Duy Hoa

Ngân hàng Thế giới vẫn khó thực hiện “Nước Mỹ trước tiên” sau khi ông Jim Yong Kim từ chức

15-01-2019 15:55:59(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trong ngày làm việc đầu tiên của Ngân hàng Thế giới năm 2019, Chủ tịch Jim Yong Kim tuyên bố từ chức, gây xôn xao dư luận quốc tế. Ngoài bất ngờ ra, sự biến đổi này lại phủ thêm bóng đen nữa cho chủ nghĩa đa phương vốn đã rơi xuống đáy vực. Ông Jim Yong Kim vì sao từ chức? Quyết định này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với cộng đồng quốc tế? Liệu người kế nhiệm có đưa quan điểm “Nước Mỹ trước tiên” vào Ngân hàng Thế giới hay không? 

Bình luận phổ biến gắn việc ông Jim Yong Kim từ chức với Chính quyền Mỹ hiện nay, cho rằng vì Chính quyền Mỹ gây áp lực, khiến ông Jim Yong Kim buộc phải lựa chọn rời khỏi cương vị này.

So với việc Chính quyền Mỹ thi hành chủ nghĩa đơn phương, khôi phục sản xuất than, hoài nghi biến đổi khí hậu sau khi lên nắm quyền, ông Jim Yong Kim ủng hộ toàn cầu hóa, đề xướng năng lượng sạch, quan tâm vấn đề môi trường, Ngân hàng Thế giới do ông đứng đầu cơ bản không cung cấp sự hỗ trợ về huy động vốn cho phát điện từ than đá. Xét từ nội bộ Ngân hàng Thế giới, việc ông Jim Yong Kim năm 2012 bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên và tái cử năm 2017 là dưới sự đề cử và ủng hộ của Chính quyền Ô-ba-ma.

Từ khi nhậm chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Jim Yong Kim ủng hộ các nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc. Ông tán thành phương án cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới do các nước đang phát triển đề xuất, ủng hộ thương mại tự do đa phương, kiên trì viện trợ các nước đang phát triển. Từ năm 2014 đến nay, ông Jim Yong Kim nhiều lần công khai bày tỏ ủng hộ thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng Phát triển mới của Nhóm BRICS và thực hiện sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường”. Ông còn ca ngợi những thành tựu xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc.

Dưới sự ra sức thúc đẩy của ông Jim Yong Kim, Ngân hàng Thế giới năm 2018 đã thông qua Thỏa thuận tăng vốn và tái cơ cấu cổ phần có quy mô lớn nhất lịch sử, cổ phần của Trung Quốc trong Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển—cơ quan cốt lõi của Ngân hàng Thế giới từ 4,68% nâng lên 6,01%, quyền bỏ phiếu từ 4,45% nâng lên 5,71%, khoảng cách tiếp tục thu hẹp so với Nhật Bản đứng thứ 2.

Xem xét đến việc ông Jim Yong Kim tích cực thúc đẩy Ngân hàng Thế giới mở rộng hợp tác với Trung Quốc trong nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, việc ông đột ngột tuyên bố từ chức chắc chắn sẽ gây tác động đến Trung Quốc trong chừng mực nhất định, nhưng trong cơ quan đa cực như Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là nguyên tố tăng cường hợp tác, bất kể ai kế nhiệm chức Chủ tịch, đều không thể phớt lờ điểm này.

Sau khi ông Jim Yong Kim từ chức, Chủ tịch mới sẽ đến từ nước nào? Kể từ khi Ngân hàng Thế giới thành lập vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chức Chủ tịch luôn do người Mỹ đảm nhiệm, hơn nữa đều do Tổng thống Mỹ đương nhiệm đề cử, điều này đã là thông lệ. Đồng thời, Mỹ là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Thế giới, có “quyền phủ quyết”. Nhiều năm qua, vấn đề ứng viên chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã bị chính trị hóa ở mức độ cao.

Điều có thể dự kiến là, ứng viên Chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới do Mỹ đề cử chắc chắn sẽ bị các nền kinh tế chính thẩm tra. Nếu Chính phủ Mỹ giương ngọn cờ “Nước Mỹ trước tiên” trên vấn đề ứng viên, trong thời gian tới sẽ vấp phải sự phản đối của các nước thành viên khác của Ngân hàng Thế giới, bao gồm các đồng minh của Mỹ.

Hơn nữa, xét từ quá trình lịch sử, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới các nhiệm kỳ tuy là do Mỹ đề cử, nhưng cơ bản toàn bộ các Chủ tịch đều xuất phát từ lợi ích của bản thân cơ quan sau khi nhậm chức, cũng tận khả năng tránh sự can thiệp chính trị của Mỹ, từ đó nhận được sự ủng hộ của càng nhiều nước cổ đông, và tăng cường sự phụ thuộc vào thị trường vốn và khu vực tư nhân.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập