Mẫn Linh

Một bóng Tô Châu trong tâm thức của lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc

19-12-2018 10:43:18(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Trung Quốc có câu tục ngữ nói rằng “Trên có thiên đường, dưới là Tô Hàng”, Tô ở đây là chỉ Tô Châu. Tô Châu được ví là thiên đường trần gian thu hút rất nhiều du khách đến thăm, trong đó có du khách Việt Nam. Bạn Chu Mai Phương, lưu học sinh viên tại Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải có lần có hội “tiếp xúc thân mật” với thành phố xinh đẹp nổi tiếng về cái đẹp này. Bạn nói rằng, sự thư thái dịu dàng ấy, thanh thản đằm thắm ấy khó màcó thể tìm thấy ở một nơi nào khác ngoài Tô Châu. Mời các bạn đến với Tô Châu qua bài viết “Một bóng Tô Châu” của bạn Chu Mai Phương đăng trên tập san “Cầu vồng Hữu nghị” do Đài chúng tôi và Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đồng xuất bản.

图片默认标题_fororder_542745005705658583

Trước khi tới Tô Châu, Tuấn- một người bạn đang làm nghiên cứu sinh ở Đại học Tô Châu, với kinh nghiệm dẫn “city tour” dày dặn đã lên list các địa điểm tôi cần và phải đi khi đến đây, đồng thời cũng cảnh báo tôi rằng tôi sẽ khá mệt khi phải di chuyển nhiều nơi dù việc duy nhất mà tôi phải làm giữa các điểm du lịch chỉ là đưa chân lên và đặt chân xuống tàu điện ngầm. Và tôi nên bỏ ý định đi tìm một điều gì đó sâu sắc hơn, trầm lắng hơn ở đây vì điều đó khó mà có được trong một chuyến đi ngắn ngày, chưa kể thời điểm tôi tới cũng không lý tưởng vì Tô Châu vừa qua mùa sen nở nhưng cũng chưa bước vào mùa lá đổ. Thành phố này có cái gì đó dở dang, khép nép trong tiết trời tháng mười sụt sùi và se sắt hơi may. Nhưng tôi vẫn cứng đầu, cứ cho là tôi không có may mắn tìm được sự đồng điệu về nét quyến rũ đậm đà của chốn thiên đường dưới hạ giới này thì tôi cũng sẽ đến đây dù chỉ để hít hàthở bầu không khí thanh tĩnh tịnh nhưng đậm nồng những giá trị văn hóa truyền thống, lạ lùng nhưng rất đỗi gần gùũi được ấp ủ qua hai hàng nghìn năm trăm năm lịch sử. Bởi lẽ nNhư nhà văn Yoshimoto Banana đã viết, dẫu cảnh sắc có đổi thay, nhưng những giá trị tinh túy ấy vẫn hiện hữu, nếu ta, bằng cả thân thể và tâm hồn mình, đón lấy và để điều đó thật tự nhiên thấm vào ta!

图片默认标题

Tô Châu đón bạn Mai Phương với một diện mạo hết sức đặc trưng của vùng Giang Nam thơ mộng,  và cổ kính. Những mái nhàngói màu xám đậm nhấp nhô như những đợt sóng gối nhau, vẽ lên nền trời bức tranh thủy mặc đậm sâu trữ tình bằng những đường nét rẳn rắn rỏi nhưng vẫn uyển chuyển lôi cuốn. Tòa kiến trúc cổ như vượt vạn dặm thời gian sừng sững hiện ra trước mắt,  đã thu hút Mai Phương bởi sinh khí tự thân thổi lại từ quá vãng. Không dằn được lòng mình, Mai Phương ghé mắt qua khe cửa sổ có chấn song uốn lượn nhiều họa tiết đối xứng. Một khoảng sân nhỏ, vài chậu trúc xanh và vài cáichiếc đèn lồng trụ tròn treo trước cửa, mọi thứ nhỏ xinh và lặng im cứ như thể chúng vẫn ở đó từ hai thế kỉ trước.

Quả đúng như vậy, thành phố Tô Châu, hoặc ít nhất là khu vực tôi đang đứng – quận Cô Tô được quy hoạch đồng bộ với kiến trúc cổ nhằm giữ trọn hơi thở của vùng sông nước Giang Nam. Những ngôi nhà, cửa hiệu mặt phố đều mặc đồng phục đen- xám- trắng: đen xám cho ngói và hiên, xám trắng cho tường. Đến điểm đỗbến xe buýt trên đường cũng được cất mái cong xám đậm như một phần hành lang trong các lâm viên cổ.

图片默认标题

Nỗ lực quy hoạch bản địa hóa còn được thể hiện rõ nét hơn ở những con phố cổ, theo bạn Mai Phương. Ví như phố cổ Bình Giang, con phố ngắn và hẹp rải đá xám xếp chéo như tết sam ở chính giữa và sỏi trắng hai bên vệ. Đoạn kênh xanh uốn khúc chia phố làm hai – ranh giới nhỏ nhoi chỉ đủ chỗ cho ba bốn cây cầu tròn tí hon và đủ cho du khách nhận rõ vết loang năm tháng trên bức tường phủ rêu phía đối diện. Những căn nhà mặt phố đều được thuê làm cửa hiệu bán nào đồ ăn vặt, nào nước hoa, đồ lưu niệm, tơ lụa... những không gian khác nhau ấy chỉ thực sự mở ra khi bước vào bên trong, còn bên ngoài, chúng nhường nhịn nhau một cách đáng nể. Đến hai nhãn hiệu thương mại hóa nhất là trà sữa Coco và cà phê Stabuck cũng khiêm tốn hơn khi hòa mình vào không gian sông nước, mặc dù hơi khiên cưỡng.

Một bản lề gỗ mục nom nhếch nhác hơn níu lấy ánh mắt tôi, tôi bước vào và... chẳng có gì bên trong ngoài một tấm bảng đen viết phấn xập xệ treo trên tường phủ bụi như thường thấy ở những khu nhà tập thể của Hà Nội xây từ thế kỉ kỷ trước, sàn nhà lem luốc, chiếc ghế bành bọc da đỏ sờn bạc chỏng chơ trong góc nhà. Nhưng càng tiến vào sâu tôi càng thích thú, những chậu hoa nhỏ xinh và giàn mướp tí hon rào tạm bợ, chúng chỉ cao ngang tôi và chỉ rộng chừng nửa mét. Chắc chắn chủ nhà không có ý định ngồi dưới dàn mướp chật hẹp này để hóng mát, cũng không trông chờ bội thu những trái mướp dài chắc nịch. Cái họ lưu giữ có chăng là một mảnh vườn, phải rồi, một mảnh vườn khó tìm biết bao trong thời buổi công nghiệp hóa, một mảnh xanh mướt, an nhiên và nhẹ bẫng!

图片默认标题_fororder_1

Hơn bảy giờ tối, Mai Phương và các bạn ra phố Sơn Đường- con phố cổ nổi tiếng khác của Tô Châu và thực sự bị cuốn vào không gian văn hóa quánh đặc đậm sắc trên đoạn phố chỉ vỏn vẹn ba trăm sáu mươi mét này. Thành Câu Ngô xưa hiện lên sống động trong lung linh trong ánh đèn lồng đỏ lúc tỏ lúc mờ, mặt sông hắt lên từng gợn sáng lấp loáng, chốc chốc lại rẽ làm đôi bởi chiếc thuyền mui gỗ chẻ nước hoặc xoay chiều.

Ngồi trên thuyền, nhấp vài ngụm trà Bích La Xuân, để hồn mình chòng chành theo dòng nước, để những ngân âm réo rắt, du dương của tuồng Côn- nguồn cội của các loại tuồng truyền thống Trung Quốc nhấc tôi khỏi thực tại xô bồ thị phi mà ngược dòng thời gian, ngược chiều không gian lạc cõi vô vi thanh bạch!

Dòng người vẫn gối nhau trên hai con phố hẹp đôi bờ Sơn Đường, không quá ồn ã, đủ để nghe tiếng giọt trầm ưu kết tinh suốt hơn hai nghìn năm khẽ rơi rồi đọng lại... mãi mãi... trong tâm khảm những du khách vãng lai!

Tôi nghe lòng mình còn vấn vương nơi con phố nhỏ...

... những nếp nhà cổ dốc mái san sát...

  ... những căn gác thấp e ấp sau hàng cửa sổ xếp đều...

      ... những cây cầu đá cong cong duyên dáng...

... và thế là sau bữa sáng muộn, tôi quyết định quay lại đây lần nữa. Hôm nay bầu trời trong, cao xanh bất tận, chút hơi mây giao mùa lẫn trong thứ nắng vàng ruộm làm tôi thêm nao nức. Phố Sơn Đường vào đêm huyền ảo bao nhiêu thì ban ngày lại gần gũi bấy nhiêu. Hàng mái dốc nối nhau dọc con phố khiến tôi không khỏi liên tưởng đến phố cổ Hà Nội trong tranh của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, phảng phất một chút thân thương, một chút tao nhã và một chút duyên thầm!

图片默认标题

Trước khi về, tôi ghé vào một “gánh kịch rong” trên phố Sơn Đường. Gọi là kịch cũng không phải vì thực ra đây vốn là một trò chơi dân gian, người xem (hay đúng hơn là “người chơi”) thông qua ống kính màu nhìn vào bên trong chiếc hộp gỗ chứa nhiều bức vẽ minh họa câu chuyện mà người xướng trong bộ áo dài truyền thống Trung Quốc đang say sưa kể. Tôi được nghe và xem cả thảy ba câu chuyện (mà nhìn tranh tôi có thể đoán ra) là Võ Tòng đả hổ, Bao Công xử ánđứa trẻ hái dừa, mỗi chuyện gồm hai bức vẽ thô từ đường nét đến màu sắc.

Chiều hôm đó, tôi chạy vội ra ga để về Thượng Hải. Ba mươi phút nữa tàu chạy. Mặt đường phơi mình dưới nắng rát và bắt đầu phả hơi. Tôi nhắn tin cho Tuấn, thông báo rằng tôi đã lên tàu, tôi đã đến Tô Châu trong trời mưa và đi khi trời hửng nắng. Tuấn bảo thật tiếc vì tôi đến không đúng lúc. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Tô Châu đã cho tôi rất nhiều dù biết tôi chẳng ở lại với “nàng” lâu. Sự thư thái dịu dàng ấy, thanh thản đằm thắm ấy khó mà tìm thấy ở một nơi nào khác ngoài Tô Châu, trong ánh sáng rực rỡ buổi ban trưa tràn trong tôi ăm ắp như một món quà lưu niệm đầy ý nghĩa thay cho lời tạm biệt nồng hậu của Tô Châu...

... như một lời hứa hẹn ngày tái ngộ giữa tôi với mảnh đất này!

 

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập