Mẫn Linh

Kể chuyện Tập Cận Bình: Câu chuyện về liêm chính: Khử Dân Chi Hoạn

04-10-2018 13:53:14(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Cuốn sách “Thoát nghèo” do Nhà xuất bản Nhân dân Phúc Kiến, Trung Quốc xuất bản tháng 8/2014 tập hợp một số bài phát biểu và bài viết trong thời gian đồng chí Tập Cận Bình làm việc tại thành phố Ninh Đức từ năm 1988 và năm 1990. Mặc dù chỉ có 110 nghìn chữ, nhưng nội hàm rất phong phú, đã giới thiệu hàng loạt tư tưởng chiến lược giàu tính sáng tạo, lý luận chế độ mang tính nhìn xa trông rộng và quan điểm thực tiễn mang tính đối tượng. Đường lối quần chúng là đương lối công tác căn bản của Đảng, do vậy, trong cuốn “Thoát nghèo” cũng dành một phần nội dung nói về đường lối quần chúng. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng trình bày phương pháp tìm hiểu nỗi khổ của nhân dân, khử dân chi hoạn (loại bỏ tai họa của nhân dân) để lưu ý đông đảo cán bộ làm tốt công tác quần chúng. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng nghe câu chuyện “Khử Dân Chi Hoạn”.

图片默认标题_fororder_pbu146935_01

Trong bài “Nguyên tắc cơ bản của cán bộ – liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân” trích từ cuốn “Thoát nghèo”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình viết:

“Chúng ta hiện nay hết sức nhấn mạnh xã hội ổn định. Sự bảo đảm quan trọng nhất là gì? Là quần chúng, là muôn vàn quần chúng nhân dân ủng hộ thật lòng 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa. “Trị Chính Chi Yếu Tại Vu An Dân, An Dân Chi Đạo Tại Vu Sát Kỳ Tật Khổ” (quản lý đất nước mấu chốt là làm nhân dân yên lòng, làm nhân dân yên lòng mấu chốt là theo dõi nỗi khổ của nhân dân). Câu tham vấn này của cổ nhân vẫn đáng tham khảo trong ngày hôm nay. Miễn là chúng ta tìm hiểu và xử lý tốt nỗi khổ của người dân, “Khử Dân Chi Hoạn, Như Trừ Phúc Tâm Chi Tật” (loại bỏ tai hoạ của người dân như trừ bỏ nỗi lo âu của mình), miễn là chúng ta có thể thực sự đại diện cho lợi ích căn bản của nhân dân, “đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”, xung quanh chúng ta sẽ thu hút và ngưng tụ muôn vàn người dân, còn lo gì xã hội không ổn định?! Cố Viêm Vũ, người đời Nhà Minh có câu thơ rằng “Câu Tiễn Thê Sơn Trung, Quốc Dân Năng Trí Tử”, Có nghĩa là Việt Vương Câu Tiễn sống trên núi Hội Kê, nếm mật nằm gai, giành được sự tin cậy của nhân dân, người dân sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Câu Tiễn. Các nhà vua thời phong kiến đi ngược với lợi ích căn bản của nhân dân, tuy nhiên, khi ông đến với nhân dân, vui lòng đại diện một chút mong muốn của nhân dân, bằng lòng cùng cam cộng khổ chút ít với nhân dân, nhân dân bèn có thể “chí tử” (hiến dâng tính mạng) vì ông. Cán bộ của Đảng ta là nhất trí với lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, miễn là chúng ta liên hệ mật thiết với nhân dân, thực sự cộng khổ với dân, lo âu cùng dân, chúng ta nhất định sẽ gây dựng lại mối liên hệ máu thịt với quần chúng, chúng ta nhất định sẽ giành được đồng tâm đồng đức của toàn thể nhân dân”.

 “Dân Duy Bang Bản, Bản Cố Bang Ninh” (Dân là cái gốc của đất nước, gốc chắc thì đất nước an ninh), tư tưởng lấy nhân dân làm gốc đã ảnh hưởng sâu xa trong xã hội Trung Quốc hàng nghìn năm trước. Hai câu nói thời cổ “Trị Chính Chi Yếu Tại Vu An Dân, An Dân Chi Đạo Tại Vu Sát Kỳ Tật Khổ” (quản lý đất nước mấu chốt là làm nhân dân yên lòng, làm nhân dân yên lòng mấu chốt là theo dõi nỗi khổ đau của nhân dân) và “Khử Dân Chi Hoạn, Như Trừ Phúc Tâm Chi Tật” (loại bỏ tai hoạ của người dân như trừ bỏ nỗi lo âu của mình) có thể nói là một hình ảnh thu nhỏ của tư tưởng lấy nhân dân làm gốc.

图片默认标题_fororder_pbu543607_06

Trương Cư Chính

Năm thứ 10 thời Vạn Lịch đời Nhà Minh, nhằm xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội, Trương Cư Chính tấu lên vua Minh Thần Tông, đề nghị trưng thu tiền và lương thực khất nợ trong phạm vi toàn quốc, không còn truy cứu nợ khất của người dân. Lý do của ông là “Trí Lý Chi Yếu Tại Vu An Dân, An Dân Chi Đạo Tại Vu Sát Kỳ Tật Khổ”. Có nghĩa là, thực hiện đất nước an ninh mấu chốt là khiến người dân an cư lạc nghiệp; muốn khiến người dân an cư lạc nghiệp thì phải tìm hiểu nỗi khổ đau của họ. Biện pháp “an dân” này chính là sự thể hiện của tư tưởng lấy dân làm gốc.

Tô Triệt là con trai của Tô Tuân, em trai của Tô Thức, học thức của ông chịu ảnh hưởng của cha và anh trai, lấy nho học là chính, ngưỡng mộ nhất “Á Thánh ” Mạnh Tử. Tô Triệt có quan điểm khác về Biến pháp Vương An Thạch, bởi vậy, tấu lên Vua Thần Tông, trình bày nhận xét về tân pháp. Trong cuốn “Thượng Thần Tông Hoàng Đế Thư”, Tô Triệt đã đề xuất rất nhiều quan điểm quan trọng, “Khử Dân Chi Hoạn, Như Trừ Phúc Tâm Chi Tật” (loại bỏ tai hoạ của người dân như trừ bỏ nỗi lo âu của mình) là một trong những quan điểm đó. Tô Triệt lấy đó để khuyên răn Tống Thần Tông, cần coi nỗi khổ đau của người dân như nỗi lo âu của mình, đặt mình vào vị trí của người dân để loại bỏ nỗi lo và tai họa của họ.

图片默认标题_fororder_p047154_01

Tô Triệt

“Câu Tiễn Thê Sơn Trung, Quốc Dân Năng Chí Tử” là đến từ bài thơ “Thu Sơn” của nhà tư tưởng cuối đời Nhà Minh và thời kỳ đầu Nhà Thanh Cố Viêm Vũ. Năm 1645, quân Nhà Thanh đánh xuống phía nam tiêu diệt Chính quyền Hoằnh Quang Vương triều Nam Minh, một số người thân của Cố Viêm Vũ gặp nạn trong vụ thảm sát Gia Định. Ông sáng tác thơ với tâm trạng căm phẫn, bày tỏ nỗi đau lòng trước sự diệt vong của Vương triều Nam Minh và quyết tâm khôi phục đất nước. Nhằm trả thù rửa hận, Việt Vương Câu Tiễn sống trên núi Hội Kê, nếm mật nằm gai, người dân nước Việt sẵn sàng hy sinh tính mạng để theo ông và vì đất nước. Tác giả lấy câu chuyện Câu Tiễn Phục Quốc để khuyến khích Nhà vua và các đại thần Vương triều Nam Minh, miễn là có quyết tâm chống giặc và khôi phục đất nước, nhân dân đều sẽ hưởng ứng, xây dựng lại đất nước.

图片默认标题_fororder_pbu770066_05

Cố Viêm Vũ

Tổng Bí thư Tập Cận Bình trình bày đạo lý tìm hiểu nỗi khổ của nhân dân, loại bỏ tai họa của nhân dân để lưu ý đông đảo cán bộ làm tốt công tác quần chúng. Cần thực sự đặt mình vào vị trí của quần chúng, thiết thực thấm nhuần lòng dân, nỗi đau khổ của người dân, làm công tác ghi vào tâm khảm của người dân. Cần kiên trì đặt việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội lên vị trí hàng đầu của các công tác, tìm hiểu nhiều hơn về mong đợi của quần chúng, làm nhiều việc tặng than sưởi khi trời rơi tuyết.

“Lấy nỗi lòng của người dân làm nỗi lòng”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng cho biết quan điểm như vậy trong nhiều trường hợp. Tổng Bí thư từng cảm khái với tình cảm nồng nàn rằng, xóa đói giảm nghèo là việc mà Tổng Bí thư bỏ ra công sức nhiều nhất. Tổng Bí thư từng đội rét âm mấy chục độ C, đến tận vùng biên cương băng giá, đặt chân lên các khu căn cứ cách mạng cũ nghèo khó, tìm hiểu tình hình của người dân, lắng nghe ý kiến của người dân, hỏi han ấm no. Tổng Bí thư từng viết: “Là một công bộc của nhân dân, cao nguyên Thiểm Bắc là cái rễ của tôi, bởi vì ở đấy đã tôi luyện ra niềm tin vững vàng của tôi: Cần làm việc thực sự cho nhân dân”! “Bất cứ đi đến đâu, tôi mãi mãi là người con của miền đất Hoàng thổ”.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập