Duy Hoa

Triển lãm mới của Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc tập trung vào lịch sử nhà Liêu

18-09-2018 09:39:31(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tuần vừa qua có những sự kiện văn hóa đáng quan tâm như sau: Liên hoan phim Trường Xuân Trung Quốc lần thứ 14 diễn ra, tập trung vào sức mạnh thế hệ làm phim trẻ; Triển lãm 5 kinh đô nhà Liêu mở màn tại Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh, giới thiệu lịch sử dân tộc Khiết Đan; phim tài liệu đầu tiên chủ đề “Một vành đai, một con đường” ra mắt Liên hoan phim Venice... 

图片默认标题_fororder_长春电影节4

Tuần vừa qua, Liên hoan phim Trường Xuân Trung Quốc lần thứ 14 diễn ra tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Liên hoan phim lần này có chủ đề “Thời đại mới•Cái nôi mới•Sức mạnh mới”, có tôn chỉ “Tập trung vào thế hệ làm phim mới của Trung Quốc, vun đắp sức mạnh mới cho điện ảnh Trung Quốc”, đã triển khai một loạt hoạt động phong phú.  

Được biết, các giải thưởng “Kim Lộc” của Liên hoan phim Trường Xuân lần này đã thu hút 156 bộ phim tham gia tranh giành. Cuối cùng, 2 bộ phim “Hành động Hồng Hải” và “Tôi không phải thần dược” đoạt giải Phim truyện xuất sắc nhất. Chủ tịch Ban giám khảo “Giải Kim Lộc”, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Hoắc Kiến Khởi cho biết, trong số 10 giải thưởng “Kim Lộc” lần này, có 6 giải thưởng tập trung vào nhà làm phim trẻ, khuyến khích và khen ngợi tài năng làm phim trẻ và tác phẩm xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự trỗi dậy của “Sức mạnh mới của điện ảnh Trung Quốc”. Ông nói: 

图片默认标题_fororder_长春电影节1

“Đạo diễn trẻ là dòng chính sáng tác phim, lần này chắc cũng có nhiều đạo diễn trẻ có sự biểu hiện nổi bật trong tác phẩm của họ, chúng tôi sẽ gửi gắm hy vọng và coi trọng những đạo diễn trẻ này, tôi cho rằng đây là một khâu đặc biệt quan trọng để thúc đẩy phát triển điện ảnh”.

Liên hoan phim Trường Xuân Trung Quốc lần thứ 14 trong 8 ngày còn tổ chức các hoạt động như trình chiếu phim tại rạp, xem phim tại nhà, chiếu phim công ích, tạo tiện lợi cho tiêu dùng văn hóa và xem phim cho người dân, v.v., để khán giả được hưởng một bữa tiệc điện ảnh thịnh soạn. 

图片默认标题_fororder_大辽五京展4

Ngày 6/9, “Triển lãm 5 kinh đô nhà Liêu: Các cổ vật khai quật từ Nội Mông và kỷ niệm 1080 năm xây dựng Nam Kinh nhà Liêu” mở màn tại Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Triển lãm lần này cả thảy trưng bày 270 chiếc/bộ cổ vật được sưu tầm tại 17 cơ quan bảo tàng, những hiện vật này đã phác họa lên bức tranh toàn cảnh đời nhà Liêu.

Dân tộc Khiết Đan là một dân tộc du mục ở miền Bắc, chính quyền dân tộc Khiết Đan kéo dài hơn 300 năm. Người lập kế hoạch triển lãm này, nhân viên công tác Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh, ông Cao Hồng Thanh cho biết, muốn tìm hiểu chế độ thống trị của nhà Liêu, 5 kinh độ là điều mấu chốt, nhà Liêu thống trị các vùng miền và dân tộc khác nhau bằng chế độ 5 kinh đô. Ông nói:

图片默认标题_fororder_大辽五京展10

“Thượng Kinh nhà Liêu là nguồn gốc chính quyền nhà Liêu, có địa vị rất cao. Vì sao phải xây dựng Đông Kinh nhà Liêu? Sau khi tiêu diệt nước Bột Hải, chính quyền nhà Liêu muốn kiểm soát nước Bột Hải, nên tái định cư người dân nước Bột Hại đến khu vực Liêu Dương hiện nay, xây dựng Đông Kinh. Sau khi đánh chiếm Yên Vân thập lục châu, đổi tên U Châu (Bắc Kinh ngày nay) thành Nam Kinh nhà Liêu. Đến thời kỳ thịnh vượng nhà Liêu, lại xây dựng Trung Kinh, xét từ vị trí địa lý, Trung Kinh có tài nguyên đất đai và thiên nhiên dồi dào. Còn sở dĩ xây dựng Tây Kinh là vì nhà Liêu muốn tăng cường sức mạnh phòng thủ và quân sự ở phía tây-nam sau khi bị Tây Hạ đánh bại, nên đã nâng cấp Vân Châu hồi đó thành phủ Đại Đồng, trở thành Tây Kinh. Như vậy, cả nước có 5 kinh đô”.

Triển lãm 5 kinh đô nhà Liêu chia thành 5 mảng, trong các hiện vật triển lãm vừa có đồ vàng, đồ bạc, đồ sứ tinh xảo đẹp đẽ, vừa có bích họa, đồ dùng Phật giáo quý báu, thần bí, còn có đồ ngọc, đồ sứ, thư họa, bia đá, v.v., thể hiện đặc điểm rõ nét của chế độ và văn hóa đời nhà Liêu, văn hóa đa dân tộc nảy sinh, phát triển, va chạm, hòa hợp, thăng hoa, hình thành bố cục văn hóa dân tộc Trung Hoa đa nguyên, nhất thể.  

图片默认标题_fororder_共同命运1

Tối ngày 2/9, hoạt động giới thiệu phim tài liệu “Vận mệnh chung” chủ đề “Một vành đai, một con đường” đầu tiên trên toàn cầu diễn ra tại Liên hoan phim Venice. Hơn 200 đại biểu giới điện ảnh đến từ hơn 30 nước như I-ta-li-a, Pháp, Đức, Trung Quốc, v.v. đã tham gia hoạt động. 

图片默认标题_fororder_共同命运6

Được biết, ê-kíp làm phim này bao gồm nhà làm phim và phim tài liệu kỳ cựu đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh, cả thảy hơn 300 người. Ê-kíp sản xuất phim trong 2 năm, đi qua 5 châu lục trên toàn cầu, ghi lại câu chuyện chân thật của hơn chục người bình thường dọc Con đường Tơ lụa. Bộ phim dùng máy quay ghi lại cuộc sống, công việc và ước mơ của những người bình thường này, kể lại những đổi thay do “phương án Trung Quốc” mang lại cho thế giới, thể hiện vận mệnh chung của những nhân vật đến từ các nước khác nhau.

Ông Santos, người kế thừa công nghệ làm giấy thủ công, người Tây Ban Nha về hưu, là một nhân vật trong phim tài liệu này, đã có mặt tại hoạt động giới thiệu phim tài liệu này. Sau khi về hưu, ông đặc biệt đến Trung Quốc học công nghệ làm giấy và được gợi mở. Ông Santos cho biết, “Từ người thợ Trung Quốc, tôi không những học được công nghệ, mà còn có được tình hữu nghị và được đối xử khảng khái”.

Phim “Vận mệnh chung” dự kiến sẽ trình chiếu cùng lúc tại rạp chiếu phim, kênh truyền thông dòng chính quốc tế, mặt bằng truyền thông các nước và vùng lãnh thổ dọc “Một vành đai, một con đường” vào 6 tháng đầu năm 2019. 

图片默认标题_fororder_大唐风华1

Mới đây, Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc đưa ra triển lãm “Phong thái đời Đường”, trưng bày gần 120 chiếc/bộ cổ vật tuyệt đẹp đời Đường, thể hiện phong thái đời Đường phồn thịnh một cách toàn diện và lập thể từ các mặt văn hóa, đời sống, nghệ thuật, giao lưu giữa Trung Quốc và nước ngoài, tín ngưỡng tôn giáo, v.v. Được biết, các hiện vật được trưng bày tại triển lãm lần này là được lựa chọn từ những cổ vật khai quật từ tỉnh Thiểm Tây trong nhiều năm qua, nhiều cổ vật là lần đầu tiên được trưng bày ở ngoài bảo tàng sưu tầm, chẳng hạn, bức tranh “Cao Sĩ Đồ” khai quật từ ngôi mộ Hàn Hưu và bích họa khai quật từ Kính Lăng của Võ Huệ phi, được cất giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây; mộ chí của Mã Thị, vợ Tô Lượng, được cất giữ tại Bảo tàng rừng bia Tây An. Triển lãm này kéo dài 2 tháng.

图片默认标题_fororder_陕西佛库遗址2

Nhân viên nghiên cứu Viện Nghiên cứu Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây cho biết, những nhà khảo cổ mới đây đã tiến hành công tác khai quật mang tính giải cứu đối với những di chỉ hang động Phật giáo ở thị trấn Mãn Đường Xuyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Thiểm Tây. Được biết, những di chỉ hang động Phật giáo này gồm hang động lễ Phật và hang động nhà sư cư trú, bảo tồn hoàn chỉnh bộ mặt nguyên vẹn hang động trong có tượng Phật, bích họa thời kỳ giữa đời nhà Minh, có giá trị khảo cổ và di sản văn hóa quan trọng. Địa điểm hang động cách sông Hoàng Hà tương đối gần, nằm trên con đường giao thông kết nối Thiểm Tây, Sơn Tây và Nội Mông, cung cấp tài liệu quý báu cho nghiên cứu địa lý, giao thông, giao lưu văn hóa Phật giáo ở khu vực này trong thời kỳ giữa đời nhà Minh.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập