Mẫn Linh

Bắt kịp thời đại

08-05-2019 11:49:52(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Thời đại hiện nay là thời đại tràn ngập thông tin, đòi hỏi sáng tạo trong mọi mặt. Chúng ta sẽ tụt hậu thời đại nếu không chú trọng học tập. Là Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hết sức coi trọng học tập. Chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Tổng Bí thư Tập Cận Bình giỏi kể chuyện đã khích lệ như thế nào cán bộ cả nước nỗ lực học tập, bắt kịp thời đại.

Phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 80 năm thành lập Trường Đảng Trung ương và lễ khai giảng học kỳ mùa Xuân năm 2013, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

“Thời đại hiện nay, chu kỳ đổi mới tri thức đã ngắn hơn nhiều, các loại kiến thức mới, tình hình mới, sự vật mới liên tiếp xuất hiện. Có người từng nghiên cứu, trước thế kỷ 18, tốc độ đổi mới tri thức là khoảng 90 năm tăng nhanh gấp đôi; từ những thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay, việc đổi mới kiến thức nhanh đến mức cứ 3 đến 5 năm tăng gấp đôi. Kiến thức mà xã hội loài người tạo nên trong gần 50 năm qua nhiều hơn 3.000 năm qua gộp lại. Còn có người nói rằng, trong thời nông canh, học vài năm là có thể sử dụng cả đời; trong thời kinh tế công nghiệp, học hàng chục năm mới đủ để sử dụng cả đời; đến thời kinh tế tri thức, cần phải học tập suốt đời mới có thể bắt kịp nhịp bước tiến lên của thời đại. Nếu chúng ta không nỗ lực tăng cường trau dồi kiến thức trên các mặt, không tự giác học tập các loại kiến thức văn hóa và khoa học, không chủ động đẩy nhanh đổi mới tri thức, ưu hóa kết cấu tri thức, mở rộng tầm mắt, tầm nhìn, thì khó tăng cường bản lĩnh, cũng không cách nào giành được quyền chủ động, giành được ưu thế và giành được tương lai”.

图片默认标题_fororder_13

“Phương lâm tân diệp thôi trần diệp, lưu thủy tiền ba nhượng hậu ba” (Rừng cây xanh tươi mọc lá mới, hối thúc thay lá cũ; Dòng nước cuồn cuộn, lớp sóng trước nhường lớp sóng sau). Thay cũ đổi mới là quy luật cơ bản trong sự phát triển của sự vật, về sản xuất tri thức mà nói, thay cũ đổi mới rõ ràng có xu thế tăng tốc. Nghiên cứu của Tổ chức UNESCO cho thấy, chu kỳ đổi mới tri thức trong thế kỷ 18 là 80-90 năm; từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, chu kỳ đổi mới tri thức rút ngắn còn 30 năm; thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, chu kỳ đổi mới của các ngành khoa học thông thường là 5-10 năm; đến thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, chu kỳ đổi mới tri thức của nhiều ngành rút ngắn còn 5 năm; trong khi bước vào thế kỷ 21, chu kỳ này đã rút ngắn còn 2-3 năm.

Theo nguyên lý suy thoái của nguyên tố mang tính phóng xạ, một học giả đề xuất cách nói về “thời kỳ bán suy thoái tri thức”: Một người rất có học thức hoặc có tri thức chuyên môn phong phú trên một lĩnh vực nào đó, nếu không học tập thì sẽ bước vào thời kỳ bán suy thoái tri thức sau một thời gian, tức vẫn có thể sử dụng các kiến thức cơ bản, một nửa kiến thức mới khác sẽ tụt hậu. Tốc độ “chia tách” tri thức hiện nay “một ngày nghìn dặm”, có người tính toán rằng, thời kỳ bán suy thoái của tri thức trước năm 1950 là 50 năm; trong thế kỷ 21 trung bình là 3,2 năm; kỹ sư cao cấp trong ngành công nghệ thông tin – IT là 1,8 năm. Do đó có thể nói, một người khó tránh khỏi tách rời với sự phát triển xã hội nếu thời gian không học tập hoặc tạm ngừng học tập quá lâu. Nhiều người lâm vào cảnh khốn đốn “biện pháp mới không biết dùng, biện pháp cũ không hiệu quả, biện pháp cứng không dám dùng, biện pháp mềm không ăn thua”, nguyên nhân là do bước vào “thời kỳ bán suy thoái tri thức”, thiếu kiến thức và bản lĩnh mới nhất.

Coi trọng học tập là truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay từ thờ kỳ cách mạng ở Diên An, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã chỉ ra vấn đề “hoang mang về bản lĩnh”, ví việc học là “mở cửa hàng”, hàng vốn đã không nhiều, cứ bán là hết, trống không, muốn mở lại thì phải nhập hàng, nhập hàng là học bản lĩnh.

Phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm 80 thành lập Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập: “Người Cộng sản Trung Quốc dựa vào học tập đi đến hôm nay, thế nào cũng cần dựa vào học tập để đi tới tương lai”. Tập tiểu thuyết tạp sử thời cổ “Thuyết uyển” có câu: “Học sở dĩ ích tài dã, lệ sở dĩ trí nhẫn dã”. Có nghĩa là muốn nâng cao năng lực làm việc thì cần học tập; muốn lưỡi dao sắc thì cần siêng năng mài giũa. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng dẫn câu này trong cuốn “Chi Giang Tân Ngữ”, khuyên răn các cán bộ lãnh đạo cần học tập, đặt việc đọc sách và học tập lên vị trí nổi bật hơn. Trong lời tựa của tài liệu học tập và tập huấn cán bộ cả nước đợt thứ 4, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Nỗ lực học tập các kiến thức, nỗ lực nâng cao tài năng trong thực tiễn, đẩy nhanh đổi mới kiến thức, ưu hóa kết cấu kiến thức, mở rộng tầm mắt và tầm nhìn, tập trung tránh ngỡ ngàng do hiểu biết ít, mù mờ do không học, hỗn loạn do không có kiến thức, tập trung khắc phục các vấn đề như khiếm khuyết về bản lĩnh, hoang mang về bản lĩnh và bản lĩnh tụt hậu”.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng đưa ra “lý thuyết pin”: Thời đại một người chỉ nạp điện một lần trong đời đã qua đi, chỉ có trở thành một tấm pin hiệu năng cao, không ngừng nạp điện liên tục mới có thể không ngừng phóng thích năng lượng liên tục. Khái quát sinh động này vượt ra khỏi lý thuyết suông đơn điệu, không những dễ hiểu và dễ thực hiện, mà còn có thể khơi dậy hứng thú, để bản thân việc học từ một yêu cầu thụ động, trở thành một phương thức sống, một nhu cầu thiết yếu.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập