Duy Hoa

Các chủ nhân Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn lần thứ 7: Phản hồi truyền thống và thời đại bằng tinh thần chân thành hơn

05-10-2018 09:57:32(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_鲁迅文学奖2

Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn là một trong những giải thưởng văn học quan trọng của Trung Quốc, nhằm tôn vinh truyện vừa, truyện ngắn, phóng sự, thơ ca, tản văn, tạp văn, phê bình lý luận văn học xuất sắc, cũng như tôn vinh bản dịch tác phẩm văn học.

图片默认标题_fororder_颁奖5

Tối 20/9, Lễ trao Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn lần thứ 7 diễn ra tại Trung tâm Văn học Hiện đại Trung Quốc ở Bắc Kinh. 34 tác giả, nhà thơ, nhà phê bình lý luận văn học và dịch giả văn học đã được trao giải thưởng. Trong đó, tiểu thuyết “Vòng nấm” của nhà văn A Lai đoạt giải thưởng cho truyện vừa; tiểu thuyết “Nước muối dưa và dưa cải chua năm 1987”của tác giả Mã Kim Liên đoạt giải thưởng cho truyện ngắn; phóng sự “Rừng rậm” của tác giả Từ Cương đoạt giải thưởng cho phóng sự; bài thơ “Cửu Chương” của nhà thơ Trần Tiên Phát đoạt giải thưởng cho thơ ca; tản văn “Áo cà-sa khoác trên non nước” của tác giả Lý Tu Văn đoạt giải thưởng cho tản văn, tạp văn; bình luận “Cần phải bảo vệ lịch sử” của tác giả Lưu Đại Tiên đoạt giải thưởng cho phê bình lý luận văn học; tác phẩm “Toàn tập thơ Quintus Horatius Flaccus” do dịch giả Lý Vĩnh Nghị phiên dịch đoạt giải thưởng cho bản dịch văn học.

Trong thời đại thời gian vụn vặt, liệu tác giả vẫn có thể tĩnh tâm sáng tác hay không? Trong xã hội đầy ồn ào này, làm thế nào lắng nghe tiếng nói từ trái tim? Chúng ta hãy cùng nghe các chủ nhân Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn lần thứ 7 có lời đáp như thế nào.

图片默认标题_fororder_石一枫

Với truyện vừa “Thế gian đã không còn Trần Kim Phương”, tác giả thế hệ 7X Thạch Nhất Phong, người Bắc Kinh đoạt giải thưởng. Tiểu thuyết này kể lại câu chuyện phấn đấu, vùng vẫy, theo đuổi và vỡ mộng của một cô gái phiêu bạt ở Bắc Kinh.

Theo tác giả Thạch Nhất Phong, trong các truyền thống sáng tác văn học, anh càng mong mình có năng lực kế thừa truyền thống “Tân văn học” xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Anh cho rằng, những đổi thay ở Trung Quốc ngày nay đang thay đổi cuộc sống của người Trung Quốc, cũng khiến sáng tác văn học có khả năng trở thành một công việc liên quan chặt chẽ tới mỗi người. Anh Thạch Nhất Phong nói: “Tôi cảm nhận sâu sắc rằng, tôi cần phải giữ thái độ và tinh thần chân thành hơn, mới có thể phản hồi truyền thống và thời đại chúng ta”.

图片默认标题_fororder_马金莲

Khác với tác giả Thạch Nhất Phong sinh ra và lớn lên ở thành phố lớn, tác giả thế hệ 8X Mã Kim Liên đến từ Tây Hải Cố, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, quê chị từng được người ta cho rằng là “một trong những khu vực không thích hợp cho nhân loại sinh tồn”. Năm 18 tuổi, chị bắt đầu sáng tác “với lòng yêu văn học thực sự”, chị đã đoạt Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn với truyện ngắn “Nước muối dưa và dưa cải chua năm 1987”. Truyện ngắn này đã thể hiện nét đẹp đời sống thông qua giới thiệu cách chế biến 2 món ăn gia đình.

Chị Mã Kim Liên cho biết, trong mười mấy năm sáng tác, chị kiên trì dùng lời văn chất phác nhất để miêu tả thực trạng sinh tồn và bức tranh đời sống của đông đảo người dân bình thường, tầng lớp thấp nhất ở thôn làng miền Tây Trung Quốc vẽ nên bức tranh về cuộc sống thôn làng thơ mộng. Chị xúc động mà nói: “Viết văn là một hạnh phúc, tôi mong cuộc đời tôi luôn có văn học đồng hành”.  

Nhà văn Phùng Ký Tài là “cây xanh bốn mùa” nổi tiếng trên làng văn học; nhà văn A Lai là “khuôn mặt quen thuộc” mà làng văn học quen biết và công nhận. Những nhà văn này, tuy nổi tiếng từ lâu, nhưng vẫn khám phá các khả năng sáng tác văn học dòng văn đầy sức mạnh của mình.

图片默认标题_fororder_俗世奇人

Tác phẩm “Những người lạ trên trần gian” của nhà văn Phùng Ký Tài là tác phẩm đầu tiên đoạt Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn cho truyện siêu ngắn. Tác phẩm này trở lại truyền thống “tiểu thuyết truyền kỳ”, “tiểu thuyết chí dị”, giới thiệu tình hình và phong tục địa phương, thể hiện nét thú vị và tấm lòng bằng người lạ và chuyện lạ.

图片默认标题_fororder_颁奖6

Khi nhận giải thưởng, nhà văn Phùng Ký Tài cho biết, từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, vì dấn thân vào công tác cứu vớt di sản văn hóa lâm nguy, ông dần dần tạm ngừng viết, cho đến năm 2013, khi ông hơn 70 tuổi, lại bắt đầu sáng tác văn học tiếp.

Khi nói đến văn học, nhà văn luôn giữ thái độ nghiêm chỉnh và thể hiện tấm lòng kiên trì. Nhà văn Phùng Ký Tài nói: “Tôi luôn giữ thái độ kính nể đối với văn học và văn tự, không thể trêu chọc văn học và văn tự, mà nên chịu khó theo đuổi và khám phá”.

图片默认标题_fororder_蘑菇圈

Nhà văn A Lai từng đoạt Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn lần thứ 5, lần này đoạt giải với truyện vừa “Vòng nấm”. Tiểu thuyết này kể lại câu chuyện bà mẹ Tư Quýnh cất giữ, bảo vệ vòng nấm của mình, kêu gọi mọi người gần gũi và tôn trọng với thế giới.

Nhà văn A Lai nói: “Tôi sẵn sàng viết những điều khó khăn, tội lỗi và đau thương mà sự sống phải trải qua, nhưng tôi càng mong viết những điều ấm áp trong nhân tính sau khi trải qua mọi thứ nói trên. Giống như vòng nấm truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác mà vai chính trong tiểu thuyết của tôi đã bảo vệ”.

Khi trả lời phóng viên, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Lý Kính Trạch cho biết, trong các chủ nhân giải thưởng lần này vừa có “cây xanh bốn mùa”, “khuôn mặt quen thuộc” trong làng văn học, vừa có cây bút trẻ, thế hệ 7X, 8X, kết cấu các chủ nhân giải thưởng này nói lên đội ngũ sáng tác văn học đang không ngừng phát triển lớn mạnh, cũng thể hiện xu thế tốt đẹp người sáng tác văn học truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong các tác phẩm đoạt Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn, thể loại thơ ca có lịch sử lâu đời. Thơ ca đã kế thừa truyền thống ngôn ngữ của Trung Quốc, đất nước thơ ca có lịch sử lâu đời.

图片默认标题_fororder_陈先发

Nhà thơ Trần Tiên Phát đến từ tỉnh An Huy đã đoạt Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn với tập thơ “Cửu Chương”. Tập thơ này có tính hoàn chỉnh về kết cấu, kết hợp cả cảm tính hiện đại lẫn tầm mắt cổ điển với đặc điểm truy cứu tới cùng cái lý của sự vật, mang lại cho bạn đọc sức mạnh về tư tưởng và cảm giác ngao du.

Theo nhà thơ Trần Tiên Phát, bất kể trong thời đại canh tác nông nghiệp có đặc điểm hơi cắt đứt với bên ngoài, hay trong ngày nay có thông tin chồng chất quá mức, bất kể viết thể loại nào, giữ tâm trạng tỉnh táo, quan tâm vạn vật mới là điều quan trọng nhất. Ông nói: “Chỉ có như vậy, mới có được dũng khí sáng tác chân thành, mới viết ra được những lời văn sắc bén”.

Nữ nhà thơ Đỗ Nhai đoạt giải thưởng cho thơ ca với tập thơ “Ánh tà dương và ánh bình minh”. Trong tập thơ này, chị khám phá “dải ngân hà của đời sống” gồm quan hệ tế nhị giữa tâm linh và thiên nhiên, giữa sinh mệnh và vạn vật.

图片默认标题_fororder_杜涯

Nhà thơ Đỗ Nhai cho biết, hơn 30 năm qua, thơ ca cho chị sự ấm áp và sức mạnh lúc chị cảm thấy trong lòng suy sụp, buồn bực, cho chị nhìn thấy tia sáng và hy vọng lúc sự sống ảm đạm nhất. Chị nói: “Thơ ca cần phải thuần túy, tích cực, cần phải cao quý, cao cả, đây là đặc trưng gốc của thơ ca”.

图片默认标题_fororder_颁奖4

Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Thiết Ngưng nói: “Để cuộc sống hiện thực sôi động, tinh thần thời đại tích cực vươn lên, kinh nghiệm và tình cảm dồi dào được thể hiện dưới cây bút tác giả”. Bà cho biết, trong thời đại mới vĩ đại, mọi khả năng văn học đang thể hiện trước mắt chúng ta.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập