Mẫn Linh

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”

07-11-2018 10:28:01(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mẫn Linh: Chào các bạn, mời các bạn đến với chương trình Ống kính ASEAN phát hai tuần một lần trên sóng Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, Mẫn Linh sẽ đồng hành cùng các bạn trong chương trình với thời lượng 10 phút rưỡi hôm nay.

Các bạn thân mến, nếu Mỹ có Black Friday (Thứ Sáu tối) và Cyber Monday (Thứ Hai điện tử) với hàng triệu sản phẩm giảm giá “tẹt ga” và dòng người xếp hàng dài dằng dặc thì ở Trung Quốc cũng có ngày tương tự - Single day (11/11). Đặc biệt, với tổng doanh thu lên đến 18 tỷ USD, Single Day đã trở thành ngày mua sắm lớn nhất thế giới vào năm 2016. Vậy, có điều gì thú vị mà bạn có thể chưa biết về ngày lễ có “1-0-2” này? Và tại sao vốn từ một ngày lễ dành cho các bạn trẻ độc thân lại trở thành một sự kiện mua sắm lớn đến vậy? Bài viết của bạn Viên Viên, lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh đăng trên tập san Cầu vồng Hữu nghị do Đài chúng tôi và Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh đồng xuất bản sẽ “mách” cho bạn “Những điều ít ai biết về ‘Ngày độc thân’ của người Trung Quốc”. Mẫn Linh sẽ mời Thành Trung cùng giới thiệu với các bạn bài viết này. Xin chào Thành Trung.

Thành Trung: Thành Trung xin chào Mẫn Linh và xin chào các bạn thính giả của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”_fororder_416970221317672428

M: Vậy, chúng ta bắt đầu nhé. Trước hết xin mời các bạn cùng tìm hiểu nguồn gốc của Ngày độc thân.

Theo bạn Viên Viên, “Đất nước Trung Hoa có rất nhiều những ngày lễ truyền thống. Phần lớn đều bắt nguồn từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm trước. Nhưng Ngày Độc thân (Tiếng Hoa:光棍节 Tiếng Anh:Single Day) chỉ là ngày lễ mới thịnh hành trong những năm gần đây. Và chẳng ai có thể chỉ ra đích xác ai đã đề xướng ngày lễ này. Nhưng có thể khẳng định rằng nó bắt đầu xuất hiện vào những năm giữa thập niên 90 thế kỷ trước. Câu chuyện bắt đầu từ vào một ngày 11/11/1993 tại ký túc xá nam trường Đại học Nam Kinh. Bốn sinh viên nam ngồi lại với nhau, tán dóc về việc làm thế nào để thoát khỏi cuộc sống độc thân vô vị. Lúc này, một nam sinh đề xuất rằng, ngày này có bốn số 1, rất giống hình tượng bốn cây gậy, cho nên đây là ngày tuyệt vời để tổ chức hoạt động cho những người độc thân. Cứ thế, sáng kiến này dần dần được đông đảo giới trẻ đón nhận và trở thành một “truyền thống” của giới trẻ”.

Thực ra, có nhiều cách nói và suy đoán về nguồn gốc của Ngày độc thân 11/11, câu chuyện mà bạn Viên Viên giới thiệu chỉ là một trong số đó. Bất cứ bắt nguồn từ đâu, ngày lễ này thực sự thịnh hành tại Trung Quốc hiện nay.

T: Vâng. Theo bạn Viên Viên, “Tính chất của ngày lễ độc thân hoàn toàn trái ngược với ngày lễ tình nhân 14/2. Lúc mới hình thành, nó là ngày lễ dành cho các nam sinh độc thân, nhưng sau này cả nữ sinh cũng tham gia vào ngày hội này. Mọi người xem đây là dịp để tụ họp với bạn bè, cùng nhau dã ngoại hoặc ăn uống tán gẫu để kỷ niệm cuộc sống độc thân. Thực ra, nhóm này chủ yếu bao gồm một số ít người tôn sùng “chủ nghĩa độc thân” sẽ mở tiệc ăn mừng vì vẫn còn tự do. Nhưng phần lớn, các thành viên trong “hội ế chề” này sẽ tụ tập lại với nhau chia sẻ bí kíp thoát ế”.

M: Ngoài ra, đây còn là ngày được những người độc thân chọn làm ngày tỏ tình với đối phương với hy vọng thoát ế. Nhưng về sau, ngày lễ này còn là dịp để những cặp đôi đang yêu nhau cầu hôn với một nửa còn lại. Vì họ cho rằng bốn con số một trong ngày lễ này mang một ngụ ý: “Trọn đời này kiếp này chỉ yêu một người” (一生一世只爱一人).

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”_fororder_416989187901718792

T: Những năm gần đây, khi nghe đến Ngày độc thân 11/11, thì nhiều người lại nghĩ ngay đến việc mua sắm trên mạng. Vậy tại sao đường đường là một ngày lễ dành cho các bạn trẻ độc thân lại trở thành một sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm tại Trung Quốc?

M: Quá trình chuyển biến này bắt nguồn từ việc vào đầu những năm 2000, một số cửa hàng kinh doanh trên mạng bắt đầu đưa ra những hoạt động khuyến mãi vào ngày này, nhưng lúc đó chưa có bất kỳ công ty lớn nào tham gia vào hoạt động kích thích tiêu dùng. Mãi đến năm 2009, khi công ty Alibaba lần đầu tiên gửi đơn xin đăng ký độc quyền tên “双十一” (cặp đôi số 11), tận dụng ngày lễ mang con số đặc biệt này, biến nó trở thành hoạt động có tính thương mại. Từ đó, hằng năm vào ngày 11/11, mọi người xem đây như ngày hội mua sắm mang đặc sắc riêng của Trung Quốc.

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”_fororder_513255614226235550

T: Kể từ khi ngày lễ độc thân biến thành một ngày hội mua sắm, thì tính chất của nó cũng bắt đầu có sự thay đổi. Vào ngày này, lúc trước bạn bè thường hẹn nhau tổ chức vui chơi, thì bây giờ, thay vào đó là mọi người sẽ ngồi trước màn hình máy tính vào lúc 0h để trực chiến, hy vọng sẽ tìm được những sản phẩm với mức giá hời, thỏa mãn nhu cầu mua sắm cho bản thân.

M: Bạn Viên Viên đã hình dung rất sống động trạng thái mua sắm trực tuyến vào Ngày độc thân 11/11 Trung Quốc. Bạn viết: Thông thường, các chương trình khuyến mãi thường bắt đầu vào 00h00 (giờ Trung Quốc) ngày 11/11. Vì thế, nhiều bạn trẻ đã chấp nhận trở thành “cú đêm” để có thể “rinh” được những món hàng ưng ý nhất. Không chỉ thế, các sản phẩm có giá “sốc” nhất thường chỉ xuất hiện trên web từ 10 – 20 phút nên người mua phải luôn đặt mình trong trạng thái “trực chiến” cao độ trong thời điểm đó. Chưa hết, do số lượng đơn đặt hàng tăng đột biến, cho nên trong dịp này các công ty vận chuyển phải hoạt động hết công suất để kịp chuyển những bưu kiện đến tay người mua. Thông thường bạn phải đợi rất lâu so với mọi khi mới có thể nhận được “của hời” mà mình săn được, khoảng 3-7 ngày. Nhưng đó là may mắn. Còn xui hơn một chút, đôi lúc bạn phải đợi khoảng 2 tuần để nhận được nó”.

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”_fororder_523548417451753862

T: Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử này không chỉ giới hạn Trung Quốc, mà đã có mặt tại hơn 20 quốc gia khác trên thế giới, và nhận được sự quan tâm của truyền thông nhiều nước trên thế giới. Đây là một sự kiện mua sắm lớn trong năm tại Trung Quốc, và thường được so sánh với ngày Black Friday của Mỹ— dịp mua sắm lớn nhất trong năm trước Lễ tạ ơn, hoặc Cyber Monday. Trong những năm gần đây, doanh thu trong ngày 11/11 đã vượt xa doanh thu trong ngày Black Friday.

M: Vâng. Một trong những yếu tố thúc đẩy doanh số bán hàng trong dịp lễ này tăng không ngừng theo từng năm, chính nhờ sự phát triển của thanh toán trực tuyến đã mang lại nhiều tiện ích trong thanh toán hàng hóa. Trước đây, khi phương thức thanh toán bằng quét mã QR chưa phổ biến, chúng ta thường phải thao tác nhiều bước mới có thể trả tiền cho một món hàng thông qua thẻ ngân hàng. Nhưng hiện nay với sự phát triển rộng khắp của hình thức thanh toán Alipay hay Wechat, chúng ta có thể hoàn thành giao dịch chỉ trong tíc tắc.

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”_fororder_513996478904926376

T: So với ngày Black Friday hay Cyber Monday thì 11/11 của Trung Quốc vẫn còn “thoải mái” và “dễ thở ” hơn rất nhiều. Vì hầu hết các chương trình khuyến mãi vào ngày 11/11 được thực hiện bởi các trang thương mại điện tử. Vì thế, chúng ta chỉ cần canh đúng thời điểm để đặt mua trên trang mạng chứ không cần phải xếp hàng dài để vào Trung tâm thương mại lúc nửa đêm hay giành giật với mọi người như Black Friday hay Cyber Monday. Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị là một chiến thuật “săn hàng” hợp lý và thêm một chút may mắn mới “săn” được hàng với giá giảm cực sốc.

M: Sau hơn 20 năm phát triển, Ngày độc thân hay ngày lễ “cặp đôi số 11” đã trở thành nét văn hóa mua sắm mới tại đất nước Trung Quốc. Không chỉ thu hút người dân bản xứ mà còn hấp dẫn cả những người nước ngoài đang sống và học tập tại Trung Quốc.

Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc “mách” cho bạn biết “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”_fororder_416989359700336066

Trên đây, Mẫn Linh và Thành Trung đã giới thiệu với các bạn bài viết của bạn Viên Viên, lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh về “Những điều ít ai biết về ‘Ngày lễ độc thân’ của người Trung Quốc”. Đúng như bạn viết, ý nghĩa thương mại của Ngày Độc thân 11/11 đã lớn hơn ý nghĩa “độc thân”. Thành Trung hay mua sắm vào ngày 11/11 không?

T: TT cũng như mọi người sống ở Trung Quốc, bất kể là người nước ngoài hay người Trung Quốc, vào dịp 11/11 cũng rất quan tâm đến tình hình thị trường trên mạng. Quả thực, nếu chớp được thời cơ thì mua được những món hàng rất hời, nhưng thực ra, nhiều món hàng cũng chưa chắc đã hời, mà như người Việt Nam cũng hay nói là “của rẻ là của ôi”. Vì nhiều khi, vì sự hứng thú chốc lát thấy rẻ mà mua, sau đó lại không ưng ý, hay là sản phẩm đó cũng chỉ đáng giá đó chứ ko phải có giá cao hơn gấp nhiều lần. Cho nên, ngày này mọi người cũng còn gọi là “ngày chặt tay”. Hy vọng, các bạn có thể đưa ra sự lựa chọn sáng suốt cho việc “hạ tiền” trong ngày này.

M: Các bạn cũng có thể cùng tham gia vào lễ hội mua sắm này. Chương trình Ống kính ASEAN tuần này đến đây là kết, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn....

 

 

 

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập