Mẫn Linh

Hoài bão của nhà chính trị

02-01-2019 10:41:42(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Đường lối quần chúng là đường lối công tác cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc với đại diện là Chủ tịch Mao Trạch Đông đã hình thành đường lối quần chúng tất cả vì quần chúng, tất cả dựa vào quần chúng và đến từ quần chúng, đi sâu vào quần chúng trong cuộc đấu tranh lâu dài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng hết sức coi trọng đường lối cách mạng này quần chúng. Ngày 19/4/2013, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ trì triệu tập Hội nghị Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, quyết định triển khai hoạt động giáo dục và thực tiễn đường lối quần chúng của Đảng từ Trung ương đến cán bộ đảng viên ở cơ sở trong 1 năm. Hoạt động đợt thứ hai được tiến hành từ mùa xuân năm 2014. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã hội nhập ý nghĩa chủ yếu to lớn của hoạt động đợt hai vào những câu chuyện hình tượng hóa, tức lấy câu chuyện hay trong lịch sử, trình bày giá trị của việc chú trọng làm việc thiết thực, vì nhân dân phục vụ với đông đảo cán bộ cơ sở. Trong câu chuyện lịch sử mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề cập gồm hai nhân vật là Nhà chính trị đời Bắc Tống Trung Quốc Vương An Thạch và Nhà văn học đời Nhà Minh Phùng Mộng Long. 

图片默认标题_fororder_1

Trong bài phát biểu khi tham gia buổi sinh hoạt Đảng của Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Lan Khảo tỉnh Hà Nam ngày 9/5/2014, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

Nhà chính trị đời Bắc Tống Vương An Thạch, 27 tuổi làm Huyện lệnh huyện Ngân (nay là quận Ngân Châu thành phố Ninh Ba) tỉnh Chiết Giang, khởi công xây dựng thủy lợi, phát triển sản xuất, cho người dân vay thóc, ức chế cường hào, tôn sư trọng đạo, bồi dưỡng nhân tài, nhậm chức 4 năm “thành tích lãnh đạo to lớn, được người dân ca ngợi công đức”, đặt nền tảng cho việc biến pháp cải cách, uốn nắn, thay đổi nếp sống xã hội và phong tục tập quán xấu sau này. Nhà văn Phùng Mộng Long với bộ sách Tam ngôn nổi tiếng truyền cho đời sau là “Dụ Thế Minh Ngôn”, “Cảnh Thế Thông Ngôn” và “Tỉnh Thế Hằng Ngôn”, con đường thi cử rất lận đận trắc trở, 57 tuổi mới được chọn làm Cống sinh, 61 tuổi mới giữ chức Tri huyện huyện Thọ Ninh, Phúc Kiến, thời gian nhậm chức cũng chỉ 4 năm. Ông giảm bớt lao dịch, cải cách tác phong và thành tích nắm quyền của quan lại, phán đoán sáng suốt các vụ án tố tụng, xóa bỏ thói hư tật xấu, xây dựng các công trình có lợi cho đất nước và nhân dân, xóa bỏ các hủ tục, xây dựng một Thọ Ninh người dân an cư lạc nghiệp, ghi chép lúc đó là “Lao phòng thời thời tận không, bất phiền ngục tốt báo bình yên giã” (nhà lao thường thường bỏ trống, không phiền lính coi ngục báo bình yên).

Cùng là Huyện lệnh, cùng lập công đức, cuộc đời của ông Vương An Thạch và ông Phùng Mộng Long phối hợp với nhau, đã hình thành một bản giao hưởng vượt qua thời gian và không gian. Ông Vương An Thạch còn non nớt, đã cống hiến thời gian tốt nhất cho nhân dân cả nước; ông Phùng Mộng Long ở vào tuổi xế chiều, vẫn dùng ánh nắng cuối cùng của chiều tà để sưởi ấm lòng người dân nơi mình lãnh đạo.

图片默认标题_fororder_2

Ông Vương An Thạch là nhà tư tưởng, nhà chính trị nổi tiếng đời Bắc Tống, từng được Lê-nin gọi là “Nhà cải cách Trung Quốc thế kỷ 11”. Ông vừa đến huyện Ngân làm Tri huyện, đã bắt đầu điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương, cho rằng người dân huyện Ngân sợ nhất là hạn hán, do vậy “đã tổ chức nạo vét luồng lạch sông ngòi, cầu cống, có thể dự trữ nước đề phòng khi thiếu nước”. Năm thứ hai đến huyện Ngân, đến mùa giáp hạt, ông Vương An Thạch mở kho thóc của huyện cho nông dân vay thóc, giao hẹn đến khi thu hoạch vụ thu cộng thêm ít lãi trả lại cho huyện. Đây là cơ sở  của cải cách “Luật Thanh miêu”(lúa xanh) sau này. Ông Vương An Thạch còn coi trọng giáo dục, xây dựng Miếu Khổng Tử ở huyện Ngân thành trường học, “huyện Ngân bắt đầu có trường học của huyện”, điều này đã có ảnh hưởng quan trọng đối với Chiết Đông học phái trong văn hóa Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_6

“Tứ tải Thọ Ninh lưu chính tích, tiên sinh khỉ độc thị văn chương.” (ông đâu chỉ lại để lại văn chương trong 4 năm làm việc ở Thọ Ninh) Ông Phùng Mộng Long là nhà văn, học giả nổi tiếng đời nhà Minh. Khi làm Tri huyện ở huyện Thọ Ninh, ông cũng bắt đầu triển khai công việc từ việc điều tra thực địa. Ông quan tâm vấn đề ấm no của người dân, đã thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp “đục đá làm ruộng, cao thấp khác nhau, có chút đất cát đều được trồng hoa màu”. Ông còn coi trọng xây dựng công trình thủy lợi, bởi vì “nhìn chung ruộng đồng có nước mới trồng trọt được, ruộng đồng có màu mỡ hay cằn cỗi hay không là bởi có được tưới nước hay không.” Ông Phùng Mộng Long cũng rất coi trọng việc thay đổi phong tục tập quán, truyền bá văn hoá, để vùng Phúc Kiến tương đối tụt hậu lúc đó được đắm chìm trong nền văn hóa tiên tiến. Ông còn theo đuổi hành pháp công bằng, luật lệ đơn giản, nếp sống xã hội tốt, tội phạm ít, nhiệm kỳ 4 năm để lại tiếng tăm “luật lệ đơn giản, nếp sống xã hội tốt, tội phạm ít, dẫn đầu chú trọng văn học, ban ơn huệ cho dân, đối xử lễ phép với người có học.”

Ông Vương An Thạch và ông Phùng Mộng Long, không phù phiến bởi tuổi trẻ, không công việc chồng chất bởi tuổi cao, một người ở vào hiệp một của cuộc đời, một người ở vào hiệp hai của cuộc đời, cùng phác họa hình ảnh quan chức chú trọng làm việc thiết thực.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nhấn mạnh, đông đảo cán bộ cơ sở là cốt thép trong nền móng tòa nhà cao tầng, “chỗ ngồi không cao nhưng trách nhiệm rất lớn”. Mùa xuân năm 2014, hoạt động thực tiễn giáo dục đường lối quần chúng của Đảng đợt hai đang triển khai sôi nổi. Đối tượng chính của hoạt động là đông đảo cán bộ, đảng viên cơ sở; mục đích chính là mở rộng thành quả giành được ở hoạt động đợt một xuống cơ sở, để tác phong tốt đẹp của Đảng thấm nhuần vào mỗi cán bộ, đảng viên cơ sở. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã hội nhập ý nghĩa chủ yếu to lớn của hoạt động đợt hai vào câu chuyện hình tượng hóa, tức lấy câu chuyện hay trong lịch sử, trình bày giá trị của việc chú trọng làm việc thiết thực, vì nhân dân phục vụ với đông đảo cán bộ cơ sở.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập