Vũ Minh

Tượng nặn đánh trống nói hát---- Hát vang cuộc đời của tôi

15-10-2018 16:21:59(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Đôi mắt như Trăng non, nụ cười tươi tắn, cơ cười lồi lên, như táo đông chín hẳn, tạo thành nụ cười đáng yêu của tôi. Mọi người gọi tôi là Thuyết xướng dõng (tượng nặn nói hát), mặc dù không có họ và tên. Nhưng tôi lại là ngôi sao lớn được nhiều người theo đuổi trong Viện Bảo tàng quốc gia.

Tôi là nghệ sĩ nói hát tại vùng trũng Tứ Xuyên thời Đông Hán. Tay trái cầm trống, tay phải vung gậy, màn biểu diễn sắp đi lên cao trào, tôi nhô đầu ra phía trước, lưng cong như hình cung, nuôi sức toàn thân, dây chằng chân được kéo lên trên, lộ ra bàn chân bẹp lớn, tôi sẽ ra sức trong chốt lát, mang lại tiếng cười cho tất cả khán giả tại hiện trường.

Người như tôi là rất phổ biến tại Tứ Xuyên, người có học thức gọi chúng tôi là “Bài Ưu”, tức nghệ sĩ trong làng giải trí hiện nay, lấy pha trò làm nghề. Làm cho người dân vui mừng và thoải mái là chức trách của chúng tôi.

Chúng tôi không vui vẻ như mọi người đã thấy. Xem này, anh ấy là đồng nghiệp của tôi. Ba nếp nhăn chen chúc trên trán, thè lưỡi, cố gắng pha trò. Anh ấy không may, đầu rụt lại trong cổ, bị bệnh cột sống. Cánh tay vừa nhỏ vừa ngắn bởi suy dinh dưỡng.

Chúng tôi thường mắc bệnh bẩm sinh, thân thể khác với người bình thường, tự chê giễu là biện pháp an toàn nhất và hiệu quả nhất trong mọi sự hài hước. Vì vậy, chúng tôi cố ý thể hiện sự khiếm khuyết về thân thể, dốc sức biểu diễn.

Tôi nghĩ, tôi là máy mắn, sự sống của tôi sống lâu hơn tuổi thọ tôi. Cùng với tiếng vang hai nghìn năm trước, tôi và một nhóm bạn bị chôn vùi dưới đen tối.

Cho đến một ngày, tôi một lần nữa được nhìn thấy ánh nắng. Chiếc mũ tròn nhỏ mà tôi thích nhất, đã phai màu. Chiếc quần quấn trên eo. Mặc dù thiếu đồ ăn và nước uống trong hai ngàn năm, nhưng mỡ bụng lại không giảm chút nào, hừ, giảm cân thật khó.

Đồng bằng Thành Đô vẫn ấm áp và ẩm ướt, văn hóa vùng miền rõ rệt, giống như hai nghìn năm trước, vận chuyển món ăn ngon, phương ngôn, nghệ thuật và thái độ cuộc sống thanh nhàn khắp cả nước.

Cuốn “Quốc ngữ” ghi chép rằng: Sử Bất Thất Thư, Mông Bất Thất Tụng. Có nghĩa là, lịch sử ghi chép trên giấy và lịch sử truyền tụng giữa các nghệ nhân đều quan trọng. Thanh kiếm của Hán Cao Tổ, cái cung của Phi Tướng quân, câu chuyện lãng mạn của Trắc Văn Quân, đều sống trong cuộc sống của chúng ta, truyền tụng muôn đời, là ký ức chung của người Trung Quốc. Qua cột sống bị cuộc sống cong vẹo của tôi có thể cảm nhận những khổ đau mà đất nước này từng trải.

Bởi vậy, tôi được trân trọng, được bảo quản. Tôi không còn là Trương Tam, Lý Tứ, số hiệu của tôi là Y328A. Tôi đã trở thành một ký hiệu, tượng trưng cho nghệ thuật nói hát.

Linh hồn của tôi không bao giờ biến mất, nó trở thành một nghề, một tư tưởng, một môn triết học. Tôi là tinh thần dân tộc sống trong nhân dân, là ẩn sĩ cao quý, bạn nhìn thấy tôi cười ha hả, đó là vì tôi rất nghiêm túc.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập