Dung Dung

Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa Phần Hai

11-09-2018 18:29:06(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_5_旋转

Ngày 6 tháng 9 vừa qua tại Bắc Kinh, Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức buổi chiêu đãi Kỷ nệm 73 năm Quốc Khánh Việt Nam, nhiều nhân sĩ hữu nghị luôn có sự đóng góp cho tình hữu nghị Trung-Việt đã nhận thiệp mời đến dự, trong đó có cả những người từng chứng kiến quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa, những từng trải của các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, chính là đội ngũ chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào. Nửa thế kỷ đã trôi qua, dòng sông Nam Khê vẫn chảy, ngày nay, ngoài các y bác sĩ Trung Quốc ra, còn bao nhiêu người nhớ đến hoặc biết đến những hình ảnh những câu chuyện về bệnh viện Nam Khê Sơn trong 8 năm từ năm 1968 đến năm 1976 nhỉ? Vẫn nhớ đến mối tình gắn bó Trung-Việt qua các khung cảnh các y bác sĩ Trung Quốc hết mình cứu chữa cho các thương bệnh binh Việt Nam nhỉ? Trong Hộp Thư kỳ này, Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp với các bạn phần hai bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung và Lý Phong nhan đề  “Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn”

图片默认标题_fororder_南溪山-4_旋转

Trong thời gian từ 1969-1975, bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Trung Quốc tổng cộng đã tiếp nhận và điều trị 5432 các thương bệnh binh Việt Nam, giải phẫu thành công 2576 ca bệnh nhân, ngoài ra các y bác sĩ Trung Quốc còn tổng cộng hiến hơn 700 nghìn CC máu cho các thương bệnh binh Việt Nam, trong khi hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh của “Bệnh viện chi viện Việt Nam”, họ cũng đã vun tưới tình hữu nghị nhân dân Trung-Việt bằng những giọi máu đào của mình. Vậy sau khi hoàn thành nhiệm vụ về nước, tình hình của các y bác sĩ Trung Quốc như thế nào? Nửa thế kỷ đã trôi qua, những câu chuyện rung động lòng người với các thương binh Việt Nam trong ký ức của các y bác sĩ Trung Quốc ra sao? Sau đây Ngọc Ánh xin kể tiếp.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_2_旋转

Năm 1976, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chi viện Việt Nam, 278 các y bác sĩ Bắc Kinh rời khỏi Quế Lâm, trở lại với cương vị của người lương y, có người trở thành chuyên gia trong lĩnh vực y học. Ví  dụ như bác sĩ Lý Ngọc Hải đã trở thành chuyên gia khoa tiết niệu nổi tiếng trên quốc tế, tên gọi của một phẫu thuật khoa tiết niệu đã lấy tên của bác sĩ; Bác sĩ Lý Minh Viễn trở thành Giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh Lao; bác sĩ Vu Thục Huệ trở thành giáo sư chăm sóc sức khỏe phụ nữ nổi tiếng Trung Quốc. Ngoài đội y tế ra, còn một đội ngũ trẻ cũng có công đáng kể, đó là một số phiên dịch tiếng Việt, trong đó có cô giáo Triệu Ngọc Lan, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cô Lan trở lại Trường Đại học Bắc Kinh, giảng dạy tiếng Việt cho vô số các thế hệ sinh viên Trung Quốc, về sau các sinh viên lại trở thành những người kế thừa và là đội quân chủ lực của tình hữu nghị Trung-Việt.

图片默认标题_fororder_南溪山-1_旋转

Cô Triệu Ngọc Lan nói:

Lúc bấy giờ cảm thấy nhiệm vụ này rất thiêng liêng. Mao Chủ Tịch từng nói: “700 triệu người dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc bao la là hậu phương tin cậy của nhân dân Việt Nam”, thế là tôi liền lên đường. Sau khi đến bệnh viện Nam Khê Sơn, tôi thường cùng các y bác sĩ đi kiểm tra giường bệnh nhân, đã học được rất nhiều kiến thức về y học. Trong những năm tháng làm việc tại bệnh viện Nam Khê Sơn, tôi đã chứng kiến các thương bệnh binh Việt Nam đều cảm nhận sâu sắc đối với sự giúp đỡ và hy sinh to lớn rất chí tình của Trung Quốc dành cho họ, họ biết tri ân, nên dù có vất vả mấy tôi cũng cảm thấy rất vui.”

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_7_旋转

Sau khi các y bác sĩ Bắc Kinh đến Quế Lâm, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của họ là học tiếng Việt. Ba tháng đầu, các phiên dịch sáng nào cũng cùng họ đến nhà ăn ẩm ướt, bàn ăn trở thành bàn học, ngày nào họ cũng học thuộc lòng những câu đơn giản như “Chào đồng chí”, “Đồng chí tên là gì?”

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_9_旋转

Ngày 26 tháng 3 năm 1969,  bệnh viện Nam Khê Sơn đón thương bệnh binh Việt Nam đợt đầu, thế là các y bác sĩ TQ đã có thể triển khai công tác cứu chữa, họ biết nghe, đọc, viết tiếng Việt đơn giản. Bác sĩ Vu Thục Tuệ đến nay vẫn nhớ như in cái đêm cách đây 49 năm. Hôm đó bà trực ca đêm từ 2 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trước hết phải đi kiểm tra bệnh tình của 48 thương bệnh binh trong phòng bệnh, khi đến bên giường số 2 phòng bệnh số 2, anh thương binh bỗng ngồi bật dậy nói một tràng, ban đầu bác sĩ Tuệ chỉ nghe hiểu lõm bõm, càng nghe càng không hiểu, bà rất lo lắng, không hiểu bệnh nhân này sao rồi? Bác sĩ Thục Tuệ kể lại rằng:

图片默认标题_fororder_南溪山-6_旋转

Lúc đó tôi lo lắng cho bệnh tình của người bệnh, liền gọi điện thoại mời phiên dịch đến giúp, chị phiên dịch nghe anh bệnh nhân nói lại một tràng vừa rồi, chị cho tôi biết là, bệnh nhân nói: Ban ngày bác sĩ đã cùng chúng tôi chơi bóng, đọc sách, chữa bệnh, kê thuốc cho chúng tôi. Ban đêm không nghỉ ngơi, lại đi kiểm tra các giường bệnh, vất vả quá. Các y bác sĩ Trung Quốc chăm sóc chúng tôi chu đáo quá, rất cảm ơn bác sĩ. Nghe phiên dịch chuyển ngữ xong, mặt tôi bỗng nóng ran, tim đập mạnh, thật không biết trả lời thế nào.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_6_旋转

Trong quá trình giao tiếp với các thương bệnh binh Việt Nam, còn một việc nhỏ nữa khiến bác sĩ Vu Thục Tuệ quyết tâm học cho tốt tiếng Việt. Đó là khi làm ở khoa ngoại của bệnh viện, có một bệnh nhân phải làm phẫu thuật tai, nên phải húi trọc mới được. Bác sĩ Tuệ liền thông báo cho bệnh nhân: “Mời đồng chí đi cắt đầu”. Vừa dứt lời bà thấy bệnh nhân liền trùm cả chăn lên người lăn trên giường, kêu to: “Ối ối, tôi không đi, không đi đâu.” Bác sĩ Tuệ cảm thấy lạ liền mời phiên dịch đến.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_8

“Nghe tôi nói xong, chị phiên dịch liền mở to mắt rồi nói nghiêm nghị rằng ‘Sao chị lại bảo bệnh nhân đi cắt đầu’, nên nói là húi tóc chứ. Tôi ngớ cả người rồi rất ân hận vì mình nói sai. Về sau, anh bệnh nhân này kể lại cho chị phiên dịch rằng: Thực ra tôi muốn bác sĩ Thục Tuệ học tốt tiếng Việt, không mắc sai nữa nên mới cố tình trùm chăn lăn trên giường la lên vậy thôi. Qua việc này tôi thấm thía rằng, chúng tôi đang gánh trọng trách do Nhà nước và nhân dân phó thác, cần học cho tốt tiếng Việt, không nên mắc sai trong quá trình điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam.”

So với bác sĩ Vu Thục Tuệ trẻ nhất lúc đó thì bác sĩ chủ nhiệm các khoa đến từ các bệnh viện ở Bắc Kinh lớn tuổi hơn nhiều, học tiếng Việt dễ quên hơn. Ví dụ như bác sĩ Miêu Phong Nguyên chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng mỗi lần kiểm tra cho bệnh nhân đều hỏi với giọng ngọng níu ngọng nô rằng: Tồng Chí chố nào không chịu? Bệnh nhân vừa nghe vừa đoán, hiểu rồi liền mỉm cười trả lời bác sĩ.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_10

Lại còn bác sĩ Phan Thụy Cần, Chủ nhiệm khoa Ngoại, làm rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp và cứu sống rất nhiều thương bệnh binh Việt Nam. Mỗi lần làm xong ca phẫu thuật, để tránh ruột bệnh nhân bị dính vào nhau, bác sĩ Thụy Cần đều hỏi câu: “Đồng chí đánh rắm chưa?” Nhiều khi quên tiếng Việt câu này, ông vừa làm động tác vừa hỏi: “Đồng chí pụt pụt chưa?” thế là bệnh nhân vừa nhịn đau chỗ vết mổ vừa cười ra tiếng trả lời: “Có có rồi bác sĩ ạ.”

Năm 2006, có một chị người Việt Nam đến Quảng Tây để tìm bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn. Đó là vào năm 1969, bác sĩ mà chị muốn tìm từng làm ca phẫu thuật cứu sống chị. Bác sĩ mà chị tha thiết muốn tìm đó chính là bác sĩ, Giáo sư Phan Thụy Cần, sau khi về Bắc Kinh trở thành Phó giám đốc Thường trực bệnh viện hữu nghị Trung-Nhật chuyên gia Khoa ngoại nổi tiếng Trung Quốc, năm nay đã 91 tuổi. Bác sĩ Cần kể lại rằng:

Chúng tôi dùng máu đào của nhân dân Trung Quốc dâng hiến cho nhân dân Việt Nam. Sau khi được chúng tôi điều trị, các thương bệnh binh Việt Nam xuất viện, về nước trở lại cương vị chiến đấu và công tác của họ. Chính phủ Việt Nam và các thương bệnh binh đã hết lời khen ngợi công tác của chúng tôi. Chúng tôi đã chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam bằng tuổi trẻ của mình, viết nên một trang sáng ngời.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_3

Nhân đây, Ngọc Ánh xin gửi tin nhắn như sau: Các bạn thương bệnh binh Việt Nam xưa thân mến, các y bác sĩ Trung Quốc bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm năm xưa rất nhớ các bạn, muốn liên hệ với các bạn. Nếu bạn là thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, nếu bạn đón nghe Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này, mong bạn gửi E_mail cho Ngọc Ánh theo địa chỉ hộp thư điện tử vie@cri.com.cn, hoặc mời bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên trang facebook, nếu bạn không thông thạo sử dụng công cụ thông tin điện tử, mời bạn nhờ con cháu trong nhà trợ giúp. Xin cảm ơn.

图片默认标题_fororder_南溪山-7_旋转

图片默认标题_fororder_南溪山-5_旋转

图片默认标题_fororder_南溪山-3_旋转

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_4_旋转

 

Biên tập viên:Dung Dung
Lựa chọn phương thức đăng nhập