Duy Hoa

Di chỉ thành cổ Lương Chử ở Hàng Châu tỉnh Chiết Giang Trung Quốc được công nhận là Di sản Thế giới, thể hiện thành tựu lớn nhất của nền văn minh thành phố tiền sử ở lưu vực sông Trường Giang

22-07-2019 09:37:06(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Ngày 6/7, giờ địa phương, Kỳ họp lần thứ 43 của Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thủ đô Ba-cu (Baku), A-déc-bai-gian thông qua nghị quyết công nhận chỉ thành cổ Lương Chử của Trung Quốc là Di sản Thế giới. Tính đến nay, Trung Quốc cả thảy có 55 Di sản Thế giới. Thành cổ Lương Chử là sự chứng kiến độc đáo và phát hiện khảo cổ về nền văn minh và văn hóa Trung Hoa.

图片默认标题

Ở hạ du sông Trường Giang, Trung Quốc có một hồ nước tên gọi Thái Hồ, thời xưa có tên là “Chấn Trạch”. Di chỉ Lương Chử cách đây hơn 5.000 năm nằm ở phía tây-nam lưu vực vòng quanh Thái Hồ, cả thảy phát hiện hơn 1.000 di chỉ về văn hóa Lương Chử, trong đó, di chỉ Lương Chử được công nhận là Di sản Thế giới bao gồm di chỉ thành cổ, hệ thống thủy lợi ngoài thành cổ, các ngôi mộ có đẳng cấp khác nhau (bao gồm đàn tế), cũng như các cổ vật được khai quật với đồ ngọc là đại diện tiêu biểu...

图片默认标题_fororder_良渚遗址1

Thành cổ Lương Chử nằm ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang bắt đầu xây dựng vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, là trung tâm tập trung đông người lớn nhất và di chỉ thành cổ duy nhất trong di chỉ Lương Chử, vì vậy được coi là trung tâm quyền lực và tín ngưỡng của văn hóa Lương Chử, đô thành của nền văn minh Lương Chử. Khu vực này có khí hậu dễ dịu, nhiều sông ngòi, tài nguyên phong phú, thích hợp cho người dân cư trú, dần dần hình thành quốc gia thời kỳ đầu mang tính khu vực có phân tầng xã hội rõ nét và tín ngưỡng thống nhất, dựa vào sự nâng đỡ kinh tế của nông nghiệp lúa gạo. Nhân viên công tác Bảo tàng Lương Chử Vương Kỳ Trình nói:

“Di chỉ Lương Chử là một mô thức văn minh khác hẳn trên thế giới, nó là quốc gia được xây dựng dựa trên phát triển nông nghiệp lúa nước ở vùng bùn lấy và vùng đất ngập nước, đây là điểm đặc biệt của Lương Chử. Vậy, điểm khác biệt to lớn giữa xã hội Lương Chử và nền văn hóa trước đó là gì? Mạch máu kinh tế-xã hội của Lương Chử là lúa nước”.

图片默认标题_fororder_水稻种植1

Qua khảo cổ phát hiện, trong thời kỳ Hà Mẫu Độ cũng trồng lúa nước, diện tích ruộng lúa nước là khoảng 30-40 mét vuông, đa số trồng ở ruộng thấp trũng do tự nhiên hình thành, trong khi diện tích ruộng lúa nước ở di chỉ Lương Chử lên đến 50.000 mét vuông, sản lượng đạt 9,33 ki-lô-gam/héc-ta, từ đó có thể biết trình độ phát triển lúa nước trong thời kỳ Lương Chử rất tiên tiến. Trình độ phát triển tiên tiến này không những thể hiện ở diện tích lúa gạo, mà còn thể hiện ở công cụ sản xuất nông nghiệp. Ông Vương Kỳ Trình nói: 

图片默认标题_fororder_水稻种植6

“Khi so sánh kinh tế các thời đại, không phải chỉ xem sản xuất sản phẩm gì trong thời đại này, mà phải xem sản xuất bằng công cụ gì, đây là sự khác biệt về kinh tế. Ở Trung Quốc thời đó, nhiều khu vực sử dụng cái mai khi sản xuất nông nghiệp, trong khi Lương Chử dẫn đầu phổ biến cái cày ở khu vực vòng quanh Thái Hồ, do đó, đây là sự đột phá rất quan trọng của văn hóa Lương Chử trong nông nghiệp”.

图片默认标题_fororder_水利系统4

Những năm qua, thông qua điều tra và khai quật thử, đã xác nhận có một hệ thống thủy lợi trên diện rộng ở phía tây-bắc thành cổ Lương Chử, hiện đã phát hiện 11 đập nước, chủ yếu xây dựng ở vị trí cổng vào thung lũng giữa núi Đại Già và núi Đại Hùng, chia thành nhóm đập nước ở vị trí thấp và nhóm đập nước ở vị trí cao, hình thành hai hệ thống phòng hộ. Theo đánh giá bước đầu, cả hệ thống thủy lợi sẽ hình thành bể chứa nước rộng khoảng 13 ki-lô-mét vuông, có thể chứa xấp xỉ 50 triệu mét khối nước. Khi đề cập tới chức năng hệ thống thủy lợi, nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu văn vật và khảo cổ tỉnh Chiết Giang Vương Ninh Viễn nói: 

图片默认标题_fororder_水利系统7

“Một mặt là phòng chống lũ lụt, nơi đây có nhiều lượng mưa do gió mùa mang lại, chúng tôi cho rằng ở Lương Chử thời kỳ đó hàng năm có lượng mưa khoảng 1.600 mi-li-mét, có khả năng chỉ trong 2-3 ngày, lượng mưa đã chiếm khoảng 1/3 cả năm, như vậy sẽ xảy ra lũ lụt, sau khi xây dựng đập nước, người Lương Chử trữ nước lũ trong đập. Chức năng trữ nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người Lương Chử, vì đối với người Lương Chử, phương thức giao thông chủ yếu nhất là qua hệ thống giao thông trên mặt nước. Chúng tôi chứng thực niên đại xây dựng tường thành của thành cổ Lương Chử có khả năng muộn hơn niên đại xây dựng đập nước, như vậy có khả năng hệ thống thủy lợi sau khi xây xong đã tạo điều kiện cho vận chuyển một lượng lớn vật liệu xây dựng thành cổ Lương Chử. Mặt khác, có chức năng tưới tiêu, ở khu vực ngoài đập nước chúng tôi phát hiện ruộng lúa nước có khả năng tồn tại, vậy thì có khả năng tồn tại tình trạng cấp nước tự chảy và tưới tiêu”.

Hệ thống thủy lợi cỡ lớn trong thành cổ Lương Chử là hệ thống quản lý tài nguyên nước được quy hoạch khoa học sớm nhất ở Trung Quốc, có thể nói là kiệt tác trong lịch sử quy hoạch và xây dựng thành phố. Ông Vương Ninh Viễn cho biết, tuy trải qua hơn 5.000 năm, hệ thống thủy lợi hiện vẫn phát huy vai trò rất lớn ở địa phương.

图片默认标题_fororder_玉琮王7

Một vật chứng quan trọng khác của nền văn minh Lương Chử là những cổ vật được khai quật ra như đồ ngọc. Là hình thức vật chất hóa về quan điểm chính quyền, đẳng cấp và tôn giáo, đồ ngọc dùng trong nghi lễ của nền văn minh Lương Chử có đẳng cấp cao, trình độ chế tác điêu luyện, không những thể hiện trình độ cao nhất của kỹ năng chế tác đồ ngọc của Lương Chử, mà còn phản ánh tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo phức tạp ở Lương Chử, trở thành cội nguồn quan trọng của “lễ giáo” ảnh hưởng Trung Quốc hàng nghìn năm. Được biết, số lượng đồ tùy táng trong các ngôi mộ ở di chỉ lên đến hơn 2.500 chiếc, trong đó vua ngọc tông khai quật từ ngôi mộ số 12 ở di chỉ Dao Sơn là cổ vật nổi tiếng nhất của nền văn hóa Lương Chử, nặng 6,5 ki-lô-gam, họa tiết trên ngọc tông hết sức tinh tế, có thể nói là điêu khắc tinh vi. Nhân viên công tác ở Bảo tàng Lương Chử nói:

“Chúng tôi phát hiện, mỗi đường nét trung bình rộng 0,19 mi-li-mét, đường nét rất nhỏ, trong khi in 3D, đường nét rộng khoảng 0,3 mi-li-mét, có nghĩa là phương thức in 3D truyền thống là không thể đạt độ chuẩn xác như ngọc tông thời xưa. Từ thiết kế ban đầu đến chạm khắc, người thợ phải có kỹ năng hết sức điêu luyện mới chế tác được”.

图片默认标题_fororder_反山12号墓地

Nhân viên công tác này giới thiệu, sự khác biệt của các ngôi mộ và số lượng đồ tùy táng đã nói lên sự phức tạp của tầng lớp xã hội. 

“Chúng tôi thường phân chia ba tầng lớp: hoàng gia, quý tộc và cư dân bình thường. Chẳng hạn, chủ nhân ngôi mộ số 14 ở di chỉ Phản Sơn, trong hầm mộ có 388 đồ tùy táng, 370 đồ ngọc, đại diện tầng lớp cao nhất. Trong hầm mộ của chủ nhân ngôi mộ này cùng lúc có 2 loại đồ tùy táng: một là ngọc tông tượng trưng cho thần quyền, kia là đồ ngọc hình rìu tượng trưng cho vương quyền, do vậy, tầng lớp thống trị cao nhất cùng lúc sở hữu 2 loại đồ tùy táng này. Trong khi quý tộc không có đồ ngọc hình rìu tượng trưng cho vương quyền, cư dân bình thường thì chủ yếu sở hữu đồ gốm”.

图片默认标题_fororder_良渚遗址2

Phó Cục trưởng Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc Tống Tân Triều cho biết, so với di chỉ thành cổ thời kỳ đầu ở lãnh thổ Trung Quốc, di chỉ thành cổ Lương Chử thể hiện thành tựu lớn nhất của nền văn minh thành phố tiền sử ở lưu vực sông Trường Giang từ trước đến nay; trong cả khu vực Đông Á, trong “Danh sách Di sản Thế giới” và “Danh sách dự bị” trước đây không có di chỉ khảo cổ về “quốc gia thời kỳ đầu” và “nền văn minh thành phố” có thể so sánh với di chỉ thành cổ Lương Chử. Ông Tống Tân Triều nói:

“Di chỉ thành cổ Lương Chử đã cung cấp chứng cứ rõ ràng về sự phát triển của sự đồng thuận về văn hóa, tổ chức chính trị xã hội và văn hóa xã hội của khu vực này nói riêng và Trung Quốc nói chung từ thời kỳ cuối của thời đại đồ đá mới đến thời kỳ đầu của thời đại đồ đồng đen. Di chỉ thành cổ Lương Chử phản ánh sự chuyển tiếp từ xã hội quy mô nhỏ trong thời đại đồ đá mới sang đơn vị chính trị tổng hợp quy mô lớn có chế độ đẳng cấp, nghi lễ và thủ công mỹ nghệ. Nó đại diện cho thành tựu của nền văn minh lúa nước tiền sử vĩ đại cách đây hơn 5.000 năm của Trung Quốc, là đại diện tiêu biểu cho nền văn minh đô thị cổ đại”. 

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập