982, trước khi đi huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc công tác, một số người quen đến tiễn tôi, trong đó có nhà văn, nhà biên kịch xưởng phim Bát Nhất Vương Nguyện Kiên. Ông nói với tôi rằng, anh xuống nông thôn, phải như nhà văn Liễu Thanh, đi sâu vào cuộc sống của bà con, cùng ăn cùng ở với bà con nông dân. Để đi sâu vào cuộc sống của nông dân, nhà văn Liễu Thanh từng đảm nhiệm Phó Bí thư Huyện ủy huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, sau đó thôi chức Phó Bí thư, làm Uỷ viên thường trực Huyện ủy, và định cư tại thôn Hoàng Phủ của huyện, đi thực tế 14 năm, tập trung tinh thần và sức lực sáng tác cuốn “Sáng nghiệp sử”. Bởi vì ông hiểu sâu về cuộc sống nông dân vùng Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, cho nên những nhân vật dưới ngòi bút của ông mới sống động như vậy. Nhà văn Liễu Thanh biết rõ niềm vui nỗi sầu của bà con, Trung ương đưa ra một chính sách liên quan đến nông thôn, nông dân, trong đầu ông lập tức có thể tưởng tượng bà con nông dân vui hay buồn”.

图片默认标题_fororder_10

Liễu Thanh, tên thật là Lưu Uẩn Hoa, nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân, bắt đầu sáng tác văn học từ thập niên 30 của thế kỷ 20, xuất bản cuốn tiểu thuyết dài tập đầu tay mang tên “Trồng cốc ký” năm 1947. Năm 1960, nhà văn Liễu Thanh lại kết hợp từng trải 14 năm cuộc sống nông thôn hoàn thành cuốn tiểu thuyết dài tập như sử thi mang tên “Sáng nghiệp sử”, xác lập vị thế trên văn đàn Trung Quốc.

Nếu như nhà văn Liễu Thanh còn sống, năm 2016 vừa tròn 100 tuổi. Khác với sự cặm cụi miệt mài đèn sách của người khác, ông chủ động bén rễ 14 năm tại thôn Hoàng Phủ, huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, thấu hiểu về các nhân vật, phong tục tập quán và kết cấu tâm lý của nông thôn, điều này đã cung cấp vốn liếng bất tận cho ông sáng tác “Sáng nghiệp sử”. Chính vì vậy, nhà văn Liễu Thanh mới trở thành người thực tiễn cần cù của tinh thần Tọa đàm văn học nghệ thuật Diên An, trở thành mẫu mực “đi sâu thực tế, bén rễ vào nhân dân” của giới văn học nghệ thuật.

Nhà văn Liễu Thanh hiểu rõ niềm vui nỗi buồn của bà con, vì vậy đã thành công sáng tác những hình ảnh văn học hết sức thành công như Lưu Sinh Bảo, Lão hán Lương Tam, Quách Thế Phú, Diêu Sĩ Kiệt, Quách Chấn Sơn v.v, và từ những sự sống cá thể có máu có thịt này, đã thể hiện diện mạo lịch sử hoành tráng trong tiến trình cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp nước ta. Nhà văn Liễu Thanh không phải miêu tả nhân vật đơn giản, mà là thâm canh tinh tế, miêu tả thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Có người cho rằng, không có kinh nghiệm bén rễ 14 năm, thì không thể sáng tác ra tác phẩm gần gũi như “Sáng nghiệp sử”.

Chính vì bén rễ vào nhân dân, mới giành được sức sống và sức lan tỏa bất tận cho cuốn “Sáng nghiệp sử”. Văn đàn đương đại Trung Quốc có cách nói: “Tam Hồng nhất Sáng”, là chỉ “Hồng kỳ phổ”, “Hồng Nhan”, “Hồng Nhật”, cũng như “Sáng nghiệp sử”, cuốn tiểu thuyết kinh điển cách mạng được công nhận này.

图片默认标题_fororder_9

“Tại sao vấn đề của con người là một vấn đề căn bản, vấn đề nguyên tắc”. Năm 1942, Mao Trạch Đông đề xuất thức tỉnh lòng người phương hướng căn bản về văn học nghệ thuật là phục vụ công nông binh, nhân dân đại chúng. Trải qua hơn 70 năm sóng gió, “vì nhân dân đại chúng” đã trở thành nền màu giá trị của văn học xã hội chủ nghĩa. Tháng 10 năm 2014, tại Tọa đàm công tác văn học nghệ thuật, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kể câu chuyện nhà văn Liễu Thanh sống hoà đồng với quần chúng, chính là nhằm tái khẳng định quan niệm giá trị cơ bản nhất như “văn học nghệ thuật phục vụ nhân dân”, chỉnh chính xác tay lái phát triển văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa trong xã hội ngày nay với quan niệm tư tưởng biến đổi sâu sắc, văn hóa đa nguyên không ngừng xuất hiện. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề xuất “kiên trì định hướng sáng tác lấy nhân dân làm trung tâm”, theo đồng chí, nhân dân không phải là ký hiệu trừu tượng, mà là những con người cụ thể, có máu có thịt, có tình cảm, có tình yêu, có căm ghét, có giấc mơ, cũng có xung đột và đấu tranh nội tâm. Bởi vậy, lấy nhân dân làm trung tâm không thể dừng lại trên cửa miệng, càng không thể thay thế cảm nhận của nhân dân bằng cảm nhận của cá nhân mình. Trời là bầu trời của thế giới, đất là mảnh đất của Trung Quốc, chỉ có ăn sâu bén rễ vào quần chúng nhân dân, văn học nghệ thuật mới có được sức mạnh bất tận để đâm trồi nảy lộc.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập