Sảnh Hoa

Đoàn đại biểu báo chí Việt Nam bắt đầu hoạt động giao lưu tại Trung Quốc với chủ đề “Ứng dụng Truyền thông mới và In-tơ-nét+”

11-12-2018 15:10:43(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Các bạn thân mến, ngày 3/12, đoàn đại biểu báo chí Việt Nam gồm 16 phóng viên đến từ các phương tiện truyền thông dòng chính và blogger có tầm ảnh hưởng lớn đã bắt đầu hoạt động giao lưu với chủ đề “Ứng dụng Truyền thông mới và In-tơ-nét+” tại Trung Quốc diễn ra 6 ngày. Trong chương trình Trung Quốc ngày nay kỳ này, Sảnh Hoa mời các bạn cùng tìm hiểu hoạt động này.

Các bạn thân mến, ngày 3/12, đoàn đại biểu báo chí Việt Nam do ông Nguyễn Hoàng Giang, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tham dự một buổi họp báo thường kỳ diễn ra chiều cùng ngày. Sau đó, Người Phát ngôn Báo chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tiếp đoàn đại biểu báo chí Việt Nam. Ông Cảnh Sảng nói:

“Rất vui mừng được tiếp đón các bạn Việt Nam tại đây, rất mong sau này sẽ thường xuyên có dịp trao đổi với các bạn báo chí Việt Nam.”

图片默认标题_fororder_3日,越南媒体代表团走进中国外交部,观摩了当天的例行记者发布会,并在会后与新闻发言人耿爽进行了亲切交谈与互动 摄影:卢倩桦

Ông Cảnh Sảng cho biết, mong báo giới hai nước tăng cường giao lưu, đi sâu hợp tác, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, tiếp tục đóng góp cho việc giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt.

Trước khi kết thúc cuộc gặp, ông Nguyễn Hoàng Giang đã thay mặt đoàn đại biểu bày tỏ cảm ơn ông Cảnh Sảng. 

Ngoài đến thăm Bộ Ngoại giao ra, đoàn đại biểu còn đến thăm Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham quan Nhà bảo tàng Truyền thông, giao lưu tọa đàm với Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục đào tạo Trung Quốc-ASEAN Đổng Quan Bằng.

图片默认标题_fororder_越南媒体代表团走访位于中国传媒大学校内的传媒博物馆

“Một lần nữa hoan nghênh các đồng chí Việt Nam đến thăm trường chúng tôi. Welcome.”

Giáo sư Đổng Quan Bằng đã giới thiệu tình hình cơ bản của trường Đại học Truyền thông Trung Quốc, giới thiệu một cách sinh động về xu thế phát triển từ truyền thông truyền thống sang đa phương tiện hiện nay. Ông cho biết, sự phát triển của truyền thông mới Trung Quốc chính là một trong những thành tựu của 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Trong buổi tiếp, các thành viên trong đoàn đại biểu báo chí Việt Nam đã đặt nhiều câu hỏi thú vị với Giáo sư Đổng Quan Bằng, thí dụ như vấn đề tình hình phát triển hiện nay của công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, các trang mạng xã hội, v.v, ngoài ra, các bạn Việt Nam cũng giới thiệuvới Giáo sư Đổng Quan Bằng tình hình phát triển của truyền thông mới tại Việt Nam, cũng như những kinh nghiệm quản lý các trang mạng xã hội nước ngoài tại Việt Nam. Cuộc trao đổi diễn ra sôi nổi trong bầu không khí vui vẻ và náo nhiệt.

Trước khi kết thúc cuộc gặp, ông Nguyễn Hoàng Giang đã thay mặt đoàn đại biểu bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp của Giáo sư Đổng Quan Bằng cũng như các nhân viên của Trường Đại học truyền thông Trung Quốc. 

Sau khi kết thúc chương trình ngày đầu tại Trung Quốc. Một số thành viên trong đoàn đã trả lời phỏng vấn của Sảnh Hoa về cảm nhận của mình đối với Trường Đại học truyền thông Trung Quốc cũng như tình hình phát triển của lĩnh vực truyền thông Trung Quốc. Sau đây, mời các bạn nghe một số thành viên trong đoàn giới thiệu cảm nhận của bản thân.

图片默认标题_fororder_越南媒体代表团走访中国传媒大学

Phóng viên: Trần Thuý Ngọc: “Tôi là Trần Thúy Ngọc, tôi là phóng viên của Ban thời sự của VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Bắc Kinh, cũng là lần đầu tiên đến thăm Đại học truyền thông Trung Quốc. Thực sự rất là ấn tượng, nhất là ấn tượng đối với Nhà bảo tàng Truyền thông của nhà trường, tại sao ở trường đại học có thể có một bảo tàng có quy mô như thế? Các bạn có thể nhìn lại lịch sử phát thanh, truyền hình và điện ảnh cả Trung Quốc lẫn thế giới. Chia sẻ thật sự có chút ghen tị. Qua cuộc trao đổi với Giáo sư Đổng Quan Bằng, tôi cũng nhận thấy có sự tương đồng giữa nền truyền thông của hai nước, đó là sự thách thức của các phương tiện truyền thông nói chung trên cơ sở sự phát triển khoa học công nghệ của truyền thông hiện đại, điều này đã đặt ra những thách thức thật sự đối với những người làm lĩnh vực truyền thông truyền thống như tôi. Chắc các bạn cũng như vậy. Chúng tôi rất tâm huyết với những chia sẻ của giáo sư, đây là một bài học rất quý. Tất nhiên đối với tôi mà nói, tôi không phải là phóng viên trẻ nữa, mình cũng có 10 năm làm nghề rồi, nhưng những chia sẻ của giáo sư thật sự có ích cho nghề nghiệp của mình trong thời gian tới, cũng là cơ hội để chia sẻ đơn vị truyền thông của mình. Sau này hy vọng có nhiều cơ hội hơn nữa để truyền thông không bị đặt sau bên lề truyền thông hiện đại bây giờ. Đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Bắc Kinh, đây là một thành phố được quy hoạch rất tốt, hơi khác với tưởng tượng của mình, thành phố này rất hiện đại. Tôi đã biết thêm lịch sử, vì tôi làm nghề truyền thông, nhưng lịch sử không rõ lắm. Hơn nữa, tại Đài truyền hình Việt Nam chưa có một mô hình như Nhà bảo tàng truyền thông quy mô lớn như vậy. Trong buổi tọa đàm hôm nay, tôi đã có thêm một số kiến thức về lĩnh vực truyền thông Trung Quốc cũng như truyền thông mới. Hôm nay tôi được biết các mạng xã hội Trung Quốc đã kết nối với người dân bằng cách cung cấp các dịch vụ cho người dân, thí dụ làm chứng minh thư hoặc đăng ký học cho con, tôi thấy rất thiết thực, rất đáng để Việt Nam học hỏi, Việt Nam mới có mô hình này được manh nha mà chưa thực hiện được, thực ra Việt Nam là có thể làm được, nhưng cơ sở hạ tầng dành cho những công việc đó hơi khó, Việt Nam đang định phát triển mạng xã hội riêng của Việt Nam, nhưng theo các ý kiến của người dân hay Chính phủ, thì việc này cần sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và kể cả truyền thông quảng bá mạng xã hội Việt Nam cho mọi người cùng biết để sử dụng.”

Blogger có tầm ảnh hưởng lớn Nguyễn Hùng Sơn: “Thứ nhất, tôi thấy Đại học Truyền thông Trung Quốc rất hoành tráng, rất rộng lớn, thứ hai là nhận thức của lãnh đạo, của Viện trưởng Đổng Quan Bằng rất hiện đại, những triết lý về truyền thông của ông đưa ra rất phù hợp xu thế chung của thế giới, mặc dù bên ngoài cho rằng Trung Quốc vận hành truyền thông tương đối khác biệt. Tôi thấy Trung Quốc đưa lĩnh vực truyền thông truyền thống vào lĩnh vực truyền thông mới là rất hợp lý, đó là xu thế chung của thế giới, tức một người có thể làm nhiều việc, mỗi người làm một việc thì một người có thể làm được nhiều việc, tôi thấy cách quản lý truyền thông của Trung Quốc đáng để Việt Nam tham khảo, để làm sao mang lại lợi ích cho người dân”.

Phóng viên Ngô Anh Quân: “Tôi là Ngô Anh Quân, làm ở Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Bắc Kinh và Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc,

Các bạn thân mến, được biết, trong chuyến thăm lần này, đoàn đại biểu Việt Nam còn đến thăm nhiều cơ quan truyền thông dòng chính và các doanh nghiệp nổi tiếng Trung Quốc, như Toà soạn Nhân dân Nhật báo, Mạng CGTN, Công ty Sina, Công ty Tencent, Tập đoàn JD,v.v.. Mong chuyến thăm lần này sẽ mang lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả các thành viên trong đoàn đại biểu báo chí Việt Nam, chúc sự hợp tác và giao lưu trong lĩnh vực truyền thông giữa hai nước Trung-Việt sẽ ngày càng chặt chẽ và tốt đẹp.

Do thời gian có hạn, chương trình hôm nay xin khép lại tại đây. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập