Duy Hoa

Nhà văn Nhị Nguyệt Hà qua đời

20-12-2018 17:53:55(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_二月河8

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Nhị Nguyệt Hà ngày 15/12 qua đời, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Trung Quốc đã lặn khuất.

Nhị Nguyệt Hà là nhà văn có tài, nhưng thành đạt muộn, bạn bè đều gọi ông là “nhà văn chuyên viết về hoàng đế”. Năm 40 tuổi, ông hoàn thành tác phẩm đầu tiên của mình “Khang Hy Đại Đế”. Rồi sau đó ông sáng tác liên tục không ngừng nghỉ, trong 20 năm cả thảy cho ra đời 3 bộ tiểu thuyết lịch sử “Khang Hy Đại Đế”, “Ung Chính Hoàng Đế” và “Càn Long Hoàng Đế” với tổng số chữ lên tới hơn 5 triệu. Nhân vật chính trong 3 bộ tiểu thuyết này là 3 vị vua đời nhà Thanh Trung Quốc, nhà văn Nhị Nguyệt Hà nói, ông sáng tác tiểu thuyết về hoàng đế là nhằm “vẽ chân dung người cổ đại, để người hiện đại soi gương”.

图片默认标题_fororder_二月河3

Nhà văn Nhị Nguyệt Hà, tên thật là Lăng Giải Phóng, 73 năm trước, ông sinh ra ở huyện Tích Dương, tỉnh Sơn Tây. Để chào mừng quê hương được giải phóng, bố ông đặt tên “Lăng Giải Phóng” cho ông, vì trong tiếng Trung “Lăng Giải Phóng” đồng âm với “Lâm Giải Phóng”, có nghĩa là “sắp được giải phóng”, gửi gắm tấm lòng mong chờ và chào mừng giải phóng.

Năm 3 tuổi, ông cùng bố mẹ đều là quân nhân Bát Lộ Quân, vượt qua sông Hoàng Hà, đi theo hướng nam, cuối cùng định cư ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam.

Đối với sông Hoàng Hà, nhà văn Nhị Nguyệt Hà có tình cảm hết sức gắn bó, nhà văn từng nói: “Tôi là con trai của sông Hoàng Hà”.

Sông Hoàng Hà trong tháng 2 đúng vào dịp lũ lớn, băng sông tan rã, dòng nước chảy theo hướng đông. Trong tiếng Trung, băng đá còn được gọi là “băng lăng”; “băng đá tan rã” còn được gọi là “băng lăng được giải phóng”. Như vậy, trong đó có tên của nhà văn “Lăng Giải Phóng”, và đây chính là nguyên nhân ông đặt bút danh “Nhị Nguyệt Hà”.

Ông giải thích rằng, tên thật và bút danh của ông hình thành một câu đố, “Nhị Nguyệt Hà” là câu đố, “Lăng Giải Phóng” là đáp án.

图片默认标题_fororder_二月河10

Tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Nhị Nguyệt Hà là sê-ri tiểu thuyết lịch sử về hoàng đế đời nhà Thanh. Nhị Nguyệt Hà thích gọi sê-ri tiểu thuyết lịch sử này là tác phẩm bộ ba “ráng chiều sa xuống”. Ông nói, gọi như vậy bởi vì ông sáng tác 3 bộ tiểu thuyết này với tâm trạng hết sức thương cảm và nuối tiếc. Ông nói: “Tác phẩm bộ ba ‘ráng chiều sa xuống’ là chỉ bi kịch xã hội lớn, tại sai phải gọi là ‘ráng chiều sa xuống’? Vì thời gian này là lúc bầu trời huy hoàng nhất, rực rỡ nhất, đây là đặc sắc thứ nhất của ráng chiều; đặc sắc thứ hai là mặt trời sắp lặn, màn đêm sắp buông xuống. Đây là một vở bi kịch, ba vị Hoàng đế Khang Hy, Ung Chính và Càn Long đều là nhà chính trị rất xuất sắc, nhưng họ cũng không thể xoay chuyển được xu thế suy tàn của xã hội phong kiến.”

图片默认标题_fororder_康熙大帝

Ba bộ tiểu thuyết lịch sử dài này đã cô đọng tâm huyết và tài hoa quý báu nhất trong cuộc đời nhà văn Nhị Nguyệt Hà, là một lần bùng nổ và thể hiện tài hoa tích lũy lâu năm. Ông coi ba bộ tiểu thuyết này là ba “con gái” của ông, trong đó, “Khang Hy Đại Đế” là tác phẩm ông hài lòng nhất. Vua Khang Hy vốn được nhà sử học đánh giá là nham hiểm, gian trá, nhưng dưới ngòi bút của Nhị Nguyệt Hà hình ảnh Khang Hy viên mãn, sinh động, có học vấn uyên thâm, giải quyết suôn sẻ các cuộc đấu tranh văn hóa và quyền lực trên triều đình. Khi sáng tác bộ tiểu thuyết “Càn Long Hoàng Đế”, Nhị Nguyệt Hà bị trúng phong, từng một dạo đối mặt với tử thần. Nhưng khi sức khỏe vừa ổn định, ông đã kiên trì hoàn thành nửa phần cuối của bộ tiểu thuyết này trên giường bệnh với nghị lực phi thường. Ông ví sáng tác tiểu thuyết dài như đúc bê-tông trong quá trình xây nhà, trong quá trình này không thể ngừng lại, nếu để lại phần cuối cho người khác viết hộ, thường để lại sự đáng tiếc to lớn. Nhị Nguyệt Hà cho rằng ông không thông minh hơn người khác, chỉ là nỗ lực hơn và chăm chỉ hơn.

图片默认标题_fororder_二月河1

Nhị Nguyệt Hà sinh ra ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, phần lớn thời gian sống ở tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ, vì cha mẹ làm việc trong quân đội thường xuyên điều động công tác, ông cũng thường xuyên chuyển trường học. Tuy thành tích các môn học của Nhị Nguyệt Hà không tốt lắm, nhưng ông yêu thích văn học và đọc sách. Sau 20 tuổi, ông mới bắt đầu chăm chỉ đọc sách, khi ở bộ đội, ông đã đọc hết tác phẩm kinh điển của Bách Gia Chư Tử và những cuốn sách kinh điển. Ông nói: “Trong 10 năm làm việc trong quân đội, tôi đọc hết bộ ‘Nhị Thập Tứ Sử’, ‘Tư Trị Thông Giám’, một số tác phẩm văn học, lịch sử và triết học cũng như tác phẩm của Lão Tử và Trang Tử, tôi giống như một con cừu đói bụng chạy trên đồng cỏ. Một người muốn thành công đòi hỏi nhiều nhân tố, cơ bản là tài hoa cộng thêm vận may. Tôi cũng là người may mắn.”

Sau khi ba bộ tiểu thuyết lịch sử của Nhị Nguyệt Hà xuất bản, rất nhanh chóng được thịnh hành ở khắp nơi Trung Quốc và các khu vực người Hoa ở hải ngoại. Tác phẩm của ông được xếp vào Bảng “100 bộ tiểu thuyết tiếng Trung xuất sắc nhất thế kỷ 20”. Tháng 3 năm 2000, ban tổ chức “Triển lãm sách báo và ấn phẩm nghe nhìn Trung Quốc ở Mỹ” trao giải thưởng “Nhà văn Trung Quốc được độc giả hải ngoại hoan nghênh nhất” cho Nhị Nguyệt Hà.

图片默认标题_fororder_二月河7

Sau đó, cùng với 3 bộ tiểu thuyết này được cải biên thành phim truyền hình và trình chiếu ở khắp nơi Trung Quốc, Nhị Nguyệt Hà trở thành nhà văn rất nổi tiếng. Khi nhớ lại tâm trạng sau khi nổi tiếng, ông Nhị Nguyệt Hà hết sức cảm khái. Ông nói: “Viết văn mang đi tuổi thanh xuân, nhưng mang lại vinh dự cho tôi, có điều tốt cũng có điều không tốt. Giống như mì chính trong thức ăn, không thể ăn như cơm, nhưng không dùng thì không ngon. Lúc mới nổi tiếng, tôi say đắm trong cảm giác đó, cuối cùng rồi cũng hờ hững. Hiện nay tôi rất mong người ta nhìn tôi với cặp mắt bình thường, để tôi trở lại trạng thái khi chưa nổi tiếng.”

Trong cuộc sống, Nhị Nguyệt Hà tính tình phóng khoáng, ăn uống đạm bạc, ăn mặc giản đơn, quanh năm để tóc húi cua. Khuôn mặt của ông hiền từ như phật, khi cười, híp cả mắt.

Những năm qua, vì nguyên nhân sức khỏe, Nhị Nguyệt Hà không có tiểu thuyết lịch sử dài ra mắt khán giả, chỉ có một số tuỳ bút, tản văn với nội dung suy nghĩ về nhân sinh, đánh giá lịch sử và cảm nhận cuộc sống hiện thực. Nhị Nguyệt Hà nói, ông rất thích đọc kinh Phật, cảm thấy như tản văn hay, có thể thưởng thức nét đẹp và nhận được sức mạnh. Niềm vui lớn nhất của ông là đọc sách, nhưng không mang theo mục đích gì hết, để tâm trạng nhẹ nhàng.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập