Mẫn Linh

“Chuẩn bị chịu thiệt”

17-07-2019 11:11:19(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trung Quốc có câu tục ngữ nói rằng: “Bị thiệt là phúc”. Có nghĩa là muốn trở thành người có năng lực cần có tinh thần chịu khó, bị thiệt mới có thể đi đến thành công. Đây là tư duy “giới hạn đỏ”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng kể câu chuyện “chuẩn bị chịu thiệt” về các nhà lãnh đạo tiền bối Trung Quốc khéo vận dụng tư duy “giới hạn đỏ” để yêu cầu cán bộ lãnh đạo các cấp tăng cường ý thức rủi ro, sẵn sàng ứng phó mọi mâu thuẫn, rủi ro và thách thức dưới bất cứ hình thức nào. Sau đây là câu chuyện mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng kể:

“Năm 1945, đồng chí Mao Trạch Đông đọc báo cáo kết luận tại Đại hội lần thứ 7 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi nói đến “chuẩn bị chịu thiệt”, chuẩn bị đối mặt khó khăn, đồng chí đã liệt kê liền một mạch 17 điều khó khăn: Điều thứ nhất, nước ngoài chửi; điều thứ 2, trong nước mắng chửi; điều thứ 3, bị Quốc Dân Đảng chiếm mấy căn cứ địa cách mạng; điều thứ 4, bị Quốc Dân Đảng tiêu diệt hàng chục nghìn quân ta; điều thứ 5, ngụy quân hoan nghênh Tưởng Giới Thạch; điều thứ 6, bùng nổ nội chiến; điều thứ 7, xuất hiện nhân vật như vị tướng Anh Ronald Mackenzie Scobie, Trung Quốc trở thành Hy Lạp; điều thứ 8, “không công nhận Ba Lan”, tức là vị thế của Đảng Cộng sản không được công nhận; điều thứ 9, hàng chục nghìn đảng viên bỏ chạy và rời khỏi hàng ngũ của Đảng; điều thứ 10, nội bộ Đảng xuất hiện tâm lý bi quan, tâm trạng mệt nhọc; điều thứ 11, thiên tai thịnh hành, vùng đất hoang vu; điều thứ 12, gặp phải khó khăn về kinh tế; điều thứ 13, quân địch tập kết ở khu vực Hoa Bắc; điều thứ 14, Quốc Dân Đảng thực thi âm mưu ám sát những đồng chí phụ trách của Đảng ta; điều thứ 15, cơ quan lãnh đạo của Đảng có sự bất đồng về ý kiến; điều thứ 16, giai cấp vô sản quốc tế không viện trợ Đảng ta trong thời gian dài; điều thứ 17, những sự việc khác bất ngờ. Đồng chí Mao Trạch Đông nói: “Nhiều sự việc là nằm ngoài dự báo, nhưng nhất thiết phải nghĩ đến, nhất là cán bộ cấp cao của Đảng ta phải có chuẩn bị về tinh thần, chuẩn bị ứng phó những khó khăn to lớn, ứng phó tình hình hết sức bất lợi. Chúng ta phải nghĩ thấu suốt về những điều này”. Đồng chí Đặng Tiểu Bình nhiều lần nhấn mạnh: “Chúng ta phải xác định điểm tựa của công tác là ứng phó những rủi ro lớn có khả năng xuất hiện, phải chuẩn bị sẵn biện pháp ứng phó. Như vậy, dù xuất hiện rủi ro lớn, trời cũng không sập đâu”. Sự trình bày như vậy, các đồng chí Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã nói nhiều và rất sâu sắc, là kinh nghiệm và trí tuệ chính trị rất quan trọng trong quản lý Đảng, quản lý Nhà nước”.

图片默认标题_fororder_4

Đại hội lần thứ 7 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông là bậc thầy chiến lược giỏi về vận dụng tư duy “giới hạn đỏ”. Theo Chủ tịch Mao Trạch Đông, việc nào cũng nên chuẩn bị trước, phải nghĩ đến trường hợp khó khăn nhất, xấu nhất, nỗ lực tranh thủ kết quả tốt nhất. Đây là phương pháp tư duy, phương pháp làm việc và phương pháp lãnh đạo. Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể câu chuyện này đã thể hiện tư duy “giới hạn đỏ” này.

Lúc diễn ra Đại hội lần thứ 7 Đảng Cộng sản Trung Quốc, bộ mặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những đổi thay quan trọng. Sau phong trào chấn chỉnh tác phong Diên An, toàn Đảng đã thực hiện sự thức tỉnh vĩ đại về tư tưởng và hành động, thực hiện khối đoàn kết và thống nhất mới; Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành một chính đảng lớn mạnh có kinh nghiệm phong phú, có 1 triệu 210 nghìn đảng viên, trở thành “trọng tâm trong cuộc kháng chiến chống Nhật, cứu nước của nhân dân Trung Quốc”, “trọng tâm trong cuộc giải phóng nhân dân Trung Quốc”, “trọng tâm trong cuộc chiến đánh bại kẻ xâm lược, xây dựng nước Trung Hoa mới”; quân đội nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phát triển đến có 910.000 quân, 2.200.000 dân quân, dân số ở vùng giải phóng lên tới 9.550.000 người. Đúng như Chủ tịch Mao Trạch Đông nói, “Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ lớn mạnh như hiện nay, căn cứ địa cách mạng chưa bao giờ có dân số đông và quân đội lớn mạnh như hiện nay, uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong người dân ở khu vực bị quân xâm lược Nhật và Quốc Dân Đảng thống trị hiện cũng lập mức cao nhất, lực lượng cách mạng của nhân dân Liên Xô và các nước hiện cũng phát triển đến mức lớn mạnh nhất. Trong những điều kiện này, đánh bại kẻ xâm lược, xây dựng nước Trung Hoa mới, có thể nói là điều hoàn toàn có thể ”.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước rất tốt, mọi người chuẩn bị hoan hô, trong báo cáo của Đại hội lần thứ 7 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông lại nhấn mạnh phải “chuẩn bị chịu thiệt”, “càng phải chuẩn bị trước khó khăn” trong khi nhìn thấy “ánh sáng”, thậm chí rất bất ngờ cho biết tán thành ý kiến “Trung Quốc có khả năng trở thành nửa thuộc địa của Mỹ” sau khi kết thúc chiến tranh. Chủ tịch Mao Trạch Đông còn liệt kê liền một mạch “17 điều khó khăn” có khả năng xuất hiện. Điều này thể hiện phương pháp tư duy và nghệ thuật lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong “xây dựng chính sách của chúng ta dựa trên trường hợp tồi tệ nhất”, cũng noi gương cho chúng ta kiên trì và giỏi về vận dụng tư duy “giới hạn đỏ” để làm nên sự nghiệp.

Trong thời kỳ trước mắt và sau này, Trung Quốc đối mặt nhiều mâu thuẫn, rủi ro và thách thức trên quốc tế và trong nước, các mâu thuẫn và rủi ro đan xen nhau, tác động lẫn nhau, trong bối cảnh thời đại này, Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể lại câu chuyện các nhà lãnh đạo của Đảng như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, v.v. giỏi về vận dụng tư duy “giới hạn đỏ”, việc gì cũng phải chuẩn bị trước, nghĩ đến trường hợp xấu nhất, phấn đấu tranh thủ kết quả tốt nhất.

Trong hoạt động giáo dục, thực tiễn đường lối quần chúng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cảnh báo rằng: “Nếu vấn đề tác phong không được giải quyết tốt, cũng có thể xuất hiện thời khắc ‘Bá vương biệt cơ’”; tại cuộc Mít tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình căn dặn rằng: “Phải chuẩn bị ứng phó thách thức nghiêm trọng, phòng chống rủi ro nghiêm trọng, khắc phục trở lực to lớn, giải quyết mâu thuẫn nghiêm trọng vào mọi lúc”. Chủ tịch Tập Cận Bình còn nhiều lần nhấn mạnh: “Nếu đề phòng không kịp thời, ứng phó bất lực, mâu thuẫn và rủi ro sẽ truyền sang lĩnh vực khác, chồng chất, diễn biến, leo thang, khiến mâu thuẫn, rủi ro và thách thức nhỏ biến thành mâu thuẫn, rủi ro và thách thức lớn; mâu thuẫn, rủi ro và thách thức cục bộ biến thành mâu thuẫn, rủi ro và thách thức gây ảnh hưởng đến cả hệ thống; mâu thuẫn, rủi ro và thách thức trên trường quốc tế diễn biến thành mâu thuẫn, rủi ro và thách thức trong nước; mâu thuẫn, rủi ro và thách thức trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, sinh thái biến thành mâu thuẫn, rủi ro và thách thức trong lĩnh vực chính trị, cuối cùng gây nguy hại đến vị thế cầm quyền của Đảng và an ninh quốc gia”.

 

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập