Duy Hoa

Di chỉ thôn Đại Hà ở Trịnh Châu tỉnh Hà Nam Trung Quốc: “Thôn làng dưới bầu trời đầy sao” hơn 6.000 năm trước

28-12-2018 17:36:26(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_大河村1

Công viên di chỉ khảo cổ thôn Đại Hà cấp quốc gia nằm ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc sắp triển khai xây dựng. Di chỉ thôn Đại Hà được tôn vinh là “thôn làng dưới bầu trời đầy sao”, có nghệ thuật gốm màu đạt trình độ cao nhất thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Nghiên cứu của các nhà khảo cổ học chứng thực, mảnh gốm màu khai quật từ di chỉ thôn Đại Hà là hiện vật về thiên văn học có niên đại sớm nhất và phong phú nhất được phát hiện ở Trung Quốc, sớm khoảng 2.000 năm so với sự ghi chép trên mai rùa và xương thú đời nhà Thương.

图片默认标题_fororder_大河村2

“6.000 năm trước, thôn Đại Hà nằm dưới bầu trời đầy sao sâu thẳm, thông qua quan sát hình ảnh mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, tổ tiên đã vẽ nên các họa tiết mặt trời, mặt trăng, chòm sao và sao chổi, nung đốt đồ gốm màu rực rỡ”. Đây là lời nói của hướng dẫn viên Trương Thắng Phương làm tại Viện Bảo tàng di chỉ thôn Đại Hà. Chị Trương Thắng Phương vừa mới bắt đầu giới thiệu đã thu hút không ít du khách vây quanh và nghe.

Nguyên người phụ trách công tác khai quật khảo cổ di chỉ thôn Đại Hà Lý Xương Thao năm nay hơn 80 tuổi cho biết: “Tổ tiên thôn Đại Hà có khả năng đã biết một năm có 12 tháng, một tháng chia 3 tuần thượng, trung và hạ. Trong số các bát gốm được khai quật ra, có bát gốm có vẽ một vòng tròn gồm 12 mặt trời, có bát gốm có họa tiết mặt trăng chia thành hai phần là nửa vòng tròn phần trên và nửa vòng tròn phần dưới, chính giữa là hình ảnh trăng tròn”.

图片默认标题_fororder_彩陶3

Bột màu làm từ khoáng sản đặc thù khiến đồ gốm màu tuy trải qua nghìn năm mà không phai màu, những đồ gốm tan nát còn có thể phục chế bằng công nghệ đặc thù. Tổ tiên thôn Đại Hà có kỹ năng cao siêu về sản xuất đồ gốm, trong phòng trưng bày của Viện Bảo tàng di chỉ thôn Đại Hà có trưng bày các loại đồ gốm, không những chú trọng chức năng thực dụng, mà còn theo đuổi cái hoàn mỹ về tạo hình và trang trí.

Tại phòng triển lãm di chỉ nền nhà văn hóa Ngưỡng Thiều, phóng viên nhìn thấy, sau hơn 6.000 năm, tuy mái nhà đã không còn, nhưng bức tường cao hơn 1 mét vẫn đứng vững, không sụp đổ, bố cục trên mặt phẳng được giữ lại hoàn chỉnh, trở thành “ngôi nhà số 1 thiên hạ” được giới khảo cổ công nhận.

Ông Lý Xương Thao cho biết: “Tổ tiên thôn Đại Hà dùng gỗ làm xương, dùng cỏ làm gân, trộn vào bùn đất, sau khi xây nên, dùng lửa nung đốt cả ngôi nhà, giống như nung đốt đồ gốm, nhà cửa xây bằng công nghệ này rất vững chắc”. Sau khi nung đốt, hình thành tường kép rỗng ruột, khiến nhà cửa mùa đông ấm, mùa hè mát.

图片默认标题_fororder_彩陶双联壶1

Để tái hiện hình ảnh cuộc sống chân thật, trên di chỉ nền nhà, đặt đồ mô phỏng tại vị trí khai quật được cổ vật, nhất là cặp ấm gốm màu dính liền nhau—đồ nghệ thuật quý báu thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều Trung Quốc. Được biết, cặp ấm gốm màu dính liền nhau nguyên gốc đang được cất giữ tại Viện Bảo tàng Hà Nam.

Phó Giám đốc Viện Bảo tàng di chỉ thôn Đại Hà, ông Đới Kiến Tăng nói: “Cặp ấm gốm màu dính liền nhau nói lên chủ nhân ngôi nhà này có thân phận không bình thường, nhưng suy cho cùng là thân phận gì? Cặp ấm gốm màu dính liền nhau này có tác dụng gì? Hiện vẫn chưa biết”. Ông suy đoán, cặp ấm gốm màu dính liền nhau có khả năng là đồ đựng rượu mà thủ lĩnh, người cao tuổi trong bộ tộc sử dụng trong hoạt động kết nghĩa giữa bộ tộc hoặc hoạt động quan trọng khác. Xem xét đến thời kỳ đó xã hội nhân loại đang chuyển tiếp sang chế độ một vợ một chồng, cũng có người suy đoán cặp ấm gốm màu dính liền nhau là đồ đựng rượu dành cho cô dâu chú rể sử dụng vào đêm tân hôn...

 Dù thế nào đi nữa, trên toàn thế giới chỉ có cặp ấm gốm màu dính liền nhau duy nhất, độc nhất vô nhị.

图片默认标题_fororder_大河村3

 

Di chỉ thôn Đại Hà được phát hiện vào năm 1964, là đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm Trung Quốc, cũng là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất thế kỷ 20 của Trung Quốc, năm 2017 được đưa vào danh sách các công viên di chỉ khảo cổ cấp Quốc gia.

图片默认标题_fororder_大河村13

Giám đốc Viện Bảo tàng di chỉ thôn Đại Hà, ông Hồ Kế Trung cho biết, với chủ đề “Thôn làng dưới bầu trời đầy sao”, Công viên di chỉ khảo cổ thôn Đại Hà cấp Quốc gia rộng khoảng 54 héc-ta, bao gồm phòng trưng bày cổ vật, di chỉ và hiện trường khai quật khảo cổ, cũng như tái hiện hình ảnh, nhằm xây dựng khu trưng bày văn hóa tiền sử Trung Quốc.

Ông Hồ Kế Trung cho biết: “Sau khi phát hiện di chỉ này, đã tiến hành 26 lần khai quật khảo cổ, nhưng tổng diện tích khai quật vẫn chưa đến 1/70. Để phối hợp xây dựng công viên di chỉ, cách đây ít lâu, đã tiến hành thăm dò một cách toàn diện và hệ thống nhất, phát hiện và xác nhận thêm 1.037 chỗ. Sau này mỗi năm sẽ tiến hành khai quật khảo cổ đối với các di chỉ quan trọng vừa được phát hiện, và coi hiện trường khai quật là một phần trưng bày trong Công viên di chỉ khảo cổ”. 

图片默认标题_fororder_归来三峡1

Tối 15/12, chương trình biểu diễn thực cảnh kết hợp văn hóa thơ ca mang tên “Quay trở về vùng Tam Hiệp” do ông Trương Nghệ Mưu làm tổng đạo diễn đã trình diễn đầu tiên tại vùng nước không cho tàu thuyền qua lại thuộc Khu phong cảnh Bạch Đế Thành•Cù Đường Hiệp ở huyện Phùng Tiết, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu có mặt tại huyện Phùng Tiết và cho biết, đây là phép thử mạnh dạn nhất trong các chương trình biểu diễn do ông làm đạo diễn. Đây lầ lần đầu tiên sử dụng thơ ca thuần túy được biểu diễn trong các tình huống cụ thể, bản thân đạo diễn cũng rất mong chờ chương trình biểu diễn này.

图片默认标题_fororder_归来三峡6

Huyện Phùng Tiết, thành phố Trùng Khánh nằm ở trung tâm khu vực đập Tam Hiệp, tháng 10 năm 2017 được Hội Thơ ca Trung Hoa trao tặng danh hiệu “Thành phố Thơ ca Trung Hoa”, là thành phố duy nhất ở Trung Quốc được trao tặng danh hiệu “thành phố thơ ca”. Văn nhân mặc khách các đời như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lưu Vũ Tích, Lục Du, Mạnh Giao, Bạch Cư Dị, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, v.v. đã viết thơ ở đây, để lại hơn 10 nghìn bài thơ xuất sắc.

图片默认标题_fororder_归来三峡4

Chính vì huyện Phùng Tiết có bề dày văn hóa thơ ca, chương trình biểu diễn thực cảnh “Quay trở lại vùng Tam Hiệp” đã khởi động năm 2016. Chương trình biểu diễn lấy danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở vùng Tam Hiệp như Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp và Bạch Đế Thành làm bối cảnh, lấy thơ ca Trung Hoa làm manh mối chính. Chương trình biểu diễn áp dụng công nghệ tiên tiến kết hợp âm thanh, ánh sáng và điện tử, để khán giả được thơ ca cổ đại dẫn dắt, thông qua những lời giảng thông tục, dễ hiểu, có được sự trải nghiệm mới về văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu nói: “Tôi mong chương trình biểu diễn này mang lại những thứ đặc sắc cho mọi người. Phụ huynh ban ngày dẫn con cái du ngoạn Tam Hiệp, buổi tối xem chương trình biểu diễn, từ đó tăng thêm sự hiểu biết đối với văn hóa và non nước nơi đây”. Ông Trương Nghệ Mưu còn cho biết, bề dày văn hóa của vùng Tam Hiệp đã khiến ê-kíp sáng tác của ông có nhiều cảm hứng và liên tưởng. Ê-kíp mong thông qua chương trình biểu diễn này, giúp khán giả cảm nhận sự uyên bác sâu rộng của văn hóa Trung Hoa. Ông Trương Nghệ Mưu nói: “Đối với mình, đây cũng là một lần học hỏi, một lần phép thử”.

图片默认标题_fororder_归来三峡9

Được biết, chương trình này cả thảy biểu diễn 10 bài thơ Trung Quốc, bao gồm bài thơ “Xuân dạ hỷ vũ”, “Đăng cao”, “Tuyệt cú” của nhà thơ Đỗ Phủ, bài thơ “Đăng U Châu đài ca” của nhà thơ Trần Tử Ngang, bài thơ “Trúc chi từ nhị thủ kỳ 1” của nhà thơ Lưu Vũ Tích, bài thơ “Tảo phát Bạch Đế thành”, “Tĩnh dạ tư” của nhà thơ Lý Bạch, bài thơ “Dạ vũ ký bắc”, “Niệm nô kiều•Xích Bích hoài cổ” và “Thủy điều ca đầu” của nhà thơ Tô Thức.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập