Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bà Tống Khánh Linh với thư ký người châu Âu
   2009-09-09 13:13:07    cri
Trong cả cuộc đời mình, Cố chủ tịch danh dự nước Trung Quốc Tống Khánh Linh cả thảy có hơn 10 thư ký trong đó có hai thư ký là người châu Âu thu hút sự chú ý của mọi người, đó là bà Agnes Smedly đến từ Mỹ và bà Anneliese đến từ Đức.

Bà Tống Khánh Linh kề vai chiến đấu với phóng viên nổi tiếng Agnes Smedly

Tháng 6 năm 1931, bà Tống Khánh Linh ăn nằm không yên trước việc đôi vợ chồng Ngưu Lan Phu thư ký Đồng minh ngành nghề Thái Bình Dương bị lính đi tuần Anh bắt tại Tô giới Thượng Hải với "tội danh" "nghi là Đảng viên Cộng sản".

Vào một ngày mùa hè năm 1931, bà Khánh Linh nhận được thư của bà Smedly, phóng viên "Nhật báo Phrăng Phuốc" thường trú tại Thượng Hải viết rằng, Quốc tế Cộng sản nhờ tìm đến bà Tống Khánh Linh để cứu vợ chồng ông Ngưu Lan Phu, mời bà Khánh Linh trong khi bận trăm công nghìn việc của mình cũng dành ra 5 phút đồng hồ tiếp bà Smedly để bàn bạc biện pháp cụ thể về việc cứu đôi vợ chồng này. Bà Khánh Linh liền trả lời thư ngay và nhận lời tiếp bà Smedly.

Ngày 24 tháng 8 năm 1931, bà Smedly 41 tuổi đến từ Mỹ dáng người cao lớn, tính tình cởi mở đã bước chân vào nhà bà Tống Khánh Linh.

Năm 1918, bà Smedly tham gia ̣Đảng Xã hội. Năm 1928, bà làm phóng viên của tờ "Nhật Báo Phrăng Phuốc" thường trú tại Viễn đông, đầu năm 1929 bà từ biên giới Liên xô cũ nhập cảnh vào vùng Đông Bắc Trung Quốc để phỏng vấn, bà đã viết hàng loạt bài mang tinh thần chống Nhật rõ ràng và chân thật. Buổi gặp gỡ này khiến bà Smedly và bà Tống Khánh Linh cùng có tấm lòng yêu nhân dân, căm ghét sự tàn ác, ủng hộ chính nghĩa trở thành đôi bạn chiến đấu thân mật.

Tháng 10 năm 1931, nhận lời mời của bà Tống Khánh Linh, bà Smedly đã đến làm thư ký Anh văn cho bà Khánh Linh. Bà không những có trình độ viết lách cao, mà còn đảm nhiệm vai trò bảo vệ an nguy cho bà Tống Khánh Linh.

Lúc bấy giờ, vì bà Khánh Linh liên tiếp cứu các chí sĩ cách mạng, cho nên Tưởng Giới Thạch hết sức tức giận, ông ta muốn ám sát bà Tống Khánh Linh để loại trừ hậu hoạn.

Vào một này đầu thu, bà Khánh Linh vừa tham gia xong một buổi họp mặt ngồi xe tắc xi về nhà, thư ký Smedly ngồi ngay bên cạnh bà. Dọc đường, bỗng có hai gã đàn ông ăn mặc rách rưới bẩn thỉu đánh vật nhau ngay giữa mặt đường. Bà Khánh Linh nói bằng tiếng Anh với bà Smedly rằng: "Xem hai gnười đàn ông kia kìa, lại tranh buôn tranh bán với nhau rồi." Vừa dứt lời, bà Smedly liền ấn mạnh bà xuống nói: "Phu nhân, đừng động nhé, tôi thấy hai gã kia mặt mày gian xảo, không giống người làm ăn buôn bán đâu." Nói rồi, bà đẩy cửa xe bước xuống. Hai chân vừa chạm đất, bà liền bị hai gã đàn ông kia xông tới.

Bà Smedly lúc tránh bên phải lúc né bên trái che cửa xe để đánh lạc hướng ánh mắt của hai gã đàn ông, bà nói to bằng tiếng Trung rằng: "Lái xe đi mau." Người lái xe liền nhấn bàn đạp, lái ngay xe đi.

Hai gã đàn ông thấy âm mưu bị vỡ, liền tay đấm chân đá vào người bà Smedly. Tuy là phụ nữ, nhưng thân hình bà Smedly cao lớn, tinh mắt nhanh tay, đã đánh trả để bảo vệ thân mình. Lúc này, mấy tên đồng lõa với hai gã kia cũng vây đến. Thấy vậy bà Smedly liền lấy chiếc còi ra thổi lấy thổi để. Hai tay cảnh sát người Pháp cưỡi ngựa cao to, ngụy trang ̣đầy mình nghe tiếng phi ngựa đến ngay, mấy gã gây sự kia liền ù té chạy trốn luôn.

Thực ra, bà Smedly không biết chơi võ, thế nhưng bà biết bắn súng, tay súng của bà rất giỏi.

Những cánh thư suốt 40 năm giữa bà Khánh Linh với bà An-na

Vương An Na, tên gốc là Anneliese Martens người Preuszen, từng học chuyên ngành Lịch sử và ngôn ngữ học tại Béc linh, và đỗ học vị tiến sĩ. Năm 1931, bà tích cực tham phong trào chống Phát-xít Hít-le, lúc bấy giờ Anneliese mới 24 tuổi đã quen và yêu ông Vương Bính Nam được Tổ chức cử đi lưu học tại Béc-linh Đức. Trong những năm 30 thế kỷ trước. Đôi bạn trẻ Anneliese và Vương Bính Nam từng hai lần bị bọn Phát xít bắt giam và phóng thích đã cưới nhau, năm 1936 Anneliese đã đặt chân đến Trung Quốc.

Sau khi đặt chân đến Trung Quốc, Anneliese đến gặp các vị lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai v v ...

Năm 1938, bà Anneliese tham gia công tác của "Đồng minh bảo vệ Trung Quốc" tạ Hồng Kông, bà được bà Tống Khánh Linh cử đi phụ trách vận chuyển các loại vật tư, còn đưa ra kiến nghị công tác viện trợ cho Tân Tứ quân của phân hội "Đồng Minh Bảo vệ Trung Quốc".

Bà Anneliese tinh thông tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Pháp, văn chương bà viết rất hay, ăn nói rất duyên, ngay từ đầu đã được bà tống Khánh Linh tin cậy. Năm 1942, bà làm thư ký ngoại ngữ cho bà Tống Khánh Linh, trở thành người bạn tri kỷ và là trợ thủ đắc lực của bà Tống Khánh Linh.

Từ năm 1942, bà Tống Khánh Linh với bà bà Anneliese đã bắt đầu thư từ qua lại với nhau, kể từ bức thư thứ ba viết vào ngày 16 tháng 3 năm 1942, cho đến lúc từ trần, bà Tống Khánh Linh đều gọi bà bà Anneliese một cách âu yếm là "An na thân yêu". Năm 1955, bà Anneliese rời Trung Quốc trở về Đức, tổ quốc của bà sau 20 năm xa cách. Trong thời gian trở về Đức, bà vẫn thường xuyên thư từ qua lại với bà Tống Khánh Linh, cho mãi đến khi bà Khánh Linh từ trần. Hai người thư từ cho nhau những gần 300 bức.