Mẫn Linh

Đọc hiểu và thông thạo nguyên tác

22-05-2019 08:38:45(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trung Quốc và Việt Nam đều là nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Chủ nghĩa Mác là tư tưởng mà mỗi đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cần học tập.

Nhưng có lẽ các cán bộ đảng viên sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình đọc nguyên tác của tư tưởng này.

Tại Lễ khai giảng lớp đào tạo đợt 2 học kỳ mùa Xuân năm 2011 Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã giới thiệu tường tận quan điểm về “đọc nguyên tác” của các bậc thầy cách mạng như Các Mác, Lê-nin, Mao Trạch Đông, v.v., trình bày và giải thích nên khắc phục như thế nào những khó khăn gặp phải trong khi đọc nguyên tác.

Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ kể chuyện Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình khuyên răn các cán bộ đảng viên Trung Quốc “Đọc hiểu và thông thạo nguyên tác”.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình thẳng thắn cho rằng, đối với đông đảo cán bộ đảng viên, gặp khó khăn trong giai đoạn đầu đọc nguyên tác là điều khó tránh khỏi, nhưng Chủ nghĩa Mác là chân lý khoa học chỉ đạo giai cấp công nhân nhận thức và cải tạo thế giới, miễn là nỗ lực, nhất định sẽ đọc hiểu và thông thạo nguyên tác. Tổng Bí thư trích dẫn lời tựa tập 3 của bộ “Tư Bản Luận”, Ăng-ghen, nói rằng: “Một người nếu muốn nghiên cứu vấn đề khoa học, trước tiên phải biết đọc nguyên tác của tác giả khi đọc tác phẩm mình muốn sử dụng, hơn nữa ngay từ đầu không nên tổng kết những thứ không có trong nguyên tác”.

图片默认标题_fororder_6

Bản thảo "Tư bản luận" viết tay

Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng nhắc đến câu chuyện của Các Mác với “Tư Bản Luận”. Sau khi xuất bản tập 1 bộ “Tư Bản Luận”, Các Mác từng nói: “Cho đến nay, phương pháp phân tích mà tôi sử dụng, còn chưa có ai vận dụng vào vấn đề kinh tế, như vậy đã khiến bạn gặp phải khó khăn khi đọc những chương đầu”. “Đây là điều bất lợi, về điều này, tôi chẳng có biện pháp khác, chỉ có đề xuất trước và lưu ý điều này với bạn đọc theo đuổi chân lý. Trong quá trình theo đuổi khoa học không có con đường bằng phẳng, chỉ có những người không ngại gian nan, leo núi theo đường dốc đứng, mới có triển vọng đến đỉnh điểm sáng chói”.

图片默认标题_fororder_马克思1

Các Mác

Tổng Bí thư Tập Cận Bình còn đề cập đến hai nhân vật lịch sử, đó là Lê-nin và cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Để làm rõ vấn đề quốc gia—“vấn đề phức tạp nhất và khó làm rõ nhất này”, Lê-nin từng đề nghị sinh viên dành thời gian “đọc ít nhất vài tác phẩm chính của Các Mác và Ăng-ghen”. Lê-nin nói: “Ban đầu, có lẽ có người cảm thấy khiếp sợ vì nội dung khó hiểu, cho nên phải một lần nữa lưu ý các bạn từng cảm thấy phiền não, đối với những nội dung đọc không hiểu trong lần đầu, thì lần sau đọc lại, hoặc sau này nghiên cứu vấn đề này từ góc độ khác, bạn sẽ hiểu”. Lê-nin nhấn mạnh: “Những người muốn nghiên cứu nghiêm túc và hiểu thấu suốt, thì phải nghiên cứu nhiều lần, thảo luận nhiều lần, suy nghĩ từ các mặt mới có thể hiểu biết thông thạo”.

Chủ tịch Mao Trạch Đông nhấn mạnh thái độ khoa học, tức thái độ thực sự cầu thị, bắn tên có đích, “Không có thái độ khoa học, tức là không có thái độ thống nhất giữa lý luận với thực tiễn theo Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, là thiếu tính Đảng, hoặc nói là tính Đảng chưa đủ”. Các biện pháp học tập nói trên cũng thích hợp cho học tập nguyên tác kinh điển Chủ nghĩa Mác trong ngày nay.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình lấy những ví dụ này để nói lên những bậc thầy cách mạng như Các Mác, Lê-nin, Mao Trạch Đông, v.v. đã đưa ra những nỗ lực to lớn để theo đuổi chân lý.

Các Mác quanh năm ngồi trước bàn đọc sách và viết lách, cách thức nghỉ ngơi là đi lại trong phòng, dẫn đến in dấu vết trên thảm trải sàn từ cửa đến cửa sổ, giống như một đường mòn nhỏ xuyên qua bãi cỏ. Để viết hơn 20 trang về bộ Luật Lao động của Anh trong “Tư Bản Luận”, Các Mác vùi đầu trong thư viện nghiên cứu toàn bộ sách xanh trong đó có báo cáo của Ủy ban điều tra của Anh và Xcốt-len cũng như kiểm tra viên nhà máy.

图片默认标题_fororder_列宁

Lê-nin

Lê-nin kiên trì đọc sách, viết văn trong nhà tù. Để không bị người trông coi phát hiện, Lê-nin đổ sữa bò vào bánh mì, lén lút dùng sữa bò làm mực để viết lách, sau khi sữa bò khô, sẽ không nhìn thấy chữ. Khi người trông coi mở cửa vào phòng giam, Lê-nin uống hết “lọ mực” nhỏ này. Trong một bức thư, Lê-nin viết rằng: “Hôm nay tôi đã uống 6 ‘lọ mực’”. Tập 40 của bộ “Lê-nin toàn tập” do Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô biên soạn tổng cộng có 500 trang, trong đó, 400 trang là lời phê, ghi chú và trích dẫn do Lê-nin viết trên tác phẩm của Các Mác, Ăng-ghen, v.v.

图片默认标题_fororder_1

Chủ tịch Mao Trạch Đông

Chủ tịch Mao Trạch Đông từng đọc đi đọc lại bộ “Tư Bản Luận”, Nhà Xuất bản Nhân dân còn đặc biệt in bộ “Tư Bản Luận” với chữ to cho Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đã đọc trên 10 lần cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” và “Đề cương xã hội học” do Lý Đạt viết. Các tác phẩm như “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Tư Bản Luận”, “Lê-nin tuyển tập”, “Phê phán cương lĩnh Gotha”, “Nhà nước và cách mạng”, v.v., Mao Trạch Đông đều đọc đi đọc lại, viết lời phê và ghi chú trên nhiều chương và đoạn văn.

Bất kể đọc sách hay đọc bài văn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đều sử dụng các loại đánh dấu ký hiệu như khoanh tròn, gạch ngang, dấu chấm, v.v. ở chỗ quan trọng, viết nhiều lời phê ở lề trên và chỗ trống. Lúc Mao Trạch Đông qua đời, bên cạnh Người là một cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” với chữ to và đóng theo lối xưa Trung Quốc và 2 cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” xuất bản trong những năm tháng chiến tranh.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập