Mẫn Linh

600 năm trước, trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh có một kiến trúc sư Việt Nam ...

10-10-2018 10:10:49(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Cố Cung Bắc Kinh là cung điện hoàng gia đời Nhà Minh và Nhà Thanh Trung Quốc, trước đây gọi là Tử Cấm Thành, nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, là tinh hoa công trình kiến trúc cung đình thời cổ Trung Quốc. Cố Cung cũng là một trong những thắng cảnh nhất thiết phải đến của du khách khi đến Bắc Kinh du lịch. Nhưng bạn có biết không? Việc thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành lại liên quan đến một người Việt Nam. Năm thứ 5 đời Vĩnh Lạc, tức năm 1407, Minh Thành Tổ Chu Đệ ra lệnh lấy Hoàng cung ở Nam Kinh làm mẫu cho Hoàng Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn An được Minh Thành Tổ giao trọng trách, tham gia chủ đạo xây dựng Cố Cung. Nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang, vào năm thứ hai khánh thành Hoàng thành, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi ngôi điện chính. Vậy, Tại sao kiến trúc sư Việt Nam lại đến Bắc Kinh? Nguyễn An sẽ xử lý như thế nào sau vụ hỏa hoạn? Mời các bạn cùng theo dõi câu chuyện hôm nay.

图片默认标题_fororder_pbu845387_01

Leo lên núi Cảnh Sơn ở Bắc Kinh vào lúc mặt trời lặn, đứng trên cao trông xuống Tử Cấm Thành, mái nhà lưu li của Hoàng Cung lấp lánh ánh vàng trong ánh chiều tà. Quần thể kiến trúc cổ này nằm ở trục giữa của Bắc Kinh, từng là Hoàng Cung của 24 đời vua hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Việc thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành lại liên quan đến một người Việt Nam.

图片默认标题_fororder_pbu845387_02

Chúng ta ngược dòng thời gian đến năm thứ 5 Vĩnh Lạc, tức năm 1407. Lúc đó Minh Thành Tổ, vua nhà Minh Chu Đệ xuống chiếu lấy Hoàng Cung ở Nam Kinh làm mẫu, xây dựng Hoàng Cung ở Bắc Kinh. Một mặt phải đối mặt với công trình xây dựng quy mô lớn, mặt khác dưới sự thống trị của nhà Nguyên, khiến nhiều người thợ và công nghệ cũng như nhiều ý tưởng kiến trúc ở vùng Trung Nguyên Trung Quốc buộc phải chuyển đi nơi khác, khó tìm được nhiều kiến trúc sư và thợ tay nghề cao trong thời gian ngắn.

Trong lịch sử, hai nước Trung-Việt có giao lưu và tương tác thời gian dài trong các lĩnh vực nông nghiệp, kiến trúc, thủy lợi, v.v. khiến Việt Nam đào tạo được nhiều nhân tài và người thợ trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, Minh Thành Tổ lên ngôi không bao lâu, việc trước tiên nghĩ đến là đi Việt Nam, lúc đó gọi là “Giao Chỉ”, để tìm các kiến trúc sư và thợ xây dựng Hoàng Cung. Nguyễn An đã đến Bắc Kinh trong lần tuyển mộ này.

图片默认标题_fororder_pbu845387_11

Giống như nhiều người Giao Chỉ mới đến Bắc Kinh, lúc đó Nguyễn An còn trẻ, cũng không thích ứng với khí hậu của miền Bắc Trung Quốc. Minh Thành Tổ không những cấp quần áo và thuốc men, mà còn mở lớp Kinh, Sử Trung Quốc cho họ, để giúp họ thích ứng với cuộc sống ở miền Bắc.

  Đến năm thứ 15 Vĩnh Lạc, Tử Cấm Thành Bắc Kinh chính thức khởi công xây dựng. Nguyễn An được Minh Thành Tổ giao nhiệm vụ quan trọng, tham gia chủ trì và quy hoạch xây dựng Tử Cấm Thành. Chỉ trong thời gian không đầy ba năm, việc xây dựng Hoàng Cung đã đi vào giai đoạn nước rút. Nhưng đáng tiếc là vào năm thứ hai sau khi khánh thành Tử Cấm Thành, một đám cháy lớn đã khiến ba cung điện lớn biến thành tro bụi. Nguyễn An một lần nữa được giao trọng trách, phụ trách về ba cung điện lớn, tức công việc tu sửa điện Phụng Thiên, điện Hoa Cái và điện Cẩn Thân.

图片默认标题_fororder_pbu798502_32

Ngoài ra, Nguyễn An còn tham gia trùng tu 9 cổng thành ở kinh đô trên di chỉ Đại Đô, đời nhà Nguyên. Trước khi Nguyễn An phụ trách công tác trùng tu, 9 cổng thành vốn chỉ có cửa vào, không có các kiến trúc như thành lũy ngoài, thành lầu, v.v.

Sau khi trùng tu xong, cổng thành có cơ sở hạ tầng đầy đủ, mỗi cổng thành đều gồm một cụm kiến trúc, bao gồm thành lầu, thành lũy ngoài, tòa nhà có nhiều ô cửa để lính phía trong có thể bắn tên ra ngoài, tòa nhà trên cửa vào, ... Cả thành phố Bắc Kinh có thể nói là vô cùng kiên cố như thành đồng vách sắt.

图片默认标题_fororder_pbu845387_06

Đối với người Giao Chỉ lên miền Bắc, ánh sáng văn minh của nước lớn ở miền Bắc này cũng bức xạ đến quê hương họ gần Nam Hải. Chẳng hạn, kinh đô Huế triều Nguyễn ở Việt Nam có nhiều tương đồng với Trường An, đời nhà Đường bất kể về nghệ thuật kiến trúc hay bố cục thành phố. Thành phố Huế có thể chia thành 3 phần: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, được bao bọc bởi 3 bức tường. Quy hoạch xây dựng này tuân theo nghiêm khắc quan niệm triết học và chính trị của Nho giáo.

Trong khi Nguyễn An cùng những người đang xây dựng Tử Cấm thành, văn hóa Nho giáo của Trung Quốc gồm chữ Hán, Trung Y, chế độ khoa cử, v.v. cũng được truyền bá rộng khắp Việt Nam. Trong 200 năm qua, người Hoa ở địa phương đã đóng góp cho xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một đô thị lớn thương mại phồn thịnh. Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, văn hóa tương thông, ngày nay, nhân dân hai nước càng thường xuyên “đến thăm hàng xóm”, câu chuyện của Nguyễn An sẽ không bao giờ kết thúc, vì biển lớn mãi mãi là nhịp cầu kết nối lòng người, giao lưu văn minh. Trên nhịp cầu có khung cảnh sôi động, sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nước và nhân dân các nước mới được tăng cường hơn nữa.

图片默认标题_fororder_pbu845387_05

Câu chuyện của Nguyễn An đã qua đi, nhưng hôm nay, ngày càng nhiều người như Nguyễn An năm đó, đi đi lại lại trên Con đường Tơ lụa trên biển mới, viết tiếp câu chuyện của người dân bình thường trong thời đại mới.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập