Mẫn Linh

Trung Quốc là đối tác hay đối thủ? Hãy đọc tác phẩm này

22-03-2019 09:53:36(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Ngày 21/3, trước thềm chuyến thăm I-ta-li-a của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du ba nước châu Âu, loạt clip tiếng I-ta-li-a mang tên “Bình Ngữ Cận Nhân – những điển tích yêu thích của Chủ tịch Tập Cận Bình” do Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) xây dựng đã chính thức phát trên kênh truyền hình, ứng dụng và trang web của Tập đoàn Truyền thông Mê-đi-a-xét (Mediaset) và Tập đoàn Truyền thông Clát (Class), hai cơ quan truyền thông thương mại lớn có ảnh hưởng nhất của I-ta-li-a, đồng thời phát cùng lúc tại các nước và vùng lãnh thổ nói tiếng I-ta-li-a trên thế giới. Trước đó, tại Rô-ma cũng đã tổ chức buổi gặp gỡ độc giả đặc biệt, hơn 200 độc giả Trung Quốc và I-ta-li-a đã trao đổi về cuốn “Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc” tập 1 và tập 2. 

Cuốn “Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc” hiện được dịch sang 24 thứ tiếng nước ngoài, cả thảy có 28 phiên bản, bán chạy tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ, là tác phẩm của Lãnh đạo Trung Quốc có ảnh hưởng nhất tại nước ngoài trong hơn 40 năm cải cách mở cửa. Loạt clip “Bình Ngữ Cận Nhân – những điển tích yêu thích của Chủ tịch Tập Cận Bình” do Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc xây dựng theo những câu danh ngôn kinh điển thời cổ Trung Quốc mà Chủ tịch Tập Cận Bình trích dẫn trong các bài phát biểu, bài viết và cuộc nói chuyện, được dịch sang nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và I-ta-li-a, che phủ hơn 100 triệu độc giả ở nước ngoài. Người sáng lập Tập đoàn truyền thông châu Mỹ Ác-hen-ti-na Giô-xê Man-da-nô cho rằng, loạt clip này đã giới thiệu ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống Trung Quốc đối với xã hội loài người và xã hội Trung Quốc ngày nay, văn hóa tư tưởng lâu đời của Trung Quốc vẫn có ý nghĩa chỉ đạo đối với xã hội hiện đại.

Trung Quốc là đối tác hay đối thủ? Trung Quốc phát triển và thay đổi nhanh chóng mang lại “bánh” hay “bẫy” cho thế giới? Các nước đều đang suy nghĩ, nghiên cứu và giải mã vấn đề này. Trong cuốn “Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc” có sự trả lời chân thực nhất, thiết thực nhất và uy tín nhất cho các câu hỏi này. Đúng như cựu Ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-gơ đã nói, cuốn sách này đã “mở ra cánh cửa sổ rõ ràng và sâu sắc cho tìm hiểu một vị lãnh tụ, một nước và một nền văn minh có bề dày hàng nghìn năm”. Cựu Thủ tướng Đức Xmít cũng cho rằng, “cuốn sách này có thể giúp độc giả nước ngoài quan sát Trung Quốc một cách khách quan, từ góc độ lịch sử và nhiều góc độ khác, hiểu biết Trung Quốc một cách tốt hơn, tìm hiểu Trung Quốc một cách toàn diện hơn”.

Cuốn “Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc” sở dĩ bán rất chạy là do độc giả các nước ghi nhận con đường phát triển đất nước và quản trị toàn cầu của Trung Quốc đã thể hiện sự theo đuổi giá trị phổ biến của xã hội loài người, rất tự nhiên trở thành sự tuân theo quan trọng gắn kết lòng dân Trung Quốc và thế giới.

Ngày càng nhiều nước và người dân bắt đầu ghi nhận Trung Quốc không phải “nước đặc biệt”, mà là “đồng minh”; sự phát triển của Trung Quốc không phải là nhân tố không xác định, mà là “máy ổn định” quan trọng cho các nước thực hiện ước mơ. Đây là nguyên nhân vì sao quan điểm “Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại” và sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất nhận được sự đồng thuận rộng rãi.


 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập