Vũ Minh

Nam Việt Hán Ngọc---Có ngọc thì bình yên

26-08-2018 15:28:58(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Rừng mưa nhiệt đới, đất đai ẩm ướt, miền đất khói sương mịt mù. Đây là nước Nam Việt. Cách đây 2000 năm trước, Tần Thuỷ Hoàng đã ngắm trúng miền đất phì nhiêu hấp dẫn này.

Triệu Đà, thừa lệnh của Tần Thủy Hoàng, dẫn quân trinh phục miền đất phía nam Ngũ Lĩnh này. Cũng chính ông đã giữ gìn sự bình yên của một vùng cho đời nhà Hán. “Sử ký” ghi lại rằng, ông đến từ Trung Nguyên, có thể là nhà Vua “giữ ngôi vàng” dài nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhìn bề ngoài ông là người nước Việt.

Khi nhà Vua thứ hai Triệu Mạt lên ngôi, lịch sử đã bước vào đời nhà Hán. Chưa đầy 20 năm sau khi ông từ trần, nước Nam Việt bị 100 nghìn quân của Hán Vũ Đế tiêu diệt. Lăng mộ của ông đang nằm yên dưới lòng đất. Ngôi mộ bị phát hiện vào năm 1983 này đã thể hiện với mọi người về đỉnh cao của nghệ thuật đá ngọc đời nhà Hán

Ngọc, vốn là đá đẹp và quý, người Trung Quốc đã trao sự sống và ý nghĩa phong phú cho đá ngọc, có thể tượng trưng phẩm đức, có thể “khoe khoang sự giàu có”, cũng trở thành bạn đời. Đến đời nhà Hán, đá ngọc đã xuất hiện trong các trường hợp trước khi sinh hoặc sau khi qua đời của mọi người, từ nghi lễ đến trang phục, đến các đồ dùng hàng ngày, đã ghi chép chiều rộng và chiều dài về sức tưởng tượng của một đời. Nước Nam Việt, tuy nằm ở vùng biên giới trên bàn đồ của một đất nước thống nhất, nhưng niềm đam mê đối với ngọc của đất nước này không kém gì so với vùng Trung Nguyên.

Uống rượu có ly ngọc, mặc quần áo có đồ trang sức làm bằng ngọc treo trên quần áo, “dây chuyền” trên cỏ, ngọc bội trên thắt lưng, thậm chí chơi cờ cũng dùng loại cờ làm bằng ngọc nhẵn bóng. Chủ nhân của lăng mộ Vua Nam Việt Triệu Mạt, hiển nhiên là một “Fan hâm mộ ngọc”.

Đây là một ly rượu hình sừng tê giác làm bằng ngọc, có thể là thợ ngọc mong sừng tê giác có thể giải độc, nên chế tác ra ly “không có chất độc” này, chủ nhân của chiếc ly này nhất định rất giỏi về uống rượu, vì chiếc ly hình sừng tê giác làm bằng ngọc này không đứng thẳng được, dung tích hơn 100 mi-li-lít phải uống cạn một hơi. Bên ngoài của lý đã được điêu khắc hoa văn con quỳ truyền thống Trung Quốc.

Hình ảnh con rồng hầu như đã trang sức trên các đồ dùng làm bằng ngọc vào đời nhà Hán, đây là ngọc bội hình rồng, đây là đồ ngọc hình tròn có hoa văn hình rồng, đây là ngọc bội hai vòng hình hoa văn rồng phượng. 2000 năm trước, đồ ngọc này được đặt trong nhà Vua nước Nam Việt, giống con ngươi mắt, nhìn xa đến chỗ mà loài người không nhìn thấy. Con rồng trong vòng bên trong đã đựng con phượng ở vòng bên ngoài, bắt tay nhìn nhau, người điêu khắc đã thiết kế hoa văn của vòng bên trong và bên ngoài với phương hướng khác nhau, để tạo nên ảo giác như hai vòng quay lại, nảy sinh vận may.

Người sống đeo ngọc bội, để ca ngợi tôn sùng phẩm chất cao cả; người chết khâm liệm bằng ngọc, để tưởng nhớ linh hồn. Trong đời nhà Hán, người dân thường dùng đồ ngọc làm đồ tùy táng, quan niệm thịnh hành lúc đó là, dùng đồ ngọc tùy táng, có thể đảm bảo tinh khí của chủ ngôi mộ không bị tiêu tan. Trong lễ tang của nhà Vua đời nhà Hán, đồ xa xỉ---quần áo làm bằng ngọc rất thịnh hành. Mong cơ thể mặc quần áo ngọc, nhà Vua sẽ được yên nghỉ dưới Cửu Tuyền, 2291 miếng ngọc này được gắn kết bằng sợi dây đỏ, so với các loại sợi vàng, bạc, đồng, bộ quần áo ngọc của nhà Vua nước Nam Việt Triệu Mạt, có huyết mạch màu đỏ thuộc về mình.

Nước Nam Việt, miền đất phía nam của Đế chế Tần-Hán. Đồ ngọc ở đây không những đã kế thừa chính thống của văn hoá ngọc Trung Nguyên, mà còn mang đặc sắc nước ngoài.

Ngọc, loại đá đẹp và quý. Chữ “Ngọc”, nhiều hơn chữ “Vương” 1 chấm. Cho dù là nhà Vua, cũng sẽ mai một qua thời gian. Có đồ ngọc, sẽ tăng thêm ít lực lượng sánh vai với thời gian. Hữu ngọc nhi an. Cơ thể sẽ được yên lành, đất nước cũng được yên ổn. Ở yên trong niềm cầu nguyện và mong muốn đối với vĩnh hằng.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập