Mẫn Linh

Liêm Bất Ngôn Bần, Cần Bất Đạo Khổ

17-10-2018 15:32:08(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trong lòng Tổng Bí thư, phẩm chất ưu tú cần cù và liêm khiết là tu dưỡng chính trị nặng ký nhất. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng dẫn câu chuyện của các nhân vật lịch sử Trung Quốc như Gia Cát Lượng, Tư Mã Quang....để minh chứng cho quan điểm này. Sau đây, mời các bạn cùng theo dõi câu chuyện “Liêm Bất Ngôn Bần, Cần Bất Đạo Khổ”.

图片默认标题_fororder_3

Trong bài “Nguyên tắc cơ bản của cán bộ – Liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân” (tháng 1/1989) trích từ cuốn “Thoát nghèo”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình viết:

“Trong lịch sử Trung Quốc có không ít quan lại vừa liêm khiết vừa cần chính. Gia Cát Lượng “Cúc cung tận tụy đến hơi thở cuối cùng” (Một lòng vì nước đến trọn đời), yêu cầu bản thân “Bất Sử Nội Hữu Dư Bạch, Ngoại Hữu Doanh Tài” (Trong nhà không có tiền dư, bên ngoài không có tài sản). Tư Mã Quang “Dục Dĩ Thân Tuận Xã Tắc, Cung Thân Thứ Vụ, Bất Xả Trú Dạ” (Quyết tâm trung thành với đất nước không tiếc sức của mình, đích thân xử lý công việc nhà nước, không kể ngày đêm), “Vu Vật Đạm Nhiên Vô Sở Hảo” (Không mến chuộng gì trong cuộc sống vật chất), “Ác Y Phi Thực Dĩ Chung Kỳ Thân” (sống giản dị). Quan lại thời phong kiến còn làm được như vậy, huống hồ cán bộ của giai cấp vô sản chúng ta! Nhà cách mạng giai cấp vô sản tiền bối, tiêu biểu là Chủ tịch Mao Trạch Đông đều là tấm gương liêm chính và làm việc cần cù. Cán bộ các cấp của nước ta nhất định cần học tập các nhà cách mạng giai cấp vô sản tiền bối, nỗ lực thực hiện “Liêm Bất Ngôn Bần, Cần Bất Đạo Khổ” (Những người thực sự liêm khiết, không bao giờ nói nghèo; những người thực sự làm việc cần cù, không bao giờ nói khổ). Như vậy, chúng ta mới có thể mãi mãi bám rễ trong quần chúng”.

Phòng quản lý tiền nong và sổ sách ở phía Đông nha môn huyện Nội Hương, Hà Nam, Trung Quốc có dán một câu đối, vế trên là: Liêm Bất Ngôn Bần, Cần Bất Ngôn Khổ; vế dưới là: Tôn Kỳ Sở Vấn, Hành Kỳ Sở Tri. Ý của vế trên là: Những người thực sự liêm khiết sẽ không nói mình nghèo như thế nào; những người thực sự làm việc cần cù sẽ không kêu ca mình vất vả đến mấy. Ý của vế dưới là: Cần coi trọng tiếng nói từ nhân dân, nỗ lực thực hiện quan niệm mà mình hiểu biết. “Liêm Bất Ngôn Bần, Cần Bất Đạo Khổ” là cụm từ trích từ vế trên. Châm ngôn quản lý đất nước vừa yêu cầu liêm chính cũng đòi hỏi cần cù này vẫn có giá trị hiện thực rất lớn trong việc xây dựng tác phong Đảng và liêm chính của Đảng ngày nay.

Thừa tướng nước Thục, nhà chính trị và quân sự nổi tiếng trong thời cổ Trung Quốc Gia Cát Lượng yêu cầu rất nghiêm khắc ở bản thân, cả đời liêm khiết, từ 27 tuổi làm quan đến 53 tuổi qua đời tại Ngũ Trượng Nguyên do bị ốm, siêng năng chịu khó làm phò tá cho Lưu Bị và Lưu Thiền 26 năm, có thể nói là tấm gương “cúc cung tận tụy đến hơi thở cuối cùng”. Theo ghi chép, lúc lâm chung, Gia Cát Lượng viết bài “Tự Biểu Hậu Chủ” cho Lưu Thiền, bài văn viết: “Thành Đô Hữu Tang Bát Bách Chu, Bác Điền Thập Ngũ Khoảnh, Tử Đệ Y Thực Tự Hữu Dư Nhiêu. Chí Vu Thần Tại Ngoại Nhiệm, Vô Biệt Điếu Độ, Tùy Thân Y Thực, Tất Ngưỡng Vu Quan, Bất Biệt Trị Sinh, Dĩ Trường Dích Thốn. Nhược Thần Tử Chi Nhật, Bất Sử Nội Hữu Dư Bạch, Ngoại Hữu Doanh Tài, Dĩ Phụ Bệ Hạ” (Ở Thành Đô có 800 cây dâu, 15 héc-ta ruộng không phải màu mỡ lắm, con cái và anh em có dôi ra về mặt ăn mặc. Còn ta làm quan ở ngoài, không có chi tiêu khác, đều sống dựa vào bổng lộc, không làm thêm nghề khác để tăng thu nhập cho mình. Nếu ta chết, sẽ không xuất hiện tình trạng thừa lụa và tiền làm phụ lòng Bệ hạ).

图片默认标题_fororder_VCG11449396486

Gia Cát Lượng

Tư Mã Quang thời Bắc Tống, nhà chính trị, nhà sử học và nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, hồi còn nhỏ “đập vại cứu bạn”, trở thành một giai thoại tinh nhanh tháo vát. Ông tự khích lệ bằng phương châm “Nhật Lực Bất Túc, Kế Chi Dĩ Dạ” (ban ngày chưa làm xong thì ban đêm làm tiếp), làm việc cần cù nỗ lực, hiến dâng cả đời cho việc biên soạn sử sách và xử lý công việc hành chính, đã chủ trì biên soạn cuốn “Tư trị thông giám”, cuốn biên niên sử đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Quang làm quan hơn 40 năm, bất cứ trước đó làm quan ở địa phương, hay về sau đảm nhiệm quan chức cấp cao, đều liêm khiết và công minh trước sau như một, “không dám thường xuyên ăn thịt, mặc vải lụa”. Tư Mã Quang lúc cuối đời từng viết bài “Huấn Kiệm Thị Khang” để giáo dục con trai Tư Mã Khang, những danh ngôn như “Từ tiết kiệm chuyển sang xa xỉ rất dễ, trong khi từ xa xỉ chuyển sang tiết kiệm lại rất khó, “Có tiếng tăm bởi tiết kiệm, tự chuốc thất bại bởi xa xỉ” đến nay vẫn có ý nghĩa cảnh báo và gợi ý.

图片默认标题_fororder_VCG111163459451

Tư Mã Quang

Các nhà cách mạng giai cấp vô sản tiền bối như Chủ tịch Mao Trạch Đông, có thể nói là tấm gương liêm chính và làm việc cần cù. Có một chi tiết như sau: Năm 1936, ông Edgar Snow tới khu vực Thiểm Cam Ninh, trở thành phóng viên phương Tây đầu tiên đến đây đưa tin phỏng vấn. Ông phát hiện Chủ tịch Mao Trạch Đông có hai bộ đồng phục và chỉ một áo khoác duy nhất có mụn vá, hoàn toàn không có tài sản cá nhân; đãi ngộ của cán bộ và chiến sĩ Hồng quân như nhau, hơn nữa lương bổng không đáng kể, không ai tham nhũng và vì tình cảm riêng tư mà làm việc trái quy định...Ông Snow đưa ra kết luận: Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân đội nhân dân do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo “hết sức kiên nhẫn, nhẫn nại chịu khó, là không thể đánh bại được”.

图片默认标题_fororder_1

Chủ tịch Mao Trạch Đông và ông Edgar Snow

图片默认标题_fororder_2

Ông Edgar Snow

Từ Gia Cát Lượng đến Tư Mã Quang, Tổng Bí thư Tập Cận Bình trình bày lý lẽ bằng câu chuyện, đã nêu ra vấn đề tu dưỡng chính trị của các cán bộ, đảng viên. Liêm khiết là cái gốc làm quan, cần cù là đòi hỏi của chính trị liêm minh, vừa liêm minh vừa cần cù, trau dồi đạo đức làm quan mới hoàn hảo, mới có thể thực hiện quản lý tốt đẹp.

Tiêu Dụ Lộc, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Lan Khảo, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, là tấm gương của các cán bộ và là liệt sĩ cách mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tinh thần “gần gũi với dân, yêu dân, phấn đấu gian khổ, khoa học, cầu thực, không quản khó khăn, hiến dâng vô tư” của ông khi đảm nhiệm Bí thư Huyện ủy huyện Lan Khảo được các thế hệ sau tôn vinh là “Tinh thần Tiêu Dụ Lộc”. Ông được bình chọn là một trong 100 nhân vật làm cảm động Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Trung Hoa mới. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng làm một bài thơ từ cảm khái tấm lòng cầm quyền vì dân của Tiêu Dụ Lộc, cũng từng viết bài khen ngợi Cốc Văn Xương đã “gây dựng một tấm bia bất hủ trong lòng người dân”. Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động giáo dục và thực tiễn đường lối quần chúng của Đảng, bằng những lời nói đơn giản nhưng lại có ý nghĩa sâu xa, Tổng Bí thư nói: “Cán bộ của Đảng đều là công bộc của nhân dân, đương nhiên cần lo âu công việc trên cương vị của mình, vừa liêm khiết vừa cần cù, vừa trong sạch vừa làm việc”. Có thể thấy, phẩm chất ưu tú cần cù và liêm khiết là tu dưỡng chính trị nặng ký nhất trong lòng Tổng Bí thư. Xây dựng tác phong liêm khiết và làm việc cần cù vừa là một cuộc cách mạng thanh liêm và năng suất, cũng là một cuộc cách mạng được tiến hành ở bề sâu tư tưởng và quan niệm. Xây dựng công minh và liêm khiết cũng như ý thức tự giác làm việc cần cù vì dân ở bề sâu tư tưởng, “Lục Ngã Quyên Trích, Hội Tha Thiên Khoảnh Bích” (Tăng thêm sức sống xanh cho giọt nước của tôi, sau này nó sẽ giả lại biển sông mênh mông), cán bộ mới là cán bộ giỏi, mới có thể giành được sự ủng hộ và tin cậy của quần chúng nhân dân.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập