Duy Hoa

Brexit như một trò chơi chính trị “lật bánh rán”

22-03-2019 13:08:38(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Ngày 20/3, Chính phủ Anh chính thức đề xuất yêu cầu với Liên minh châu Âu gia hạn thời gian Brexit đến ngày 30/6. Thủ tướng Anh Tê-rê-xa Mây (Theresa May) cho biết, là Thủ tướng Anh, bà sẽ không gia hạn Brexit nữa, đồng thời yêu cầu Quốc hội chuẩn bị một lần nữa tiến hành biểu quyết về Thỏa thuận Brexit. Nhưng, xét từ tình hình hiện nay, Quốc hội Anh ít có khả năng sẽ phê chuẩn Thỏa thuận Brexit với bất cử phiên bản nào do bà Tê-rê-xa Mây đề ra. 

Nguyên nhân không phức tạp: hai đảng lớn trong Quốc hội Anh, thậm chí trong nội bộ một đảng, dường như đều coi vấn đề Brexit là vũ khí chính trị của mình. Lãnh đạo Công Đảng đối lập, ông Giê-rê-mi Cô-bin (Jeremy Corbyn) không phản cảm Brexit, nhưng lại lấy Brexit làm chương trình nghị sự thúc đẩy bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với bà Tê-rê-xa Mây, mục đích chỉ có một—nhắm vào vị trí Thủ tướng. Dù trong nội bộ đảng Bảo Thủ, cũng có nhiều người dự định dùng việc ủng hộ Thỏa thuận Brexit do bà Tê-rê-xa Mây đề ra để đổi lấy việc bà sớm trao quyền. Còn những chính đảng địa phương như đảng Thống nhất Dân chủ Bắc Ai-len, đảng Dân tộc Xcốt-len đều có tính toán riêng của mình: một đảng lo khu vực mình bị tách ra, đảng khác muốn khu vực mình được độc lập.

Tuy cuộc trưng cầu ý dân đã qua đi 2 năm, kinh tế Anh không tồi tệ như dự báo ban đầu, nhưng trên một chừng mực lớn đây là vì nhiều doanh nghiệp giữ hy vọng “Brexit mềm” của Anh. Nếu Anh thực sự Brexit không thỏa thuận, tình hình vẫn sẽ như hiện nay không? Tháng 11 năm ngoái, một báo cáo đánh giá của Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo, nếu Anh thực hiện “Brexit cứng”, GDP sẽ có khả năng giảm 8%, tỷ giá hối đoái của Bảng Anh sụt giảm 25%, giá bất động sản giảm mạnh 30%.

Xét từ tình hình hiện nay, chính trường Anh không thể đạt được nhận thức chung trên vấn đề Brexit trong thời gian ngắn, chỉ có gia hạn, lại gia hạn. Nhưng, sự gia hạn này phải trả giá, triển vọng không sáng sủa đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến đầu tư thương mại của Anh, và dẫn đến chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Những cơ quan nghiên cứu kinh tế nổi tiếng như JP Morgan, Viện Nghiên cứu kinh tế Bloomberg, v.v. đều cho rằng, nếu Anh thực hiện Brexit trong tình hình có thỏa thuận theo đúng thời hạn, kinh tế Anh năm nay sẽ tăng 1,7%; nếu thời gian Brexit gia hạn 3 tháng, tốc độ tăng trưởng có khả năng giảm xuống 1,5%; nếu Brexit sau 6 tháng gia hạn, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống 1,3%. Nếu Quốc hội Anh tiếp tục tranh cãi, khi thời gian gia hạn lần này đến gần vẫn không thể phê chuẩn thỏa thuận, thì Anh sẽ rất khó tránh khỏi “Brexit cứng”.

Hiện nay, Công Đảng Anh thử tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lần nữa để lật đổ quyết định Brexit, về bản chất đây cũng là sự phủ định đối với quy tắc chính trị hiện nay. Trong tình hình cuộc trưng cầu ý dân đã có kết quả, những người không hài lòng lại có thể yêu cầu tiến hành lần nữa, nếu kết quả bị lật đổ, thì những người không hài lòng kết quả mới có được yêu cầu tiến hành một lần nữa không? Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại này như một chiếc bánh trong chảo, bất kể lật đi lật lại, chỉ cần không ra khỏi chảo, cuối cùng chắc chắn sẽ bị cháy xém. Bà Tê-rê-xa Mây kiên trì hoạch định thời hạn Brexit cuối cùng, thực ra chính là đã nhận rõ điều này.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập