Vũ Minh

Bia mộ đá Hoắc Khứ Bệnh---Chữ khắc trên bàn thạch

29-08-2018 11:45:13(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Cách Mạo lăng của Hán Vũ Đế không xa chính là bia mộ của vị tướng nổi tiếng Hoắc Khứ Bệnh, hình giống núi Kỳ Liên. Năm đó, những dòng chữ khắc trên núi vẫn tràn đầy khí phách, kỷ niệm và tháp tùng tướng quân thiếu niên trong lịch sử Trung Quốc.

Hình ảnh con người được khắc nông trên một phiến đá nguyên vẹn này có khuôn mặt khắc khổ, giống một dấu hỏi. Trông như thiết tha cầu mong được sinh tồn, hoặc cầu mong sinh tồn mà không thể thực hiện, khó tránh khỏi một cuộc chiến tranh.

Đất đai phì nhiêu ở vùng Trung Nguyên đã thu hút quái vật, khuôn mặt tham lam và tàn ác. Chú dê đã nằm kề miệng thú, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Hung nô là dân tộc du mục bắt nguồn từ thảo nguyên miền Bắc trong thời kỳ đầu Tây Hán, họ đã kiểm soát Tây vực. Đội quân kị binh vạm vỡ đã nhiều lần vượt qua biên giới của dân tộc Hán, đây là đối thủ đáng sợ.

Một Con ngựa chiến hùng dũng ẩn náu trong hòn đá, ngước nhìn bầu trời, trong tư thế chồm lên. Giống như đời nhà Hán cách đây 140 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế Lưu Triệt 16 tuổi lên ngôi, Hoắc Khứ Bệnh ra đời. Nhà Hán vừa thành lập tròn 62 năm, giống như một con ngựa non, muốn chồm lên vũ đài thế giới.

Người đá có thân hình vạm vỡ, bóp chặt một con gấu hoang dã hung dữ, báo hiệu cảnh tượng kinh hoàng của chiến tranh. Con gấu ở vào thế yếu, khó thoát khỏi sự kiểm soát của người đá. Tướng quân kị binh Hoắc Khứ Bệnh, tung hoành trên sa mạc mêng mông, sáu ngày đánh thắng 5 bộ lạc Hung nô. Chàng trai 19 tuổi này, một mình đi vào lều trại của địch thủ, một người, lại hình như có thiên quân vạn mã, khiến 40 nghìn binh lính và 8 nghìn con ngựa ở ngoài lều trại nhốn nháo cả lên, quy thuận Đại Hán.

Một con chiến mã uy phong, khí phách hào hùng, hiên ngang lẫm liệt. Người Hung nô dưới bụng ngựa, nằm sấp trên đất, tay phải cầm tên, tay trái nắm cung, giãy chết mà không sao cử động được. Năm 119 trước Công Nguyên, Hoắc Khứ Bệnh 21 tuổi đi tế trời tại núi Lang Cư Tư, lễ tế đất tại núi Cô Diễn. Sau đó, Hoắc Khứ Bệnh đánh đến tận Hàn Hải (hồ Baikal Nga hiện nay). Sau cuộc chiến này, “Hung nô đã tháo chạy tới nơi xa xôi, đại mạc về phía nam sẽ không có nhà vua nữa”. Đời Hán, từ đó bắt đầu có thể đối mặt thế giới rộng mở.

Tư Mã Thiên ví sinh mệnh tồn tại như tia chớp: “Trực khúc tái, quảng hà nam, phá kỳ liên, thông Tây quốc, mi bắc hồ”.

Ánh Chớp loá mắt nhưng ngắm ngủi. Năm 117 trước Công Nguyên, Hoắc Khứ Bệnh mới 23 tuổi đã chết sớm giữa tuổi tài hoa. “Hung nô chưa tiêu diệt, đâu mà có nhà”. Câu nói này như vẫn vang vọng bên tai.

Bia đá điêu khắc im lặng nằm trên đồng hoang mêng mông. Những bia đá thô sơ này khắc với phong cách viết thực của thế hệ sau, là tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật đời nhà Hán.

Nếu hòn đá bất diệt, thì chữ khắc trên đá sẽ vĩnh tồn.

Khi sinh mệnh như tia chớp nhoáng biến mất, sinh mệnh trong hòn đá sẽ hiện lên. Một hòn đá được điêu khắc, thời gian khắc sâu vào đá thì khắn triện thành câu chuyện. 

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập