Mẫn Linh

Vua Khang Hy không lấy nấm linh chi

14-11-2018 10:10:10(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

“Ba nghiêm ba thực” là sự trình bày quan trọng của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình về xây dựng tác phong. “Ba nghiêm” là chỉ nghiêm khắc tu thân, nghiêm khắc dùng quyền, nghiêm khắc với bản thân. “Ba thực” là chỉ mưu sự phải thực, lập nghiệp phải thực, làm người phải thực. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng kể câu chuyện “Vua Khang Hy không lấy linh chi”, qua đó để nhấn mạnh phải làm việc thực tế với tấm lòng thiết thực, khuyến cáo cán bộ lãnh đạo, ngay các nhà thống trị thời xưa cũng biết rằng, “quan chức các cấp không làm việc thực tế, cuộc sống người dân sống không dễ dàng hay không sống nổi”, rốt cuộc cũng phải sụp đổ.

图片默认标题_fororder_1

Tổng Bí thư Tập Cận Bình (Ảnh tư liệu)

Phát biểu tại buổi sinh hoạt Đảng của Bộ Chính trị theo chuyên đề ‘Ba nghiêm Ba thực’” ngày 28-29/12 năm 2015, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

“Nhà thống trị các đời trước đều rất chú ý về mặt làm việc thực tế với tấm lòng thiết thực. Có một lần, Tuần phủ Quảng Tây Trần Nguyên Long viết tấu tâu với Vua Khang Hy, “trong núi Quế Lâm có cây nấm linh chi, đôi lúc có nhiều đám mây lành bao phủ trên bầu trời”, hái được một cây nấm linh chi cao hơn một thước, hình dạng như áng phù vân, đồng thời trích dẫn câu nói “Vương giả từ nhân tắc chi sinh” trong “Thần Nông Kinh” (Nhà Vua nhân từ mới xuất hiện nấm linh chi). Vua Khang Hy phê trên tấu rằng: “Sử sách sở tái tường dị thậm đa, vô ích vu quốc kế dân sinh. Địa phương thu thành hảo, gia cấp nhân túc, tức thị mạc đại chi tường thụy” (sử sách ghi chép rất nhiều về những điềm tốt lành và thảm họa, không có lợi gì cho quốc dân dân sinh. Địa phương có thu hoạch tốt, nhà nhà cơm áo đầy đủ, người người cuộc sống sung túc, đó là điềm tốt lành lớn nhất.) Nhà vua còn từng phê rằng: “Như sử sách sở tái cảnh tinh, khánh vân, lân phượng, chi thảo chi hạ, cập phần châu ngọc vu điện tiền, thiên thư giáng vu thừa thiên, thử giai hư văn, trẫm sở bất thủ. Duy nhật dụng bình thường, dĩ thực tâm hành thực chính nhi dĩ.” (Như sử sách ghi chép những chúc mừng của cảnh tinh, khánh vân, lân phượng, chi thảo cũng như đốt thơ văn hay trước điện, giáng sách trời xuống thừa thiên, tất cả những cái đó đều là những văn tự vô dụng không thực tế, trẫm đều không muốn xem. Duy chỉ có mong muốn ngày thường làm việc thực tế với tấm lòng thiết thực mà thôi.) Các nhà thống trị các đời trước cũng hiểu rằng, quan chức các cấp không thực tế, cuộc sống của người dân không dễ dàng, không sống nổi, thì thống trị phong kiến cũng sẽ sụp đổ”.

图片默认标题_fororder_kechuyentcb201811144

Vua Khang Hy

Thời cổ Trung Quốc có cách nói “thiên nhân cảm ứng”, cho rằng điềm lành tượng trưng cho chính trị trong sáng trên đời. Đế vương phong kiến do đó mong xuất hiện cái gọi là “điềm lành”, điều này đã khiến những kẻ a dua bợ đỡ có thể lấy điềm lành giả dối để nịnh nọt lấy lòng.

Năm Khang Hy thứ 52, cũng tức là năm 1713, Bố Chính Sứ Quảng Tây Hoàng Quốc Tài báo cáo lên cấp trên là Tuần Phủ Quảng Tây Trần Nguyên Long rằng: Tháng 2 cùng năm, hái được một cây nấm linh chi ở trong núi Quế Lâm, cao hơn một thước, hình dạng như áng phù vân, mong có thể tiến cống cho Nhà vua. Trần Nguyên Long do vậy liền cho người mang linh chi lên kinh thành và đã viết một bản tấu, trích dẫn kinh điển nói về “điềm lành”, nói rằng đây là tượng trưng thi hành nhân chính của Vua Khang Hy. Trần Nguyên Long biết Vua Khang Hy “không chuộng điềm lành”, nhưng vẫn bỏ công sức trình bày lý lẽ, muốn nói vài lời tâng bốc nhân lễ đại thọ của Vua Khang Hy. Không ngờ Vua Khang Hy không những không tiếp nhận, mà còn nói “trẫm không muốn xem” những chuyện như thế

Không phải là độc nhất vô nhị, năm Khang Hy thứ 56, tấu chiết của Tổng đốc Trực lệ Triệu Hồng Nhiếp cũng nói đến cây nấm linh chi mọc trong vườn nhà hàng xóm, rằng “Đường Ngu chi thế, chi thảo hiến thụy” (thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, linh chi cho thấy điềm lành), nhưng Nhà vua hiện nay hậu đức ái dân vượt quá thời Nghiêu Thuấn, cả thiên hạ đều mang ân trạch của nhà vua, do đó điềm lành linh chi đương nhiên cũng đã xuất hiện. Vua Khang Hy cũng không cho là đúng, đã phê rằng: “Sở vị thụy giả, niên cốc phong đăng, dân hữu ngật đích, tựu thị đại thụy.” (Cái gọi là điềm lành, năm nào lương thực cũng được mùa, người dân đều có ăn, đó là điềm lành.) Còn nói với Triệu Hồng Nhiếp “không cần phải nói chuyện thật giả nữa”.

图片默认标题_fororder_kechuyentcb201811143

Vua Khang Hy đã từ bỏ học thuyết phù phiếm trời cho điềm lành, coi “địa phương có thu hoạch tốt, nhà nhà cơm áo đầy đủ, người người cuộc sống sung túc”, coi  “năm nào lương thực cũng được mùa, người dân đều có cái ăn” là “điềm lành lớn nhất”, đó chính là đề xướng làm việc thực tế với tấm lòng thiết thực.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể câu chuyện “Vua Khang Hy không lấy linh chi”, qua đó để nhấn mạnh phải làm việc thực tế với tấm lòng thiết thực, khuyến cáo cán bộ lãnh đạo, ngay các nhà thống trị thời xưa cũng biết rằng, “quan chức các cấp không làm việc thực tế, cuộc sống người dân sống không dễ dàng hay không sống nổi”, rốt cuộc cũng phải sụp đổ. Đồng chí từng ôn lại rằng, thu hoạch lớn nhất của việc xuống nông thôn ở Diên An năm xưa, tức là “khiến tôi đã hiểu thế nào gọi là thực tế, thế nào gọi là thực sự cầu thị, thế nào gọi là quần chúng. Đây là những thứ khiến tôi cả đời hưởng lợi. “Luôn luôn làm việc theo yêu cầu thực sự cầu thị” đã trở thành sự tuân theo cơ bản trong suy nghĩ vấn đề, đưa ra quyết sách và làm việc của đồng chí. Đồng chí Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh, “ít làm những việc không thực tế như gấm thêu hoa, thêm hoa trên hoa”, “lo toan công việc phải thiết thực, lập nghiệp phải thiết thực, làm người cũng phải thiết thực”. Câu chuyện “Vua Khang Hy không lấy linh chi” chính đã nói rõ cán bộ lãnh đạo nhất định phải làm việc thực tế, chắc chắn.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập