Vũ Minh

Tôn tê giác đồng đen với hoa văn hình mây mạ vàng và bạc---- Vạn vật có cảm thông

10-10-2018 14:14:56(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Một con tê giác đi từ Thiểm Tây, rung người phủi bụi, ngẩng đầu nhìn về phía trước. Nó từng say rượu, nhưng hiện đã tỉnh táo, nó là tôn tê giác, là một bình rượu.

Mông nó phồng lên, cái đuôi cong thành hình móc. Khi rót rượu, cầm cái móc, theo nguyên lý đòn bẩy, lấy móng tê giác làm điểm tựa, cạy cả con, rượu chảy từ ống bên mồm. Cái nắp nhỏ đằng sau lưng là cửa vào của dung khí, lại giống như ba lô của tê giác.

Những nếp nhăn uốn trên phần cổ, hai sừng trên đầu, hốc mắt họp lại, hai con ngươi nhỏ làm bằng chất liệu đen. Bộ xương, cơ bắp, tầng nấc rõ ràng, tràn đầy sức sống. Bốn cái móng đứng vững trên đất, mỗi cái có ba ngón chân. Có thể thấy tác giả từng quan sát tê giác một cách tỷ mỷ ở cự ly gần.

Chỉ vàng chỉ bạc, biến sương mù trong rừng rậm thành hoa văn hình mây gồ ghề, bọc lông lại, khắc vào ngoài da của tê giác, lấp lánh sắc màu thiên nhiên không sao phát hiện bằng mắt thường.

Công nghệ mạ vàng bạc là điêu khắc hõm ở bề ngoài đồ đồng, khảm nạm vàng và bạc, rồi đánh bóng bằng đá Thổ, tạo ra những đồ án đẹp đẽ và đậm đà chất trang trí. Trên máy bắn cung, chim, rắn, hươu, hổ, lợn, hơn 20 con động vật, đường viền nhỏ như sợi tóc. Mũi chỉ thiên, hoa văn vàng, đuôi dài, làm nổi bật tư thế của con hổ. Công nghệ phức tạp, chất liệu bền vững, ngưng kết sự ăn ý giữa con người và thiên nhiên. Các loài động vật chân thực với hình dáng khác nhau tề tựu trên một đồ đồng, khái quát những cái đẹp đẽ của sự sống.

Trong thời gian và trong không gian xa xôi, vô vàn sự sống đến rồi lại đi. Sau đó, trên Trái đất xuất hiện loài người. Miêu tả và hình dung sự sống có lẽ có bề dày như nền văn minh của nhân loại. Mọi người bắt chước sự sống trên Trái đất bằng các chất liệu khác nhau, sẵn sàng chia sẻ thiên nhiên với động vật.

Hơn 3.000 năm trước, tê giác để lại dấu chân khắp nơi Trung Quốc cổ đại, có thể tưởng tượng, lúc đó Bắc bán cầu ấm áp và ẩm ướt, cỏ cây tươi tốt. Thương Vương săn bắt được tê giác, khắc trên giáp cốt. Không bắt thú mang thai, thú nhỏ, săn bắt theo quy phạm, ghi là “hoạch”.

Hơn 2.000 năm trước, trong những đồ cúng quý báu của nước ngoài, người đời Nhà Hán thỉnh thoảng có thể nhìn thấy chân dung của tê giác. Bộ mặt thật của chúng ngày nay được gọi là tê giác Xu-ma-tơ-ra, là loài thích “nói chuyện” trong gia tộc tê giác, nhưng nhút nhát nhất, không thích tranh giành địa bàn.

Sau đời Tây Hán, Trái đất chuyển lạnh, cộng thêm loài người hoạt động dồn dập, tê giác Xu-ma-tơ-ra đôn hậu buộc phải di cư, hiện nay chỉ còn một số ít sống trong rừng mưa nhiệt đới và đầm lầy.

Tôn tê giác đã tiễn tê giác ra đi, dòng sông cổ xưa hơn huyết quản, đang chảy trên miền đất cổ kính hơn nhà nước, khách đi rồi khách lại, nhìn nhau và cười, vạn vật có cảm thông.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập