Mẫn Linh

“Thành tích chìm”của đồng chí Cốc Văn Xương

07-03-2019 10:20:07(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Sở dĩ đồng chí Cốc Văn Xương, Bí thư Huyện ủy huyện Đông Sơn, tỉnh Phúc Kiến luôn được đông đảo cán bộ quần chúng yêu mến và kính trọng, là vì khi tại chức đồng chí không theo đuổi “thành tích nổi” oanh liệt, mà là lặng lẽ hiến dâng, dẫn dắt cán bộ quần chúng địa phương thông qua nỗ lực hàng chục năm, xây dựng nên rừng phòng hộ mang lại lợi ích cho con cháu đời sau tại vùng duyên hải, đã dựng nên kiệt tác bất hủ trong lòng nhân dân. “Thành tích chìm” này là “thành tích nổi” lớn nhất”.

--- Trích đoạn bài “Thành tích chìm và thành tích nổi” trong cuốn “Chi Giang Tân Ngữ” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình khi đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang Trung Quốc.

“Thành tích chìm” và “thành tích nổi” có nghĩa là gì? Quan hệ ra sao? Mời các bạn đón nghe câu chuyện “Thành tích chìm”của đồng chí Cốc Văn Xương.

图片默认标题_fororder_1

Ở huyện Đông Sơn, tỉnh Phúc Kiến, “Tiên tế Cốc Công, hậu tế tổ tông” (cúng Bí thư Cốc Văn Xương trước rồi mới cúng gia tiên) đã hình thành tập quán. Mỗi năm Tết đến mọi người đều cả nhà cúng bái Bí thư Huyện ủy Cốc Văn Xương mà họ kính trọng nhất.

Đông Sơn ngày nay, cây xanh bao bọc, các vườn hoa làm nổi bật lẫn nhau, là đảo sinh thái tươi đẹp giàu có. Không ai có thể ngỡ rằng, hơn 60 năm trước, nơi đây từng là “bãi cát trắng phau không cỏ cây, gió cát vô tình vào ruộng nhà”. Lúc đó, trong một năm có hơn 150 ngày có gió to từ cấp 6 trở lên, tỉ lệ che phủ rừng chỉ là 0,12%, trong hàng trăm năm, gió cát không ngừng chôn vùi nhà cửa, bệnh đậu mùa, bệnh mắt lan tràn, cứ mười người thì có một người phải đi ra ngoài kiếm ăn làm khổ saí, đi ăn xin.

Trồng cây phi lao (Casuarina equisetifolia), chính là then chốt thay đổi của đảo Đông Sơn, cũng chính là kiệt tác bất hủ mà đồng chí Cốc Văn Xương dựng nên ở Đông Sơn. Đồng chí Cốc Văn Xương là người huyện Lâm, tỉnh Hà Nam, năm 1950 cùng bộ đội xuống phía nam đến Phúc Kiến, công tác 14 năm tại huyện Đông Sơn, 10 năm làm Bí thư Huyện ủy. Với can đảm và khí phách “không chinh phục được gió cát thì để gió cát chôn vùi tôi luôn”, đồng chí đã dẫn dắt nhân dân Đông Sơn phấn đấu gian khổ mười mấy năm, trồng nhiều cây phi lao, dựng lên bức Trường Thành xanh, quả thật đã chinh phục được gió cát “đến thần tiên cũng khó chính phục được”, khiến hải đảo đất trời thay đổi, khiến nhân dân được đổi đời.

图片默认标题_fororder_10

Sau này, đồng chí được thuyên chuyển giữ chức Phó Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh Phúc Kiến, trong thời gian “Đại Cách mạng văn hóa” từng phải xuống nông thôn lao động. Tất cả những nơi đồng chí từng công tác và chiến đấu, cứ nhắc đến cái tên Cốc Văn Xương, mọi người đều kể không hết những câu chuyện kính trọng, nhớ nhung về đồng chí. Trồng cây gây rừng, khắc phục và cải tạo gió cát, xây dựng hồ chứa nước, trong cảnh vật lộn với trời đất, đồng chí luôn là người ở vào tuyến đầu. Thời kỳ đầu mới thành lập nước Trung Hoa mới, đồng chí đề xuất kiến nghị sửa “người nhà địch và ngụy” thành “người nhà tai nạn chiến tranh”, một việc làm đức chính giành được tấm lòng của hàng trăm nghìn người dân. Đồng chí thường nói với những người bên cạnh mình, người nhà mình rằng, “làm lãnh đạo trước hết phải rửa sạch bàn tay của mình, dám nhìn thẳng vào các vấn đề”. Những người làm việc bên cạnh đồng chí thay hết đợt này đến đợt khác, đồng chí không cất nhắc trọng dụng một ai cả; đồng chí tuyển chọn người vào cơ quan làm việc, nhưng lại không sắp xếp 5 đưa con của mình vào làm công chức; cho dù là một chiếc xe đạp, đồng chí cũng không cho người nhà động đến, bởi vì nó họ “Công”...

“Tôi muốn sống mãi với nhân dân Đông Sơn, với hàng cây Đông Sơn”, đồng chí Cốc Văn Xương để lại lời trăng trối. Ngày nay, đồng chí Cốc Văn Xương đã yên nghỉ tại Lâm trường Xích Sơn nơi đồng chí dẫn dắt cán bộ và quần chúng vật lộn với trời đất. Hàng cây phi lao được trồng vào hơn 50 năm trước nay mọc cao chót vót, tán lá xum xuê, đứng gác bên cạnh mộ, chứng kiến sự chứa chan nhiệt huyết, một lòng trung thành của một cán bộ tốt “trong lòng có Đảng, trong lòng có nhân dân, trong lòng có trách nhiệm và trong lòng có thước giới”.

图片默认标题_fororder_5

Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng khen ngợi ba đồng chí Bí thư Huyện ủy: Tiêu Dụ Lộc, Cốc Văn Xương và Vương Bá Tường. Trong “Chi Giang Tân Ngữ”, đồng chí lấy ví dụ về đồng chí Cốc Văn Xương, trình bày quy luật giữa “thành tích chìm” và “thành tích nổi”. Đồng chí Cốc Văn Xương trồng cây, có thể khó lập tức cho hiệu quả ngay; nhưng nỗ lực mấy chục năm, thì có thể giành được hiệu quả, “thành tích chìm” khi trước đã trở thành “thành tích nổi” lớn nhất. Đồng chí Tập Cận Bình cho rằng, “chìm” và “nổi” là một cặp mâu thuẫn của sự đối lập và thống nhất, “chìm” là cơ sở của”nổi”, “nổi” là kết quả của “chìm”, công tác của người đi sau thường được xây dựng trên cơ sở của người đi trước, nếu mọi người đều không làm công tác dọn đường, không cam chịu lặng lẽ hiến dâng, thì không thể nào có “thành tích nổi” được, sẽ trở thành cây không cỗi, nước không nguồn, dù có “thành tích nổi” đi nữa, quá lắm cũng chỉ là “công trình hình ảnh” muốn thành công và có lợi ngay.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập