Duy Hoa

Viện Bảo tàng Cố Cung phát hành album nhạc “Tranh cổ biết hát”

02-11-2018 10:19:18(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tuần vừa qua, Trung Quốc có những sự kiện văn hóa đáng chú ý sau: Viện Bảo tàng Cố Cung phát hành album nhạc “Tranh cổ biết hát”; Hội chợ Triển lãm ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa quốc tế Bắc Kinh Trung Quốc lần thứ 13 diễn ra tại Bắc Kinh; Liên minh viện bảo tàng các nước Nhóm BRICS thành lập. 

图片默认标题_fororder_古画会唱歌8

Tuần vừa qua, album nhạc “Tranh cổ biết hát” do Viện Bảo tàng Cố Cung và Tập đoàn Tencent phối hợp dàn dựng đã ra mắt công chúng tại Viện Bảo tàng Cố Cung. Giám đốc Viện Bảo tàng Cố Cung Thiền Tế Tường nói album này là “một đường link siêu liên kết kỳ diệu”, và mong chờ thư họa cộng thêm âm nhạc và khoa học công nghệ sẽ có “phản ứng hóa học” ngoài sự tưởng tượng của mọi người. 

图片默认标题_fororder_古画会唱歌6

Lần này, Viện Bảo tàng Cố Cung đã lựa chọn 11 bức tranh nổi tiếng được sưu tầm trong viện bảo tàng gồm “Thanh minh thượng hà đồ”, “Hàn Hi Tải dạ yến đồ”, “Lạc Thần phú đồ”, “Mặc mai đồ”, v.v. làm chủ đề sáng tác, các thí sinh sáng tác tác phẩm âm nhạc dựa trên cảm hứng từ những bức tranh này, để càng nhiều người cảm nhận sinh động sức cuốn hút của văn hóa truyền thống.

Được biết, trong quá trình sáng tác âm nhạc, chuyên gia nghiên cứu của bộ phận thư họa Viện Bảo tàng Cố Cung làm giáo viên hướng dẫn, giúp các bạn trẻ tìm hiểu nội dung tranh cổ và bối cảnh văn hóa lịch sử liên quan. Cuối cùng, Ban giám khảo gồm những nhạc sĩ nổi tiếng như Phương Văn Sơn, Trương Á Đông, v.v. đã nhận xét, đánh giá các tác phẩm dự thi, hình thành album “Tranh cổ biết hát”.

图片默认标题

Giám đốc Viện Bảo tàng Cố Cung Thiền Tế Tường cho biết, Viện Bảo tàng Cố Cung là nơi mang đậm nét văn hóa truyền thống, gắn kết trí tuệ và ý tưởng sáng tạo của người Trung Quốc. Qua album nhạc này, văn hóa truyền thống với Viện Bảo tàng Cố Cung là đại diện không ngừng xuất hiện ý tưởng sáng tạo mới, hòa hợp với càng nhiều lĩnh vực và công nghệ mới, sẽ thúc đẩy kế thừa văn hóa truyền thống, tiếp thêm sức sống hoàn toàn mới của thời đại cho văn hóa truyền thống.

图片默认标题_fororder_文博会1

Hội chợ Triển lãm ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa Bắc Kinh Trung Quốc lần thứ 13 diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 25-28/10, thu hút hơn 1.200 doanh nghiệp tham gia triển lãm. Chủ đề Hội chợ Triển lãm lần này là “Dẫn dắt ngành công nghiệp văn hóa phát triển chất lượng cao, góp phần thúc đẩy xây dựng Trung tâm văn hóa toàn quốc”, tập trung thể hiện sức cuốn hút văn hóa truyền thống Trung Hoa, ra sức giới thiệu dự án sáng tạo văn hóa xuất sắc. Chẳng hạn, khu triển lãm Cố Cung đã trưng bày nhiều sản phẩm sáng tạo văn hóa đặc sắc. Nhân viên công tác khu triển lãm Cố Cung nói:

图片默认标题_fororder_文博会10

“Lần này chúng tôi giới thiệu với công chúng tác phẩm ‘24 tiết khí•Xuân’, đây là truyện tranh dành cho trẻ em 3-6 tuổi, chủ yếu kể lại câu chuyện giữa các loại thần thú và 24 tiết khí; còn có trò chơi ghép hình bức tranh ‘Cố Cung Hải Thố Đồ’, bức tranh này được sưu tầm trong cung đình nhà Thanh, chúng tôi thiết kế trò chơi ghép hình dựa trên bức tranh này”.

Ngoài ra, mức độ quốc tế hóa của Hội chợ Triển lãm ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa Bắc Kinh cũng được nâng cao với mức lớn. Các đoàn đại biểu đến từ 67 nước và vùng lãnh thổ như Pháp, Hy Lạp, Mê-hi-cô, Ca-dắc-xtan, v.v. tham gia triển lãm. Hội chợ Triển lãm lần này còn bố trí những khu triển lãm đặc sắc như “Tuần văn hóa ASEAN lần thứ 2”, “Khu triển lãm văn hóa đặc sắc các nước trong ‘Một vành đai, một con đường’ lần thứ 3”, v.v., tạo không gian hợp tác quốc tế rộng mở hơn cho các doanh nghiệp.

图片默认标题_fororder_文博会13

Tại khu triển lãm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ê-ti-ô-pi-a, phóng viên thấy nhân viên công tác pha cà phê cho người tham quan thưởng thức. Nhân viên công tác của Đại sứ quán Ê-ti-ô-pi-a tại Trung Quốc, bà họ Tề cho biết, mong giới thiệu văn hóa Ê-ti-ô-pi-a nhờ mặt bằng Hội chợ triển lãm này. Bà nói: 

“Chúng tôi mang cà phê tham gia triển lãm này, vì Ê-ti-ô-pi-a là nơi bắt nguồn cà phê trên thế giới, chúng tôi mong có càng nhiều người thưởng thức cà phê Ê-ti-ô-pi-a. Vì nhiều người đều biết cà phê của châu Mỹ La-tinh, Cô-lôm-bi-a hoặc các nước khác, nhưng biết ít về cà phê Ê-ti-ô-pi-a, cà phê Ê-ti-ô-pi-a có chất lượng cao. Hơn nữa, tháng 12 tới, Ê-ti-ô-pi-a sẽ tổ chức hoạt động Ngày cà phê quốc tế, mong có càng nhiều người thích uống cà phê và công ty cà phê của Trung Quốc đến Ê-ti-ô-pi-a giao lưu, tìm hiểu cà phê của Ê-ti-ô-pi-a”.

图片默认标题_fororder_金砖国家博物馆联盟1

Tuần vừa qua, Liên minh viện bảo tàng các nước Nhóm BRICS thành lập tại Bắc Kinh, Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc Vương Xuân Pháp đảm nhiệm chức Chủ tịch Liên minh nhiệm kỳ đầu tiên.

Tại Hội nghị Liên minh viện bảo tàng các nước Nhóm BRICS lần thứ nhất diễn ra tại Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, các đại biểu đến từ Học viện Bảo tàng Bra-xin, Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nga, Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, Viện Bảo tàng Đít-sông (Ditsong) Nam Phi và Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tề tựu với nhau, trọng điểm thảo luận cơ chế hợp tác và chương trình hợp tác trong 5 năm tới của Liên minh.

图片默认标题_fororder_金砖国家博物馆联盟2

Theo tuyên bố của Liên minh, viện bảo tàng các nước Nhóm BRICS sẽ triển khai giao lưu và hợp tác trong khuôn khổ Liên minh, cứ 2 năm tổ chức một lần Hội nghị Liên minh viện bảo tàng các nước Nhóm BRICS. Trong 5 năm tới, các thành viên của Liên minh dự định thông qua tổ chức triển lãm lưu động chung, giao lưu học thuật và đào tạo nhân viên chuyên môn, thảo luận lập trang mạng Liên minh, v.v., tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên, thúc đẩy chia sẻ thông tin, phối hợp tuyên truyền di sản văn hóa của các nước Nhóm BRICS.

Tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc Cố Ngọc Tài cho biết, hội nghị lần này là cột mốc về giao lưu hợp tác giữa viện bảo tàng của 5 nước thuộc Nhóm BRICS, mong tiếp tục thúc đẩy viện bảo tàng của các nước chia sẻ nguồn tài nguyên, góp phần thúc đẩy hợp tác văn hóa phát triển lành mạnh và bền vững cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

图片默认标题_fororder_盘龙城遗址2

Mới đây, đội khảo cổ chung của “dự án khảo cổ chung di chỉ Bàn Long Thành” cho biết, ở Bàn Long Thành phát hiện di chỉ cơ sở đúc đồng quy mô lớn. Đây là lần đầu tiên phát hiện di chỉ cơ sở đúc đồng ngoài kinh đô nhà Hạ và Thương, phát hiện quan trọng này sẽ thay đổi quan điểm dòng chính của giới học thuật. Trước đó, giới học thuật phổ biến cho rằng, trong thời kỳ đầu, đồ đồng đen bị lũng đoạn bởi vương triều khu vực Trung Nguyên đời nhà Hạ và Thương, sản xuất thống nhất tại kinh đô. Được biết, Bàn Long Thành là thành phố trung tâm hình thành vào thế kỷ thứ 16 đến thứ 13 trước công nguyên, là di chỉ thành thị có quy mô lớn nhất, cổ vật được khai quật phong phú nhất trong thời kỳ đời nhà Hạ và Thương ở lưu vực sông Trường Giang. Trong 3 năm tới, đội khảo cổ chung sẽ trọng điểm nghiên cứu hình thái và bố cục các bộ tộc, sản xuất ngành thủ công, biến đổi môi trường thiên nhiên, phân bố và tương tác giữa các bộ tộc, v.v. ở di chỉ Bàn Long Thành.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập